3. Yêu cầu của đề tài
3.1. Bản đồ phân bố tổng độ khống hóa của giai đoạn 2004-2009
Dữ liệu TDS giai đoạn 2004-2009 được thu thập từ các nghiên cứu trước đây của Tống Đức Liêm, 2004 và Nguyễn Kim Quyên, 2009
Dữ liệu này được tổng hợp và biểu diễn dưới dạng đồ thị. Xem hình .
Hình 17. Đồ thị hàm lƣợng TDS của mẫu nƣớc giai đoạn 2004-2009
Theo Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống, chỉ tiêu tổng chất rắn hịa tan (TDS) có giới hạn tối đa cho phép là 1000mg/l hay 1g/l. So sánh với các giá trị
TDS thu thập được, thấy rằng số lượng mẫu nước có hàm lượng TDS vượt quy chuẩn (>1g/l) tương đối lớn, chiếm khoảng 40% tổng số mẫu thu thập được.
Các dữ liệu thu thập được số hóa và biên tập thành dạng điểm trên bản đồ. Trong Hình 3.1, các chấm tròn màu đỏ minh họa cho các vị trí lấy mẫu nước để quan trắc trước đây của hai tác giả. Có thể thấy, các điểm lấy mẫu nước trước đây tương đối nhiều và phân bố ở khắp các huyện của tỉnh Cà Mau, nơi có giếng khai
thác nước từ tầng Pleistocen giữa-trên (qp2-3) hoặc có lỗ khoan quan trắc chất lượng
nước. Trong đó, tập trung nhiều nhất các mẫu tại thành phố Cà Mau với 10.166
giếng khoan đang khai thác nước dưới đất tại tầng qp2-3, với tổng lưu lượng khai
thác khoảng 21.719 m3/ngày. Giếng khai thác thuộc hành lang khai thác của nhà
máy nước có 19 giếng.
Từ bảng dữ liệu thu thập của nghiên cứu trước, có thể thấy rõ giá trị TDS khu vực nghiên cứu nằm trong 3 dải phân bố chính TDS <1 (g/l) nước thuộc nước ngọt, 1 (g/l) < TDS < 3 (g/l) nước thuộc nước lợ, TDS > 3 (g/l) nước thuộc nước mặn. Mỗi vị trí lấy mẫu nước sẽ tương ứng với các giá trị tổng độ khống hóa TDS đã được thu thập. Dữ liệu này được số hóa lên bản đồ vị trí các điểm lấy lẫu. Các điểm lấy mẫu là rời rạc và có khoảng cách về khơng gian, để thấy rõ được sự phân vùng chất lượng nước, tác giả kết hợp phương pháp nội suy Odinary Kriging và phần mềm Arcgis, thành lập được bản đồ phân bố TDS của giai đoạn trước phân theo các vùng tương ứng với màu sắc như Hình 3.2.
Các vùng nước dưới đất có hàm lượng TDS dưới 1 g/l được thể hiện bằng màu xanh dương trên bản đồ, vùng nước cịn lại có hàm lượng TDS lớn hơn 1 g/l. Các vùng nước có hàm lượng TDS lớn hơn 3 g/l được coi là nước bị nhiễm mặn và được mình họa bằng màu hồng trên bản đồ.
Hình 18. Bản đồ phân bố TDS trƣớc đây (2004-2009)
Từ kết quả nội suy dữ liệu, nước dưới đất trong TCN ở khu vực nghiên cứu chủ yếu là nước lợ, giá trị TDS cao nhất là 4.19 g/l tại phía Bắc huyện U Minh, Cà Mau (vị trí địa lý giếng: X = 487390, Y = 1038109). Vùng nước mặn/lợ (TDS > 1g/l) phân bố chủ yếu phía Nam tỉnh Cà Mau gồm các huyện Năm Căn, Ngọc Hiển; phía Bắc hai huyện U Minh và Thới Bình; một phần huyện Trần Văn Thời và huyện Phú Tân. Tổng diện tích các vùng nước mặn khoảng 2,016 km2, chiếm 37.8% tổng diện tích tồn khu vực nghiên cứu.
Tầng chứa nước qp2-3 tại huyện Ngọc Hiển đã bị nhiễm mặn 100% diện tích do nằm ở cực Nam của tỉnh Cà Mau, tiếp giáp với biển, phía Bắc của huyện có ranh giới là sơng Cửa Lớn và sơng Bồ Đề, địa hình ở đây bị chia cắt mạnh bởi hệ thống kênh mương chằng chịt. Thủy triều của biển xâm nhập sâu vào đất liền theo hệ thống sông rạch, biên độ triều cao nên phần lớn đất đai ở Ngọc Hiển thường bị ngập triều. Các lỗ khoan, giếng khoan khai thác nước dưới đất ở tầng Pleistocene giữa- trên ở huyện này đều khơng cịn khai thác được nữa.
Tại huyện Năm Căn diện tích nhiễm mặn cũng ở mức rất cao khoảng 96%, với một phần phía Tây và phía Đơng của huyện giáp biển dễ bị xâm nhập mặn; phía Nam ngăn cách với huyện Ngọc Hiển bởi sông Cửa Lớn. Tuy nhiên, số lượng các lỗ khoan và giếng lấy mẫu nước tại hai huyện Ngọc Hiển và Năm Căn cịn hơi ít và mật độ thưa nên bản đồ phân bố có thể có sai số.
Huyện Phú Tân và huyện Trần Văn Thời bị nhiễm mặn nặng ở một số xã, huyện U Minh, huyện Thới Bình và huyện Đầm Dơi nhiễm mặn ở diện tích nhỏ hơn so với tổng diện tích tồn huyện và các vùng mặn không liên tục. Thành phố Cà Mau có diện tích nhiễm mặn nhỏ nhất so với các huyện trên do có vị trí địa lý sâu trong đất liền hơn, khơng có phía nào giáp biển.
Tại các vị trí có mật độ điểm lấy mẫu nước cao, giá trị TDS sẽ có sự chênh lệch thấp, giúp tăng độ chính xác cho bản đồ hơn so với những vị trí có ít mẫu nước được lấy. Các địa điểm lấy mẫu tương đối nhiều và phân bố rộng, giúp quá trình thành lập bản đồ phân bố TDS lịch sử được chính xác hơn, ví dụ như thành phố Cà Mau.