Phƣơng pháp lấy mẫu trầm tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự phân bố của as trong tầng holocene nam dư, hà nội (Trang 48 - 50)

Chƣơng 2– ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1.2. Phƣơng pháp lấy mẫu trầm tích

Hình 2.7: Sử dụng khí ni tơ để tạo mơi trường khơng có oxi phục vụ lấy mẫu.

Độ cao tầm quan sát: 491m

Tại một vị trí gần bãi giếng, trầm tích Holocene đã được thu thập với các độ sâu khác nhau (hình 2.8). Để mẫu trầm tích khơng bị xáo trộn đồng thời giữ nguyên được hiện trạng của tầng chứa nước trong quá trình lấy, đề tài sử dụng phương pháp piston là phương pháp rất thích hợp để lấy mẫu trầm tích biển mềm và hồ.

Nguyên tắc chính của phương pháp

Piston sau khi được nối với dây sẽ được chèn vào đáy của ống đựng mẫu với độ chặt và khít vừa phải (để khi piston cố định, ta tác động vào ống đựng mẫu một lực nhất định thì nó có thể trượt qua piston). Sau đó cả piston và ống lấy mẫu được đưa xuống độ sâu cần lấy mẫu qua lỗ khoan. Dưới tác dụng lực gõ của búa đập vào các thanh khoan nối, ống đựng mẫu sẽ trượt qua piston và đi sâu dần xuống đồng thời piston sẽ dần dần tiến đến vị trí đỉnh ống đựng mẫu và bị chặn lại bởi thanh khoan nối. Đó cũng là lúc ống đựng mẫu khơng thể xuống sâu hơn nữa.

Quy trình lấy mẫu được tóm tắt như sau:

.

Chuẩn bị lỗ khoan

Búa gắn trên đỉnh của hệ thống lấy mẫu và đóng lặp đi lặp lại

Đưa hệ thống lấy mẫu xuống lỗ khoan

Đưa ống đựng mẫu lên Đậy nắp ngay cho ống đựng mẫu

Cắt nhỏ ống đựng mẫu và bảo quản trong tủ lạnh sâu (-200C)

Hình 2.9. Qui trình lấy mẫu Hình 2.10. Bảo quản mẫu trầm tích trong tủ lạnh sâu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự phân bố của as trong tầng holocene nam dư, hà nội (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)