Phương pháp bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của mưa axit đến sự thay đổi một số tính chất của đất trồng cây đậu tương (glycine max (l ) merr ) ở tỉnh hòa bình (Trang 33 - 37)

CHƢƠNG 1 .TỔNG QUAN

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm đồng ruộng được tiến hành để nghiên cứu những nội dung sau: Nghiên cứu ảnh hưởng của thành tố pH của mưa axít đến tính chất của đất trồng đậu tương thông qua một số chỉ tiêu bao gồm: pHKCl, pHH2O, CEC, Ca2+, Mg2+ trao đổi (Ca2+TĐ, Mg2+TĐ), chất hữu cơ (OM), N, P, K dễ tiêu ( NDT, PDT, KDT),Al3+, Fe3+, SO42-, Mn2+.

2.3.3.1. Chuẩn bị mẫu

a) Lấy mẫu đất

- Vị trí:

* Khu bố trí thí nghiệm tại huyện Lạc Thuỷ:

-Đất thí nghiệm được lấy tại ruộng trồng hoa màu (ngô, đậu Cô ve, dưa lê,..) tại thôn Tân Tiến, xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hịa Bình. Vị trí lấy mẫu đất ở 20028‟52,2‟‟ vĩ độ Bắc, 105047‟33,9‟‟ kinh độ Đông.

- Điều kiện thời tiết: trời nhiều mây, có nắng và gió nhẹ, nhiệt độ 290C, độ ẩm 54%.

* Khu bố trí thí nghiệm tại huyện Yên Thuỷ:

- Đất thí nghiệm được lấy tại ruộng trồng hoa màu (ngô, đậu Cô ve, rau bắp cải,..) tại Thị trấn Hàng Trạm, huyện n Thủy, tỉnh Hịa Bình. Vị trí lấy mẫu đất ở 20023‟49‟‟ vĩ độ Bắc, 105036‟06‟‟ kinh độ Đông.

25

Điều kiện thời tiết: trời nhiều mây, có nắng và gió nhẹ, nhiệt độ 310C, độ ẩm 52 %.- Trước khi trồng đậu tương, nghiên cứu đã khảo sát, lấy mẫu phân tích thành phần cơ giới, các tính chất hóa học của đất tại các khu vực thí nghiệm Lạc Thuỷ và Yên Thuỷ.

- Phương pháp lấy mẫu đất: Đất lấy ở tầng mặt 0-20 cm, lấy mẫu đất hỗn hợp. Nguyên tắc lấy mẫu là lấy mẫu riêng biệt tại các điểm khác nhau rồi hỗn hợp lại, lấy mẫu trung bình [13].

- Sơ đồ lấy mẫu:

- Mẫu đất nền được tiến hành xác định thành phần cơ giới và phân tích các chỉ tiêu pHKCl, pHH2O, CEC, Ca2+TĐ, Mg2+TĐ, Al3+, Fe3+, SO42-, KDT , NDT, PDT, Mn2+, OM.

- Đất thí nghiệm sau 2 tháng trồng cây đậu tương thí nghiệm sẽ được thu thập để phân tích và đánh giá sự thay đổi tính chất đất dưới ảnh hưởng của mưa axít.

b) Nguyên liệu

- Giống: Giống đậu tương DT84 do Viện di truyền nông nghiệp cung cấp - Phân bón supe Lân Lâm Thao, đạm ure, kali, vơi bột, phân chuồng. - Dụng cụ thí nghiệm:

Bảng 2.1: Dụng cụ thí nghiệm sử dụng cho nghiên cứu của đề tài

Tên dụng cụ Đơn vị Số lượng Ghi chú Máy đo pH HQ40d cầm tay của hãng Hach Cái 01

Quỳ tím Cái 01

Pipet 5 ml Cái 02

Quả bóp Cái 01

Dung dịch H2SO4 1M ml 500

Dung dịch HNO3 1M ml 500

26

2.3.3.2. Bố trí thí nghiệm

- Nghiên cứu được thực hiện tại xã huyện Lạc Thuỷ và Yên Thuỷ, tỉnh Hồ Bình. Thời gian tiến hành thí nghiệm trong vụ hè thu năm 2017.

- Điều kiện thí nghiệm ngồi trời, với mưa axít mơ phỏng. Nhiệt độ khơng khí trong giai đoạn thí nghiệm ở Lạc Thuỷ và Yên Thuỷ dao động từ 21 - 350C, độ ẩm cao nhất là 76%, thấp nhất là 51%.

- Tiến hành chọn những hạt giống đậu tương to, đều. Làm đất, lên luống và gieo hạt. Cây đậu tương được trồng ban đầu theo từng luống, mỗi luống rộng 1m, cao 15-20 cm, rãnh rộng 25-30 cm, khoảng cách giữa các cây là 30-40 cm x 6-7 cm/ 1 cây. Đảm bảo mật độ là 40-45 cây/m2. Mỗi hố được rải một lớp phân mỏng, lấp đất phủ rồi tra hạt lên trên và dùng tay xoa đất lấp kín hạt.

