Các giai đoạn phát triển chương trình dạy nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm dạy nghề huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 33 - 39)

Người quản lý, người xây dựng chương trình dạy nghề, GV thường phải ln tự đánh giá chương trình dạy ở mọi khâu qua mỗi buổi học, mỗi năm, mỗi khóa học, để rồi vào năm học mới, khóa học mới, kết hợp với khâu phân tích

tình hình, điều kiện mới sẽ lại hoàn thiện hoặc xây dựng lại mục tiêu dạy nghề. Dựa trên mục tiêu dạy nghề mới, tình hình mới thiết kế lại hoặc hồn chỉnh hơn chương trình dạy nghề. Cứ như vậy chương trình dạy nghề sẽ liên tục được hồn thiện và phát triển khơng ngừng cùng với quá trình đào tạo.

1.4.1.4. Quản lý hoạt đợng dạy và học nghề cho lao động nông thôn * Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên dạy nghề

Quản lý hoạt động giảng dạy của GV thực chất là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ của đội ngũ GV và của từng GV.

GV trong các trung tâm dạy nghề có nhiệm vụ giảng dạy, rèn luyện kỹ năng nghề cho học viên đồng thời họ phải học tập, rèn luyện, bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ về mọi mặt nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy, đào tạo nghề của mình.

Trong trung tâm dạy nghề, hoạt động giảng dạy là một trong hai hoạt động trọng tâm, đồng thời là hoạt động chuyên môn quan trọng nhất do đội ngũ GV thực hiện. Cơng tác giảng dạy chính là tổ chức q trình nhận thức của HV, vì vậy chất lượng giảng dạy là yếu tố quyết định chất lượng học viên, quyết định chất lượng dạy nghề của trung tâm.

Quá trình giảng dạy của GV gồm các khâu:

- Chuẩn bị giảng (soạn giáo án, đề cương bài giảng, chuẩn bị đồ dùng phương tiện dạy học).

- Thực hiện giảng lý thuyết và thực hành. - Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HV. Nội dung quản lý chủ yếu như sau:

- Theo dõi, đôn đốc thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy, đào tạo của toàn thể đội ngũ GV và của từng GV.

- Theo dõi, chỉ đạo thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn và sư phạm của toàn thể đội ngũ GV và của từng GV.

Hiểu được các ưu, nhược điểm, đánh giá được sự tiến bộ về các mặt chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn của từng GV.

* Quản lý hoạt động học nghề của lao động nông thôn

Quản lý hoạt động học tập của HV là quản lý việc thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện của HV trong quá trình đào tạo.

Qua hoạt động học tập, HV lĩnh hội tri thức nghề nghiệp, rèn luyện kỹ năng nghề và nâng cao tinh thần tác phong lao động. Vì vậy, cơng tác quản lý hoạt động học tập của HV có vai trị rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy nghề.

Nội dung quản lý hoạt động học tập của HV bao gồm:

- Theo dõi, tìm hiểu để nắm được những biểu hiện tích cực và tiêu cực trong việc tiếp thu kiến thức, rèn luyện cũng như những biến đổi nhận thức và kỹ năng nghề của HV nói chung và của từng HV.

- Theo dõi, giúp đỡ, khuyến khích HV phát huy các yếu tố tích cực, khắc phục các yếu tố tiêu cực, giúp họ phấn đấu tiếp nhận tri thức và rèn luyện kỹ năng nghề tốt nhất.

- Sau thời gian dạy nghề, cần thường xuyên giữ liên lạc và có sự tư vấn kỹ thuật để họ thực hành nghề nghiệp hiệu quả, đem lại nguồn lợi kinh tế cho cá nhân, gia đình và xã hội.

1.4.1.5. Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật phục vụ dạy nghề cho lao động nông thôn

Chất lượng dạy nghề, đặc biệt là chất lượng kỹ năng nghề phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy có vai trị hết sức quan trọng. Trang thiết bị giảng dạy là một trong những yếu tố quyết định hình thành kỹ năng thực hành nghề, có ảnh hưởng trực tiếp tới q trình hình thành và phát triển kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của người học.

