CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.2. Thảo luận
3.2.2. Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào của các hợp chất
Ung thư là một căn bệnh nan y mà cho tới nay các việc chữa trị vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Theo các số liệu thống kê gần đây, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, bên cạnh việc đầu tư cho các chuẩn đoán sớm các bệnh ung thư, việc tìm kiếm các phương pháp điều trị mới, các thuốc mới là vô cùng cần thiết đặc biệt là các hợp chất có nguồn gốc từ thiên nhiên. Trong lĩnh vực tìm kiếm các chất chống ung thư, việc tìm kiếm, sàng lọc và đánh giá các chất có khả năng ức chế và tiêu diệt các tế bào khối u dựa trên khả năng gây độc các dòng tế bào khối u thực nghiệm gây ung thư là vô cùng quan trọng.
Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi tiến hành đánh giá khả năng gây độc tế bào của các hợp chất phân lập được từ loài cầu gai Diadema savignyi trên với ba
dòng tế bào là HL-60 (ung thư máu), PC-3 (ung thư tuyến tiền liệt) và SNU-C5 (ung thư ruột kết). Kết quả được đưa ra trong Bảng 3.7.
Bảng 3.7. Kết quả đánh giá hoạt tính gây độc tế bào Hợp chất Giá trị IC50 (M) HL-60 PC-3 SNU-C5 DS1 4,95±0,07 6,99±0,28 6,14±0,22 DS2 7,89±0,18 29,22±0,17 30,70±0,27 DS3 22,36±0,84 27,94±0,63 31,20±1,04 DS4 5,33±0,03 9,22±0,67 23,73±0,75 DS5 - - - DS6 26,41±0,81 68,87±6,08 - Mitoxantronea 0,06±0,02 1,05±0,34 19,00±1,40 a Chất chuẩn dương
Kết quả đánh giá hoạt tính gây độc tế bào cho thấy, hợp chất DS1 thể hiện hoạt tính gây độc tế bào mạnh trên cả ba dòng tế bào ung thư người được thử nghiệm là HL-60 (ung thư máu), PC-3 (ung thư tuyến tiền liệt) và SNU-C5 (ung thư ruột kết) với giá trị IC50 tương ứng là 4,95, 6,99 và 6,14 µM. Hợp chất DS4 thể hiện hoạt tính mạnh trên hai dịng tế bào là HL-60 (IC50 = 5,33 µM) và PC-3 (IC50 = 9,22 µM) và hoạt tính trung bình trên dịng SNUC-5 (IC50 = 23,73 µM). Hợp chất DS2 chỉ thể hiện hoạt tính mạnh trên dịng HL-60 với giá trị IC50 = 7,89 µM và hoạt tính trung bình trên các dịng PC-3 (IC50 = 29,22 µM) và SNU-C5 (IC50 = 30,70 µM).
Ngồi ra, hợp chất DS3 thể hiện hoạt tính trung bình trên cả ba dịng tế bào ung thư người được thử nghiệm. Hợp chất DS6 thể hiện hoạt tính trung bình trên dịng HL-60, hoạt tính yếu trên dịng PC-3 và khơng thể hiện hoạt tính trên dịng SNU-C5. Hợp chất DS5 khơng có biểu hiện hoạt tính trên cả ba dịng tế bào ung thư đã thử nghiệm.
KẾT LUẬN
1. Bằng các phương pháp sắc ký kết hợp, 06 hợp chất đã được phân lập từ
dịch chiết metanol của loài cầu gai Diadema savignyi.
2. Cấu trúc của 06 các hợp chất này được xác định nhờ vào các phương pháp
phổ hiện đại là; DS1: 5α,8α-epiđioxi-cholest-6-en-3β-ol; DS2: cholest-5-en-3β,7α-
điol; DS3: cholest-5-en-3β,7β-điol; DS4: 7β-metoxicholest-5-en-3β-ol; DS5: cholest-5-en-3β-ol; DS6: natri cholest-5-en-3β-sunfat.
3. Đây là lần đầu tiên các hợp chất này được phân lập từ loài cầu gai
Diadema savignyi.
