Hiện trạng công tác quản lý bảo tồn của KBTNSNL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng của khu hệ chim tại khu bảo tồn thiên nhiên ngọc sơn ngỗ luông, tỉnh hòa bình​ (Trang 55 - 56)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. Hiện trạng công tác quản lý bảo tồn của KBTNSNL

KBTNSNL được thành lập vào năm 2004 theo quyết định của UBND tỉnh Hồ Bình. Diện tích rừng được giao quản lý là trên 19.000ha, trong đó chủ yếu là diện tích rừng trên núi đá vơi. Hiện nay, số cán bộ của KBT là 24 người và đều là biên chế của ngành kiểm lâm. KBTNSNL có trụ sở chính đóng tại xã Ngọc Sơn, huyện Lạc Sơn và 3 trạm kiểm lâm địa bàn tại 3 khu vực: xã Tân Mỹ (huyện Lạc Sơn), xã Ngổ Luông và xã Quyết Chiến (huyện Tân Lạc). Ngồi ra tại mỗi xã thuộc KBT đều có các kiểm lâm viên phụ trách. Cụ thể, xã Bắc Sơn: 02 người, xã Nam Sơn: 02 người, xã Ngổ Luông: 03 người, xã Ngọc Sơn: 04 người, xã Ngọc Lâu: 03 người, xã Tự Do: 03 người, xã Tân Mỹ: 01 người. Đây chính là bộ máy nhân sự để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của KBT.

4.4.1. Những ưu điểm và hạn chế trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của KBTNSNL vụ của KBTNSNL

* Ưu điểm

- Thường xuyên tuyên truyền Luật bảo vệ và phát triển rừng và các văn bản có liên quan đến tất cả thơn, xóm trong khu Bảo tồn thơng qua các cuộc họp dân, qua các cuộc giao lưu văn nghệ.

- Chủ động phối hợp với chính quyền các xã tổ chức tuần tra truy quét các điểm nóng thường xảy ra khai thác, bn bán, vận chuyển lâm sản trái phép. Ngăn chặn và thu giữ phương tiện, tang vật, trong đó chủ yếu là các loại gỗ, các dụng cụ thủ công và cơ giới dùng để khai thác gỗ và vận chuyển lâm sản.

- Phối kết hợp với các tổ tuần tra bảo vệ rừng xã Ngọc Sơn, Ngọc Lâu, Tự Do tham gia tuần tra bảo vệ rừng, phát hiện, ngăn chặn và xử lý được nhiều vụ vi phạm

* Hạn chế

Do địa bàn rộng, trải dài trên nhiều xã với địa hình khó khăn nên cơng tác quản lý bảo vệ rừng còn nhiều hạn chế:

- Chưa ngăn chặn được tình trạng khai thác, săn bắn, buôn bán, vận chuyển lâm sản một cách hiệu quả. Tình trạng này vẫn diễn ra tại nhiều khu vực, đặc biệt là các điểm nóng như xã Tự do, Ngọc Lâu và Ngọc Sơn. Đây thực sự là vấn đề cấp bách cần giải quyết và khắc phục của Ban quản lý Khu bảo tồn.

- Việc tuyên truyền công tác quản lý, bảo vệ rừng còn chưa đạt hiệu quả. Nhận thức của đại bộ phận người dân cịn hạn chế, do vậy tình trạng khai thác gỗ và lâm sản diễn ra trên phạm vi rộng. Mặt khác, các khu vực dân cư lại thường nằm tại các vùng lõi của Khu bảo tồn nên công tác bảo vệ rừng gặp rất nhiều khó khăn.

- Lực lượng kiểm lâm cịn mỏng và yếu về chun mơn nghiệp vụ, do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng.

- Chưa tổ chức kiểm tra xác định mốc giới của Khu bảo tồn. Điều này gây khó khăn khơng nhỏ trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Việc xây dựng mốc gới là việc làm cấp thiết nhằm xác định rõ danh giới, thuận lợi cho công tác kiểm tra, kiểm soát và bảo vệ rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng của khu hệ chim tại khu bảo tồn thiên nhiên ngọc sơn ngỗ luông, tỉnh hòa bình​ (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)