Phân bố của các đặc trưng mưa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên lãnh thổ việt nam (Trang 26 - 28)

Từ tháng 1 đến tháng 4: khơng khí lạnh (KKL) xâm nhập Bắc Bộ Việt Nam chủ yếu từ áp cao Hoa Đông, khi KKL kèm front ảnh hưởng sẽ gây mưa mưa nhỏ nhưng không kéo dài. Đôi khi mưa vừa vào đêm và sáng, khi KKL bị chặn lại phía đơng Hồng Liên Sơn thì số ngày mưa kéo dài một vài ngày. Khi front lạnh mạnh lên và di chuyển xuống phía nam và dừng lại phía bắc đèo Hải Vân thì tổng lượng mưa tháng cao nhất tại Bầu Nước tỉnh Hà Tĩnh và Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi thuộc vùng khí hậu B4 và N1. Giai đoạn này khi mà Áp cao lạnh lục địa di chuyển về phía đơng trong khi áp cao TBD chưa mạnh lên nhưng cũng tồn tại lớp nghịch nhiệt nén ở tầng thấp khoảng 900 mb gây mưa nhỏ mưa phùn, ẩm thấp kéo dài đây là loại hình thời tiết đặc trưng vùng đồng bằng và phía đơng Bắc Bộ tổng lượng mưa tháng tương đối thấp.

Trong khi đó thời kỳ này hoạt động của tín phong NBC suy yếu nên ở Nam Bộ, Miền Trung và Tây Nguyên rất ít mưa, phân bố tổng lượng mưa tháng thấp nhất tại trạm Bù Đốp thuộc tỉnh Bình Phước, Múi Né, Bầu Trắng thuộc tỉnh Bình Thuận thuộc vùng khí hậu N1, Ea Súp, Chư Prơng, Krơng thuộc khu vực Tây Ngun thuộc vùng khí hậu N2; và Cần Giờ thuộc TP. Hồ Chí Minh thuộc vùng khí hậu N3.

Từ tháng 5 đến tháng 8: bắt đầu của thời kỳ chuyểntiếp Xuân- Hè, mở đầu thời kỳ hoạt động của tín phong NBC hợp lưu với KKL xâm nhập “hội tụ kinh hướng” gặp chướng ngại vật địa hình gây mưa, khi đó thường là mưa lớn. Thời kỳ tháng 5, khi hoạt động của gió mùa tây nam mạnh lên hội tụ gió đơng của áp cao TBD hình thành ICTZ, hoặc kết hợp với rìa phía tây áp cao TBD thổi lên rãnh gió mùa (MST); “rãnh tây bắc- đơng nam” khi bị nén bởi áp cao lục địa gây thời tiết xấu: có mưa rào và dơng rải rác chủ

yếu ở phía bắc của trục rãnh. Phân bố tổng lượng mưa tháng lớn nhất tập trung tại Bắc

Quang tỉnh Hà Giang thuộc vùng khí hậu B2, phân bố tổng lượng mưa tháng thấp tại các tỉnh Ninh Thuận, Phú Yên và Quảng Ngãi thuộc vùng khí hậu N1.

Gió mùa tây nam thổi vào Nam Bộ và Tây Nguyên, từ tháng 5 đến tháng 8, địa hình Nam Bộ bằng phẳng nên cần có tác động của hiệu ứng mặt đệm tạo chuyển động đối lưu gây mưa rào và dông, thường xảy ra sau buổi trưa, hoặc muộn hơn, mưa thường không kéo dài, lượng mưa chỉ khoảng 5-10 mm, phân bố tổng lượng mưa tháng trên các vùng khí hậu này khơng cao.

Từ tháng 9 đến tháng 12:Miền núi phía bắc và Đồng Bằng Bắc Bộ đang là thời kỳ

chuyển tiếp từ Thu sang Đông và do ảnh hưởng của KKL yếu ít mưa do đó tổng lượng

mưa tháng thấp nhất cả nước, điển hình tại các tỉnh Lai Châu, Sơn La thuộc vùng khí hậu B1. Trong khi đó, đây là thời kỳ mùa mưa cho khu vực Trung và Nam Trung Bộ (tháng 8 đến tháng 12), khi tín phong mạnh lên và thổi vng góc với địa hỉnh dãy núi cao, mưa sẽ rất lớn nếu đồng thời xuất hiện nhiễu động xốy thuận trên đới tín phong và do ảnh hưởng của ICTZ kết hợp với các nhiễu động nhiệt đới (như sóng đơng, sóng xích đạo hay xốy thuận nhiệt đới), khi gió tín phong hoạt động mạnh (ảnh hưởng của La Nina), ICTZ có thể ảnh hưởng tới Nam Bộ gây mưa rào và dông, phân bố tổng lượng mưa tháng cao nhất phân bố trên các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Nam và Quảng Ngãi thuộc vùng khí hậu B4 và N1.

Khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên chế độ mưa thay đổi bởi sự mạnh lên hay yếu đi của gió mùa tây nam, phân bố tổng lượng mưa tháng khu vực này chỉ nhỉnh hơn so với khu vực miền núi phía bắc chút ít.

3.2.1 Phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm củatổng lượng mưatháng3.2.1.1 Phân bốtổng lượng mưatháng 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên lãnh thổ việt nam (Trang 26 - 28)