CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. Hiệu quả của phân compost tới độ phì nhiêu của đất
3.3.4. Hàm lượng Cácbon hữu cơ tổng số
Cácbon hƣ̃u cơ (OC) có vai trị quan trọng trong việc cải tạo tính chất vật lý của đất.
Hàm lƣợng Cácbon hữu cơ tăng 0.6% so với canh tác thông thƣờng của ngƣời dân (dao động trong khoảng 1.95-2.55%). Bón kết hợp phân compost đã làm tăng sự cố định hàm lƣợng Cácbon trong đất. Việc này có ý nghĩa trong việc bổ sung thêm hàm lƣợng cácbon hƣ̃u cơ , tăng thêm độ phì nhiêu đất, giảm phát thải khí CO2 ra ngoài khí quyển.
Hình 3.8: Hàm lượng OC% ở thí nghiệm bón kết hợp phân compost sau 2 vụ canh tác
3.3.5. Khả năng trao đổi cation (CEC)
Hình 3.9: Hàm lượng CEC (meq/100g đất) ở thí nghiệm bón kết hợp phân compost sau 2 vụ canh tác
CEC là một chỉ tiêu quan trọng về độ phì nhiêu của đất, phản ánh khả năng chứa đựng và điều hòa dinh dƣỡng có liên quan đến khả năng giữ nƣớc và dinh dƣỡng. CEC có tính tƣơng quan với chất hữu cơ trong đất.
Qua hình 3.9 cho thấy chỉ số CEC của các công thức thí nghiệm dao động trong khoảng 15.24 – 16.19 meq/100g đất. Hầu hết các ruộng thí nghiệm có bón phân compost kết hợp phân NPK đều có dung tích hấp thu trong đất cao hơn so với thí nghiệm đối chứng.
3.3.6. Đạm tổng số
Hình 3.10: Hàm lượng N tổng số (%) ở thí nghiệm bón kết hợp phân compost sau 2 vụ canh tác
Theo kết quả phân tích cho thấy, hàm lƣợng đạm tổng số của đất sau thí nghiệm ở mức trung bình, dao động từ 0.209 – 0.255%. Hàm lƣợng đạm tổng số trong đất của ruộng thí nghiệm bón kết hợp phân compost đều cao hơn các ruộng đối chứng. Phân compost có chứa một hàm đạm rất giàu, việc bón kết hợp phân NPK đã làm hàm lƣợng đạm tăng thêm 0.046 %. Điều này chứng tỏ việc bón kết hợp NPK với phân compost mang lại hiệu quả, làm giảm hàm lƣợng đạm cần bón vào đất so với thí nghiệm đối chứng.
3.3.7. Phốt pho tổng số
Theo kết quả phân tích cho thấy, hàm lƣợng P2O5 trong đất thí nghiệm ở mức khá giàu. Đất bón phân compost đều cho hàm lƣợng P2O5 cao hơn so với đất tại các ruộng đối chứng 0.058 %. Điều này đƣợc lý giải do hàm lƣợng phốt pho trong phân
compost khá giàu lên tới 0.109 %, nên việc bón kết hợp NPK sẽ làm giảm bớt nhu cầu phân bón cho đất, tăng hiệu quả kinh tế và mơi trƣờng so với thí nghiệm bón phân NPK của ngƣời dân (hình 3.11).
Hình 3.11: Hàm lượng P2O5 (%) ở thí nghiệm bón kết hợp phân compost sau 2 vụ canh tác
3.3.8. Kali tổng số
Hình 3.12: Hàm lượng Kali tổng số (%) ở thí nghiệm bón kết hợp phân compost sau 2 vụ canh tác
Từ kết quả phân tích cho thấy, hàm lƣợng Kts trong đất sau thí nghiệm ở mức trung bình, dao động từ 1.27 – 1.58 %. Đất tại ruộng thí nghiệm có bón phân compost đều cho hàm lƣợng Kts cao hơn so với đất tại các ruộng đối chứng. Điều này chứng tỏ phân compost khi đƣợc bón vào đất làm tăng hàm lƣợng Kts.
Các thí nghiệm bón kết hợp phân compost cho thấy giá trị của tất cả các chỉ tiêu theo dõi đều có chiều hƣớng tăng lên so với đối chứng. Nhƣ vậy, việc bón phân khoáng và kết hợp với phân compost đã duy trì và nâng cao đƣợc chất lƣợng đất. Khi liều lƣợng phân bón tăng lên một mặt bổ sung thêm một nguồn dinh dƣỡng cho đất, mặt khác làm cho sinh trƣởng sinh dƣỡng của cây trồng tăng. Kết quả là đã làm tăng hệ số che phủ đất và hạn chế xói mịn, rửa trơi chất dinh dƣỡng. Tác dụng này thể hiện rõ nét ở thí nghiệm bón phân compost.
Tóm lại, việc canh tác lúa theo phương thức cải tiến (bón phân compost, than sinh học) đã góp phần hạn chế suy giảm pHKCL, hàm lượng cácbon hữu cơ, đạm, lân, Kali tổng số trong đất, qua đó góp phần hạn chế thối hóa đất sau canh tác. Việc tận dụng rơm rạ trong nơng nghiệp thành phân bón cho đất, có ý nghĩa rất lớn trong canh tác bền vững và giảm thiểu biến đổi khí hậu.