- Bón phân: Lượng phân bón cho diện tích khu đất thí nghiệm (tính cho diện tích khu thí nghiệm) như sau:

Bảng 2.2: Khối lƣợng các loại phân cần bón cho cây trồng trong thí nghiệm Loại phân Lƣợng phân bón

Phân hữu cơ hoai mục 113,4 kg

Phân hữu cơ vi sinh 4,7 kg

Phân đạm urea 1,5 kg

Phân Super lân 5,7 kg

Phân kali clorua 1,5 kg

Vôi bột 3,8 kg

- Cách bón:

+ Bón lót: 100% phân hữu cơ hoặc phân hữu cơ vi sinh + 100% phân lân + 10% phân đạm + 30% phân kali + 100% vơi bột, bón lót vào rạch trước khi trồng. Sau khi bón nên lấp một lớp đất mỏng để hạt đậu tương không bị thối do tiếp xúc trực tiếp với phân. + Bón thúc: chia thành 3 đợt bón

* Đợt 1: Bón 30% phân đạm. Bón kết hợp với xới xáo phá váng và lấp phân để hạn chế phân đạm bay hơi.

* Đợt 2: Bón 60% phân đạm + 50% phân kali. Bón kết hợp với xới xáo làm cỏ. * Đợt 3: Bón nốt lượng kali cịn lại, kết hợp với vun gốc để lấp phân và chống đổ.

27

Trong khuôn khổ nghiên cứu, tần suất và lượng mưa được sử dụng là giá trị trung bình trong giai đoạn nhiều năm từ 2000 – 2015 vào các tháng trong giai đoạn bố trí thí nghiệm (tháng 6,7,8) được sử dụng cho tất cả các cơng thức thí nghiệm.

- Nước tưới cây ở huyện Lạc Thuỷ là nước mưa lấy tại khu vực nghiên cứu có thành phần NO3- (4,02 – 4,16 mg/l), Cl- (0,38 – 0,41mg/l), SO42- (3,52 – 3,61mg/l), NH4+ (0,045 – 0,064 mg/l), Na+ (0,61 – 0,66 mg/l), K+ (0,40 – 0,45 mg/l), Ca2+ (2,81 – 2,86 mg/l), Mg2+ (0,45 – 0,49 mg/l). Nước tưới cây ở huyện Yên Thuỷ là nước mưa lấy tại khu vực nghiên cứu có thành phần NO3- (4,12 – 4,25 mg/l), Cl- (0,36 – 0,40mg/l), SO42- (3,54 – 3,64mg/l), NH4+ (0,048 – 0,069 mg/l), Na+ (0,65 – 0,69 mg/l), K+ (0,39 – 0,42 mg/l), Ca2+ (2,81 – 2,90 mg/l), Mg2+ (0,48 – 0,51mg/l).Cứ 2 tuần/lần phân tích mẫu nước mưa. Nước tưới cây là nước mưa được điều chỉnh pH ở các mức khác nhau (3,0; 3,5; 4,0; 4,5; 5,0; 5,5) bằng dung dịch H2SO4 1M và dung dịch HNO3 1M theo tỉ lệ H2SO4 : HNO3 = 2:1.Tần suất xuất hiện mưa axít là 33% . Đây là các giá trị tần suất trung bình tính được từ tháng 6 - 8 trong giai đoạn 16 năm (2000 – 2015) của tỉnh Hòa Bình.Tổng lượng nước mưa axít là 294 mm. Đây là giá trị trung bình tổng lượng mưa axít tính được từ tháng 6-8 trong giai đoạn 2000 - 2015 của tỉnh Hịa Bình.

- Cây thí nghiệm được tiến hành tưới trong 30 phút. Phương pháp tưới nước mưa axit mơ phỏng được sử dụng trong thí nghiệm là tưới phun cách mặt cây 1m, các giọt nước với đầu phun có đường kính 0,3 mm. Khn viên thí nghiệm được kéo mái che khi trời mưa.

- Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 yếu tố (pH, tần suất và lượng mưa) do đó số nghiệm thức của khối ngẫu nhiên đầy đủ là tích số của số mức của cả 3 yếu tố, bao gồm 21 cơng thức thí nghiệm kể cả mẫu đối chứng. Mẫu đối chứng là mẫu khơng tưới nước mưa axít. Thí nghiệm tiến hành với 3 lần nhắc lại. Sử dụng chương trình IRRISTAT 5.0 để tạo sơ đồ thí nghiệm. Các cơng thức thí nghiệm và sơ đồ bố trí thí nghiệm trong nghiên cứu được thể hiện ở Bảng 2.3 và 2.4.

Bảng 2.3: Các công thức thí nghiệm CT1 pH= 3,0 CT2 pH= 3,5 CT3 pH= 4,0 CT4 pH= 4,5 CT5 pH= 5,0 CT6 pH= 5,5 Đối chứng

28 Bảng 2.4: Sơ đồ bố trí thí nghiệm Lần lặp 1 Lần lặp 2 Lần lặp 3 CT1 CT3 ĐC CT2 CT1 CT6 CT3 ĐC CT1 CT4 CT2 CT2 CT5 CT5 CT4 CT6 CT6 CT5 ĐC CT4 CT3

Tổng diện tích khu đất bố trí thí nghiệm trong từng khu vực bố trí thí nghiệm ở Lạc Thuỷ và Yên Thuỷ là 189 m2 được chia thành 21 ơ thí nghiệm, diện tích mỗi ơ thí nghiệm là 3 x 3m. Chia khu đất theo chiều dọc thành 7 ô, khoảng cách giữa các ô trong cùng một lần lặp lại là 30 cm và giữa các lần lặp lại là 50 cm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của mưa axit đến sự thay đổi một số tính chất của đất trồng cây đậu tương (glycine max (l ) merr ) ở tỉnh hòa bình (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)