Cơ sở vật chất trong trung tâm dạy nghề thường có giá trị và chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản của trung tâm. Cơ sở vật chất trong trung tâm dạy nghề được chia thành hai loại:

Cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật phục vụ dạy nghề bao gồm: + Đất cho xây dựng và thực hành.

+ Nhà cửa: phòng làm việc, phòng học lý thuyết, phòng học thực hành. + Trang thiết bị văn phòng.

+ Xưởng thực hành, thực tập.

+ Mơ hình, giáo cụ trực quan, tranh ảnh, phim chiếu.

+ Các trang thiết bị, máy móc cho HV thực tập theo ngành nghề đào tạo. Đây là các trang thiết bị rất quan trọng, cần thiết để cho HV thực tập, hình thành và rèn luyện kỹ năng hành nghề theo mục tiêu đào tạo.

+ Vật tư, nhiên liệu thực hành, thực tập: là các loại vật tư, nhiên liệu hao phí trực tiếp trong q trình thực hành, thực tập.

+ Các cơng trình xây dựng khác.

Việc quản lý, sử dụng, khai thác, đầu tư cơ sở vật chất của trung tâm dạy nghề là rất quan trọng và cần thiết, vì đó là một trong những yếu tố trực tiếp quyết định đến chất lượng ĐTN của trung tâm.

Hiện nay, cơ sở vật chất, đặc biệt là các trang thiết bị dạy nghề tiên tiến, hiện đại là rất cấn thiết cho HV rèn nghề nhưng cũng rất đắt và luôn thay đổi; vì vậy, việc đầu tư, trang bị cũng cần được xem xét, cân nhắc, tính tốn phù hợp với sự phát triển bền vững của từng nghề, từng lĩnh vực. Đặc biệt là đối với từng địa phương. Vấn đề quan trọng của công tác quản lý TT dạy nghề là làm sao cho GV vừa quản lý tốt và vừa sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị vào giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề của TT.

1.4.2. Kiểm tra đánh giá kết quả dạy nghề cho lao động nông thôn

- Kiểm tra đánh giá là khâu quan trọng khảng định chất lượng dạy nghề của đơn vị gồm các bước sau:

- Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá

Căn cứ vào tình hình, điều kiện cụ thể để xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch dạy nghề.

Kế hoạch kiểm tra, đánh giá phải nêu rõ: mục đích, u cầu, nội dung, phương pháp tiến hành, hình thức, đơn vị và cá nhân được kiểm tra, thời gian kiểm tra... đảm bảo tính ổn định tương đối và tính khả thi của kế hoạch.

- Tổ chức thực hiện

Tổ chức lực lượng kiểm tra, đánh giá: gồm những thành viên có uy tín, có nghiệp vụ chun mơn giỏi; phân công cụ thể và xác định quyền hạn, trách nhiệm của từng thành viên. Có thể kiểm tra trực tiếp hay gián tiếp, khi kiểm tra gián tiếp phải ủy nhiệm phân cấp rõ ràng.

Xây dựng chế độ kiểm tra: qui định thể thức làm việc, nhiệm vụ cụ thể, thời gian, qui trình tiến hành.

Kỹ thuật đánh giá bao gồm: thu thập số liệu, tổng hợp tài liệu, xây dựng phiếu đánh giá, tổ chức hội thảo, lấy ý kiến cộng tác viên, kết luận.

- Chỉ đạo thực hiện

Qui trình kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện nghiêm túc, khách quan; tránh hiện tượng người kiểm tra thì qua loa, người bị kiểm tra thì đối phó.

Kiểm tra xong phải đánh giá, kết luận, rút kinh nghiệm, khen thưởng kịp thời những cá nhân làm tốt; phê bình, nhắc nhở những cá nhân làm chưa tốt để họ khắc phục, sửa chữa. Đảm bảo đúng phương châm kiểm tra để thúc đẩy sự đoàn kết nội bộ, thúc đẩy việc thực hiện điều lệ, qui chế trung tâm ngày một tốt hơn.

Chỉ đạo người được kiểm tra xây dựng kế hoạch tự kiểm tra và định kỳ thực hiện việc tự kiểm tra của mình trước khi tiến hành kiểm tra, đánh giá.

