1.3. Các phƣơng pháp xử lý và tận dụng bùn thải
1.3.8. Phương pháp thu hồi tái chế
Phương pháp thu hồi, tái chế và tận dụng đem lại hiệu quả kinh tế lớn, tiết kiệm được tài nguyên thiên nhiên bởi việc thay thế các nguyên liệu gốc, làm giảm lượng chất thải, giảm ơ nhiễm mơi trường, giảm chi phí xử lý, giảm diện tích giành cho các bãi chôn lấp. Một số nước phát triển trên thế giới đã phát triển xu thế tái chế chất thải trở thành ngành công nghiệp môi trường.
Ứng dụng của cặn thải từ nước thải đô thị tới đất trồng trọt quy mô lớn lần đầu tiên được thực hiện khoảng 150 năm trước tại các thành phố ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Tại Trung Quốc, bùn thải đã được tận dụng để chạy máy phát điện với nhà máy có cơng suất tối đa là 135MW. Một ví dụ khác, tại Nhật Bản đã áp dụng trong quy trình đóng rắn bùn bằng nhiệt để tạo ra các sản phẩm nhẹ, gạch, ngói và xỉ. Theo kinh nghiệm của các nhà sản xuất Nhật Bản thì đây là cơng nghệ có tính khả thi nhưng hiệu quả kinh tế không cao, giá sản xuất cao hơn giá cả thị trường, nhu cầu năng lượng lớn. Tuy nhiên, đây là công nghệ phù hợp với các thành phố lớn để xử lý bùn thải, sản phẩm có thể tái sử dụng ngay trong thành phố.
Ở nước ta cũng đã có nhiều hướng nghiên cứu được phát triển nhằm mục đích tận thu, sử dụng hiệu quả và quản lý bùn thải tốt hơn. Một số nghiên cứu, hướng phát triển cụ thể đã được cơng bố như: Nghiên cứu quy trình cơng nghệ thu hồi niken của TS. Nguyễn Văn Chiến - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Mô và Luyện kim; Tái chế bùn thải sinh học thành nguyên liệu tạo ra chế phẩm vi sinh vật của nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ môi trường; Sản xuất vật liệu
xây dựng từ bùn thải của nhóm nghiên cứu và phát triển công nghệ mới thuộc Hội Khoa học và Kỹ thuật xây dựng Tp. Hồ Chí Minh; Sản xuất vật liệu xây dựng nhà ở và đường giao thông nông thôn từ bùn đỏ và tro bay – công nghệ Geoplymer được thực hiện bởi PGS. TS Nguyễn Văn Chánh cùng nhóm cộng sự Trường Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh; Tận dụng bùn thải từ công nghệ chế biến nông sản thực phẩm và thuỷ hải sản để sản xuất phân hữu cơ sinh học bằng phương pháp ủ men vi sinh của Viện Ứng dụng Cơng nghệ tại Tp. Hồ Chí Minh [49,52,53,55]…