Hiệu suất xử lý NH4+ của các công thức vật liệu lọc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng xỉ than nhà máy nhiệt điện mông dương làm chất nền trong hệ thống đất ngập nước nhân tạo để xử lý nước thải sinh hoạt (Trang 65 - 66)

giá trị BOD5 đã giảm đi đáng kể:

Công thức đối chứng sau 3 ngày giá trị BOD5 giảm xuống còn 269,45 mg/l, hiệu suất 14,94%. Các công thức vật liệu lọc: giá trị BOD5 giảm xuống từ 229,55 mg/l – 219,74 mg/l tương đương với hiệu suất từ 27,54% - 30,64%. Sau 5 ngày xử lý, hiệu quả xử lý của các công thức đã tăng lên khá nhiều, giá trị BOD5 đã giảm xuống chỉ còn từ 163,78 mg/l – 187,84 mg/l:

 Cơng thức đối chứng: giảm cịn 243,79 mg/l, hiệu suất 23,04%.

 Các công thức vật liệu lọc: giá trị BOD5 giảm còn 187,4 mg/l – 163,78 mg/l, tương đương với hiệu suất từ 40,71% - 48,30%.

Đến 7 ngày hiệu quả xử lý BOD5 hầu như không tăng, đạt hiệu suất từ 23,06% đến 48,79%.

Vậy sau 5 – 7 ngày xử lý thì hiệu quả của các cơng thức vật liệu tốt hơn nhiều so với thời gian 3 ngày và so với cơng thức đối chứng. Trong đó hiệu suất xử lý BOD5 cao nhất là công thức 4 (VL4) và công thức 5 (VL5). Tuy

nhiên với giá trị như trên vẫn chưa đạt tiêu chuẩn thải.

3.3.3. Khả năng xử lý NH4+

Bảng 3.9. Hiệu suất xử lý NH4+ của các công thức vật liệu lọc Công Công

thức

Giá trị NH4+ đo sau (mg/l) QCVN 14:2011 Cột B 3 ngày Hiệu suất (%) 5 ngày Hiệu suất (%) 7 ngày Hiệu suất (%) Ban đầu 16,49 16,49 16,49 10 Đối chứng 15,35 6,91 14,86 9,88 14,85 9,94 VL2 13,15 20,26 11,12 32,57 11,11 32,63 VL3 13,01 21,10 10,83 34,32 10,78 34,63 VL4 12,26 31,72 8,51 48,39 8,49 48,51 VL5 12,30 25,41 8,78 46,76 8,75 46,94

Qua bảng 3.9 ta thấy sau 3 ngày xử lý bằng các cơng thức vật liệu lọc thì

giá trị amoni đã giảm đi đáng kể. So với cơng thức đối chứng thì có thể thấy rằng hiệu quả xử lý của các công thức vật liệu lọc cao hơn khá nhiều, cụ thể: Ở công thức đối chứng sau 3 ngày giá trị amoni giảm xuống còn 15,35 mg/l tương đương hiệu suất 6,91% , ở các công thức vật liệu lọc giá trị amoni giảm xuống 13,15 mg/l -12,26 mg/l, tương đương hiệu suất 20,26% - 31,72%. Giá trị amoni sau 5 ngày xử lý đã giảm xuống chỉ cịn từ 11,12mg/l – 8,51 mg/l, ở cơng thức đối chứng giảm cịn 14,86 mg/l, hiệu suất 9,88% thì ở các công thức vật liệu lọc giá trị amoni giảm tới 11,12 mg/l – 8,51 mg/l, hiệu suất từ 32,57% - 48,39%. Đến 7 ngày hiệu suất xử lý amoni tăng không đáng kể, hiệu suất từ 32,63% - 48,51%.

Như vậy sau 5 – 7 ngày thì hiệu quả của các công thức vật liệu tốt hơn nhiều so với thời gian 3 ngày do có thời gian lưu nước lâu hơn, trong đó hiệu suất xử lý amoni cao nhất là công thức 4 (VL4). Với giá trị trên đã đạt tiêu chuẩn thải theo QCVN 14:2011/BTNMT tuy nhiên hiệu suất xử lý chưa cao.

3.3.4. Kết quả xác định một số chỉ tiêu vật lý sau xử lý của các công thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng xỉ than nhà máy nhiệt điện mông dương làm chất nền trong hệ thống đất ngập nước nhân tạo để xử lý nước thải sinh hoạt (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)