4. Đã tiến hành thử nghiệm hoạt tính gây độc đối với 3 dịng tế bào là HL-60 (ung thư máu), PC-3 (ung thư tuyến tiền liệt) và SNU-C5 (ung thư ruộ kết) đối với các hợp chất đã phân lập được. Hợp chất DS1 thể hiện hoạt tính gây độc tế bào mạnh trên cả ba dòng tế bào ung thư người, DS4 thể hiện hoạt tính mạnh trên hai dịng tế bào là HL-60 (ung thư máu) và PC-3(ung thư tuyến tiền liệt). DS2 chỉ thể hiện hoạt tính mạnh trên dịng HL-60 (ung thư máu), DS3 thể hiện hoạt tính trung bình trên cả ba dịng tế bào, DS6 thể hiện hoạt tính trung bình trên dịng HL-60 (ung thư máu) yếu trên dòng PC-3 (ung thư tuyến tiền liệt) và khơng thể hiện hoạt tính trên dịng SNU-C5 (ung thư ruộ kết). Hợp chất DS5 khơng có biểu hiện hoạt tính trên cả ba dịng tế bào ung thư đã thử nghiệm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Châu Văn Minh, Nguyên Xuân Cường, Nguyễn Hải Đăng, Nguyễn Phương Thảo, Trần Hồng Quang, Nguyễn Hữu Tùng, Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Văn Hùng, Pham Văn Kiệm (2012), “Điểm lại các nghiên cứu hóa học và hoạt tính sinh học một số lồi sinh vật biển Việt Nam trong giai đoạn 2006-
2012”, Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ, 50(6), tr. 827-829.
2. Châu Văn Minh, Phan Văn Kiệm, Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Hoài Nam, Phạm
Văn Cường (2012), Dược liệu biển Việt Nam – Thực trạng và cơ hội phát
triển, NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, tr. 55-56.
3. Phạm Thị Thùy (2010), Nghiên cứu xây dựng quy trình cơng nghệ sản xuất sản
phẩm trứng cầu gai lên men tự nhiên, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nha
Trang.
4. Nguyễn Đình Triệu (2013), Các phương pháp vật lý hiện đại ứng dụng trong
hóa học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tiếng Anh
5. http://animaldiversity.org/accounts/Diadema_savignyi/.
6. Dictionary of Natural Products on DVD, version 18.1, Copyright® 1982-2009 CRC Press.
7. http://gophuquoc.vn/vn/article_detail.aspx?mid=5&aid=294.
8. Kol'tsova EA, Maksimov OB (1981), “Pigments of sea urchins Diadema setosum and Diadema savignije”, Quinoid pigments of echinoderms,
Khimiya Prirodnykh Soedinenii, 1, p. 115.
9. Minh CV, Kiem PV, Huong le M, Kim YH (2004), “Cytotoxic constituents of
10. Yamada K, Tanabe K, Miyamoto T, Kusumoto T, Inagaki M, Higuchi R (2008), “Isolation and structure of a monomethylated ganglioside possessing neuritogenic activity from the ovary of the sea urchin Diadema setosum”,
Chem Pharm Bull (Tokyo), 56(5), pp. 734-737.
11. Mishchenko NP, Fedoreyev SA, Van TTT, Hieu VMN, Ly BM (2013),
Identification of polyhydroxylated naphoquinone pigments from Nha Trang Bay sea urchins, The 2nd international workshop on marine bioresources of
Vietnam, Hanoi, pp. 18-24.
12. Carmichael J, DeGraff WG, Gazdar AF, Minna JD, Mitchell JB (1987),
“Evaluation of a Tetrazolium-based Semiautomated Colorimetric Assay:
Assessment of Radiosensitivity”, Cancer Research, 47(4), pp. 943-946.
13. Ioannou E, Abdel-Razik AF, Zervou M, Christofidis D, Alexi X, Vagias C, Alexis MN, Roussis V (2009), “pidioxysterols from the gorgonian Eunicella cavolini and the ascidian Trididemnum inarmatum: isolation and evaluation of their antiproliferative activity”, Steroids, 74(1), pp. 73-80.
14. Carvalho JF, Cruz Silva MM, Moreira JN, Simoes S, Sa EMML (2009),
“Efficient chemoenzymatic synthesis, cytotoxic evaluation, and SAR of
epoxysterols”, J Med Chem, 52(13), pp. 4007-4019.
15. Tian X-R, Tang H-F, Li Y-S, Lin H-W, Chen X-L, Ma N, Yao M-N, Zhang P-
H(2011), “New cytotoxic oxygenated sterols from the marine bryozoan Cryptosula pallasiana”, Marine Drugs, 9(2), pp. 162-183.
16. J. Buchanan H, J. Cox P, M. S. V. Doidge-Harrison S, Alan Howie R, Jaspars M, L. Wardell J (1997), “Syntheses and structures of 3-stannylcholest-5-ene
species”, Journal of the Chemical Society, Perkin Transactions 1, (24), pp.
3657-3664.
17. D'Auria MV, Finamore E, Minale L, Pizza C, Riccio R, Zollo F, Pusset M, Tirard P (1984), “Steroids from the starfish Euretaster insignis: a novel
group of sulphated 3β,21- dihydroxysteroids”, Journal of the Chemical