- Kiểm tra, đánh giá

Người quản lý phải kiểm tra việc đổi mới cơng tác kiểm tra, đánh giá q trình dạy nghề theo các yếu tố: Xây dựng chuẩn đánh giá khi thực hiện; Đánh giá phải phải đúng sát thực, trường hợp cần thiết có thể điều chỉnh mục tiêu.

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy nghề cho LĐ nơng thơn

1.5.1. Chính sách quản lý vĩ mơ

Chính sách quản lý vĩ mơ của Nhà nước ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển ĐTN cả về quy mơ, cơ cấu và chất lượng. Chính sách quản lý vĩ mơ của Nhà nước tác động đến ĐTN thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Khuyến khích hoặc kìm hãm việc huy động các nguồn lực để cải tiến nâng cao chất lượng đào tạo.

- Khuyến khích hoặc hạn chế nhu cầu học nghề của người học.

- Trong quản lý đào tạo nghề, chất lượng là vấn đề bức xúc, trong khi đó bộ phận kiểm định chất lượng đào tạo để kiểm định tại cơ sở đào tạo và chương trình đào tạo chưa mang tính bắt buộc, hiện tại là đăng ký kiểm định sau khi đã tự kiểm định.

- Các chính sách về LĐ, việc làm, tiền lương của LĐ sau học nghề có ảnh hưởng rất lớn đến ĐTN.

- Chính sách đối với GV dạy nghề, HV học nghề.

- Các quy định trách nhiệm và mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và người sử dụng LĐ, quan hệ giữa cơ sở đào tạo với các cơ sở sản xuất.

Các chính sách quản lý vĩ mơ tác động đến tất cả các khâu từ đầu vào đến quá trình tổ chức đào tạo và đầu ra của các trung tâm dạy nghề. Trong đó có những yếu tố tác động trực tiếp, có những yếu tố tác động qua mơi trường, rồi môi trường tác động đến ĐTN.

1.5.2. Môi trường kinh tế - xã hội

Môi trường KT-XH và đào tạo nhân lực nói chung, ĐTN nói riêng có quan hệ khăng khít với nhau. Trước hết, đó là quan hệ cung - cầu. Nhiệm vụ chủ yếu của ĐTN là cung cấp đội ngũ LĐ có kỹ năng nghề cho nhu cầu phát triển KT - XH. Đội ngũ này phải đáp ứng cả về chất, về lượng cũng như cơ cấu ngành nghề và trình độ phù hợp với yêu cầu phát triển KT-XH của đất nước

trong từng giai đoạn. Do đó ĐTN phải gắn với việc làm của Xã hội, nếu khơng thì hiện tượng mất cân đối, vừa thừa vừa thiếu LĐ có tay nghề như hiện nay là điều không tránh khỏi.

Mặt khác, ĐTN và môi trường KT-XH cịn có mối quan hệ nhân quả, KT-XH càng phát triển thì khả năng đầu tư của Nhà nước và xã hội cho ĐTN càng tăng, xã hội càng quan tâm đến ĐTN hơn, càng tạo mọi cơ hội và môi trường thuận lợi cho ĐTN phát triển. Nhờ vậy ĐTN càng có đủ điều kiện để đào tạo đội ngũ nhân lực có chất lượng. Nhân lực được đào tạo tốt sẽ góp phần đẩy mạnh phát triển KT-XH và trong vịng xốy ốc thuận chiều này nhân tố nọ kích thích nhân tố kia phát triển (đường nét liền ở sơ đồ 1.2).

Tuy nhiên, đối với các nước có nền kinh tế chậm phát triển thì đang có một bức tranh ngược lại: kinh tế kém phát triển dẫn đến đầu tư cho ĐTN thấp, chất lượng đội ngũ LĐ được đào tạo không cao nên họ làm việc với năng suất và hiệu quả thấp lại càng làm cho kinh tế chậm phát triển và kéo theo là chất lượng cuộc sống của con người thấp, cứ thế cái nọ kéo cái kia xuống trong một “vòng luẩn quẩn” (đường nét đứt ở sơ đồ 1.2).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm dạy nghề huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)