Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc hiện trạng môi trường tỉnh QN (quý III, IV - 2011
Chất lượng nước tại các hồ khu vực phía đơng Quảng Ninh như hồ Quất Đông, Tràng Vinh cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất vào mùa khơ khi mực nước cạn kiệt, gió mạnh, nước hồ bị xáo trộn khiến gia tăng hàm lượng TSS vượt quá giới hạn A của QCVN 08:2008/BTNMT cho phép.
Hồ Yên Lập là nguồn nước cấp cho hoạt động thủy lợi của toàn bộ TX. Quảng Yên và hiện nay đang tham gia cấp nước sinh hoạt cho TP. ng Bí và TX. Quảng Yên, trong quy hoạch cấp nước cho phía Tây thành phố Hạ Long nhưng nước hồ đang bị tác động bởi hoạt động khai thác than hầm lò, nhiều chỉ tiêu chất lượng nước như BOD5 chỉ đáp ứng tiêu chuẩn cấp nước nông nghiệp.
Ngoài hồ chứa Yên Lập là cơng trình thủy lợi lợi dụng tổng hợp, có chức năng cấp nước tưới, sinh hoạt cho vùng ng Bí, Quảng Yên và TP. Hạ Long, các cơng trình khai thác nước khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện nay đang khai thác TNN một cách riêng rẽ theo yêu cầu của mỗi ngành mà chưa có sự phối hợp với nhau nên hiệu quả sử dụng nước chưa cao.
tỉ lệ cao, cịn lại 27% CTTL là cơng trình tạm, mang tính chất thời vụ, do đó hiệu quả khai thác nước không cao. Hiện nay vùng quy hoạch có 631 cơng trình thuỷ lợi, trong đó có 124 cơng trình hồ chứa. Bảo đảm tưới ổn định khoảng trên 50 - 85% diện tích gieo cấy (khoảng 35.000 ha lúa và rau màu các loại). Song số diện tích tưới bằng cơng trình kiên cố mới bảo đảm: Vụ mùa 85 đến 80%; Vụ xuân 55 đến 60% so với diện tích gieo trồng và đảm bảo 74,3% diện tích thiết kế, vì vậy những năm mưa ít thời tiết thất thường sản xuất gặp nhiều khó khăn, hạn vẫn cịn diễn ra trên diện rộng (vụ xuân 2000 hạn khoảng trên 3500 ha; vụ xuân 2011 khoảng trên 3000 ha).
Nhiều cơng trình được xây dựng từ những năm 1960, 1970 qua mấy chục năm khai thác sử dụng đến nay nhiều cơng trình chưa được đầu tư nâng cấp đã bị hư hỏng xuống cấp nghiêm trọng; rừng đầu nguồn ngày càng thu hẹp dẫn đến độ che phủ thấp, gây cạn kiệt nguồn nước.
* Hiện trạng môi trường nước thải:
- Nước thải sinh hoạt các khu dân cư trong tỉnh hiện nay hầu hết khơng qua xử lý, thốt trực tiếp ra các cống và mương thoát nước mặt trong khu vực và đổ vào các vực nước sông hay vực nước biển ven bờ. Hiện tại trên địa bàn tỉnh có trạm xử lý nước thải Vườn Đào, Cái Dăm - Bãi Cháy và nhà máy xử lý nước thải Hà Khánh. Tuy nhiên, vào những ngày nắng nóng, khu vực ao cá phát sinh mùi từ các ao chứa nước của khu vực.
- Nước thải công nghiệp: phần lớn nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp, khai trường khai thác than, cảng biển... đều không qua xử lý hoặc xử lý sơ bộ bằng phương pháp lắng đọng rồi chảy trực tiếp vào dịng chảy. Một số nguồn thải cơng nghiệp lớn ảnh hưởng tới chất lượng nước mặt hiện nay như: nước thải mỏ Hà Tu, Tân Lập đổ ra suối Lộ Phong, mỏ than Đèo Nai, Cọc sáu đổ ra sông Mông Dương, các mỏ của Công ty than Vàng Danh đổ ra suối Vàng Danh, các mỏ của Công ty than ng Bí đổ ra hồ Nội Hồng, nhà máy nhiệt điện ng Bí thải ra sơng Sinh.
Nước thải của cụm công nghiệp Kim Sen hàm lượng TSS vượt giới hạn loại A gần 2 lần. Nước thải mỏ than Vàng Danh đổ trực tiếp vào lưu vực đầu nguồn
sông Vàng Danh qua hệ thống cống ngầm, nước thải đục và có màu đen vàng, pH, TSS vượt giới hạn cho phép của TCVN 6980-2001: 14,33 lần. Nước thải nhà máy nhiệt điện ng Bí có nhiệt độ cao, TSS mùa mưa vượt giới hạn cho phép của TCVN 6984-2001.
Thị trấn Mạo Khê: do hệ thống thốt nước của thị trấn chưa hồn chỉnh chủ yếu kết hợp với hệ thống kênh, mương tiêu thuỷ loại nên chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Nước thải đổ trực tiếp vào kênh N10 Bến Châu, suối Sâu, suối Cầu Lim và sông Đá Vách.
Các hoạt động khai thác than phía thượng lưu các hồ chứa khơng quan tâm thu dọn công trường khai thác tạo ra một lượng lượng chất thải rắn như cát, bụi, khi mưa xuống, nước mưa cuốn theo các vật chất này xuống lòng hồ làm giảm dung tích trữ nước và mất khả năng điều hịa nguồn nước. Có những khu vực, hoạt động khai thác than còn chặn các dòng sinh thủy vào hồ chứa. Các hồ chứa đang chịu tác động mạnh mẽ của hoạt động khai thác than như hồ Nội Hoàng, Cầu Cuốn, Cổ Lễ, Khe Ươn 1, 2, Rộc Chày, Yên Dưỡng, Tân Yên, Bến Châu.
3.2. Quy trình xây dựng bản đồ vùng đất ngập nước nội địa tỉnh Quảng Ninh
3.2.1 Thu thập bản đồ và cơ sở dữ liệu
Thu thập, tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu dựa trên những thông tin, dữ liệu từ kết quả điều tra cơ bản về vùng đất ngập nước nội địa tỉnh Quảng Ninh được lưu trữ tại các cơ quan chuyên môn.
Các dữ liệu, tài liệu liên quan phục vụ cho việc xây dựng bản đồ vùng đất ngập nước nội địa tỉnh Quảng Ninh gồm có:
Nguồn số liệu khơng gian: Các bản đồ đơn tính tỷ lệ (Bản đồ địa hình, bản đồ đất, bản đồ hệ thống sơng ngịi, bản đồ giao thông, bản bồ hiện trạng).
Nguồn số liệu thuộc tính: Gồm các bảng biểu với số liệu đi kèm với số liệu không gian ở trên và các số liệu phi không gian như số liệu về thời tiết – khí hậu; vị trí địa lý; số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.)
Kế thừa có chọn lọc các tài liệu bản đồ; báo cáo thuyết minh; các tài liệu, số liệu khác đã có về khu vực nghiên cứu.
Tiến hành điều tra, khảo sát dã ngoại các số liệu, dữ liệu đã có trên thực tế; số liệu hoá các lớp bản đồ liên quan đến vùng đất ngập nước nội địa Quảng Ninh (lớp ranh giới, lớp sơng ngịi, lớp giao thơng…)
3.2.2. Phân tích và xử lý số liệu
Rà soát, phân loại và đánh giá chi tiết các thông tin dữ liệu phục vụ xây dựng CSDL phù hợp với đề tài nghiên cứu.
Phân tích, xác định chi tiết các thông tin dữ liệu phục vụ thiết kế và lập dự toán xây dựng CSDL.
3.2.3. Xây dựng bản đồ các vùng đất ngập nước nội địa ở Quảng Ninh
Luận văn xây dựng một số bản đồ các vùng đất ngập nước nội địa ở tỉnh Quảng Ninh, với tỉ lệ bản đồ là 1:10.000, sử dụng Hệ quy chiếu và Hệ toạ độ Quốc gia VN 2000 (lưới chiếu UTM Quốc tế, Ellipsoid WGS 84), bao gồm:
Bản đồ địa hình
Bản đồ hệ thống thủy văn
Bản đồ đất
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Một số Mơ hình số độ cao ở dạng 3D phủ ảnh Landsat tổ hợp 321 Các bước cơ bản trong việc xây dựng các bản đồ:
- Từ bản đồ hiện trạng tài nguyên nước, bản đồ tài nguyên đất tỉnh Quảng Ninh, khảo sát dữ liệu, kiểm tra thông tin đồ hoạ, phát hiện lỗi và tiến hành chỉnh sửa dữ liệu các lớp bản đồ (lớp ranh giới hành chính, sơng hồ, lớp địa hình…) theo cùng một định dạng (cùng hệ quy chiếu) bằng việc sử dụng các công cụ trong phần mềm MapInfo 10.5.
- Cắt các lớp dữ liệu bản đồ liên quan theo lưu vực bằng cách:
+ Xác định vị trí các vùng đất ngập nước nội địa tỉnh Quảng Ninh trên lớp bản đồ địa hình
+ Sử dụng các thanh công cụ trong Arcgis (Data Management, Conversion, Hydrology) để tạo mơ hình số độ cao (DEM) và hướng dòng chảy
- Chồng ghép các lớp bản đồ theo mục đích xây dựng trong lưu vực đã xác định
- Hoàn thiện bản đồ.
Bản đồ thủy văn theo lưu vực:
- Sử dụng bản đồ tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh (lớp sơng, ngịi; lớp giao thơng; lớp hành chính)
- Cắt các lớp dữ liệu bản đồ liên quan theo lưu vực
- Chồng ghép lớp bản đồ thủy văn, giao thơng và hành chính theo lưu vực bằng Arcgis
- Hoàn thiện bản đồ: Thêm chú giải, lưới tọa độ, khung bản đồ.
Bản đồ địa hình theo lưu vực
- Sử dụng các lớp trong bản đồ tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh (đường bình độ; lớp sơng, ngịi; lớp giao thơng; lớp hành chính)
- Cắt các lớp dữ liệu bản đồ liên quan theo lưu vực
- Chồng ghép lớp bản đồ địa hình, giao thơng, thủy văn và hành chính theo lưu vực bằng phần mềm Arcgis.
- Hoàn thiện bản đồ: Thêm chú giải, lưới tọa độ, khung bản đồ.
Bản đồ đất theo lưu vực:
- Sử dụng bản đồ đất tỉnh Quảng Ninh (Loại đất; lớp sơng, ngịi; lớp giao thơng; lớp hành chính)
- Cắt các lớp dữ liệu có liên quan theo lưu vực
- Chồng ghép lớp bản đồ đất, giao thông, thủy văn và hành chính trong theo lưu vực bằng Arcgis
- Xây dựng bản đồ chuyên đề: Sử dụng các trường thơng tin có sẵn trong bảng dữ liệu thuộc tính để phân chia các loại đất trong lưu vực
- Hoàn thiện bản đồ: Thêm chú giải, lưới tọa độ, khung bản đồ.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất:
- Sử dụng bản đồ hiện trạng đất tỉnh Quảng Ninh (hiện trạng sử dụng đất; lớp sơng, ngịi; lớp giao thơng; lớp hành chính)
- Cắt các lớp dữ liệu bản đồ liên quan theo lưu vực.
- Chồng ghép lớp hiện trạng sử dụng đất, giao thơng, thủy văn và hành chính theo lưu vực bằng Arcgis
- Xây dựng bản đồ chuyên đề: Sử dụng các trường thông tin về hiện trạng sử dụng đất sẵn có để phân chia các khu vực với mục đích sử dụng đất khác nhau trong lưu vực
- Hoàn thiện bản đồ: Thêm chú giải, lưới tọa độ, khung bản đồ.
Xây dựng mơ hình số độ cao 3D phủ ảnh landsat tổ hợp 321
- Cắt ảnh vệ tinh bằng phần mềm Global Mapper 17
- Sử dụng phần mềm Arc Scene 10.2.2 để xây dựng mơ hình số độ cao 3D (DEM) và phủ ảnh vệ tinh landsat tổ hợp 321
Xây dựng bản đồ lưu vực tỉnh Quảng Ninh
- Sử dụng bản đồ tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh (Lớp lưu vực; lớp ranh giới lưu vực; lớp ranh giới Quảng Ninh; lớp sơng, ngịi; lớp giao thơng)
- Chồng ghép các lớp dữ liệu liên quan trong tỉnh Quảng Ninh bằng Arcgis
3.3. Xây dựng các bản đồ thành phần một số lưu vực đất ngập nước nội địa ở tỉnh Quảng Ninh.
3.3.1. Bản đồ địa hình theo lưu vực