TÍCH CỰC XÂY DỰNG SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC-ĐAØO TẠO CỦA TỈNH NHAØ
Hội Cựu giáo chức (CGC) tỉnh Bắc Giang là hộixã hội nghề nghiệp, đồng thời là thành viên Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật, Hội Cựu giáo chức luôn coi trọng yếu tố nghề nghiệp
trong các hoạt động của mình. Hội được UBND tỉnh quyết định cho phép thành lập từ tháng 11/2005. Tháng 3/2011 Hội đã tổ chức đại hội đại biểu nhiệm kỳ II (2011-2015) và được UBND tỉnh quyết định phê duyệt Điều lệ bổ sung của Hội. Điều lệ xác định mục đích của Hội là: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, phát huy truyền thống yêu nước và cách mạng, năng lực, trí tuệ và phẩm chất tốt đẹp của nhà giáo, tiếp tục góp phần thực hiện chiến lược phát triển giáo dục đào tạo phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Kể từ khi thành lập đến nay, hệ thống tổ chức hội và các hoạt động của hội không ngừng phát triển cả về số lượng, chất lượng.
Đến nay hội vẫn giữ vững sự ổn định 10 hội huyện, thành phố, 208 xã phường, thị trấn , 4 chi hội trực thuộc với 8.052 hội viên, chiếm 96% số cựu giáo chức nghỉ chế độ trong tỉnh. Trung bình hàng năm có trên 400 cán bộ giáo viên nghỉ hưu gia nhập hội.
Là hội xã hội nghề nghiệp, đồng thời là thành viên Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật, Hội CGC luôn coi trọng yếu tố nghề nghiệp trong các hoạt động của mình.
Trước hết các cấp hội đã chủ động xây dựng mối quan hệ gắn bó với cấp quản lý giáo dục đồng cấp để có thêm những điều kiện thuận lợi về xây dựng và phát triển, có thêm những điều kiện, phương tiện làm việc và hoạt động, từng bước khẳng định uy tín, vị thế của tổ chức hội đối với ngành giáo dục đào tạo và địa phương.
Ngay từ năm 2008, lãnh đạo Hội CGC, lãnh đạo Sở GD-ĐT, công đoàn giáo dục tỉnh đã có văn bản liên tịch Quy định trách nhiệm cùng phối hợp thực hiện các hoạt động xây dựng sự nghiệp giáo dục đào tạo trong tỉnh. Tháng 3/2012, các cấp hội đã cùng với ngành tổ chức tổng kết kết quả sau 4 năm thực hiện; thống nhất và ký văn bản quy định nội dung phối hợp giai đoạn 2012-2016, tạo được sự chuyển biến mới từF
KHOA HỌC&ỨNG DỤNG
BẢN TIN
nhận thức đến trách nhiệm tổ chức thực hiện những nội dung quy định giữa các hội với đơn vị giáo dục đồng cấp. Trong năm 2008, 100% đơn vị hội cơ sở đã đăng ký thực hiện 307 việc hỗ trợ nhà trường; năm 2009 đến nay tăng lên 416 việc. Các việc đăng ký được lựa chọn hợp lý, thiết thực, phù hợp với điều kiện của mỗi đơn vị và được thực hiện có hiệu quả ở các nhóm việc như:
- Tham gia tư vấn với chính quyền, các nhà trường về công tác giáo dục đào tạo ở địa phương.
- Phối hợp với nhà trường và gia đình quản lý giáo dục học sinh có đạo đức chưa ngoan, phụ đạo học sinh học lực yếu.
- Tham gia xây dựng cảnh quan trường học, sưu tầm tài liệu xây dựng phòng truyền thống. Làm và tặng đồ chơi cho trường mầm non, tặng sách thư viện trường học, tặng quà cho học sinh nghèo vượt khó...
Nhiều hội xã đã thực hiện rất tốt nhiệm vụ phối hợp tham gia hỗ trợ sự nghiệp giáo dục đào tạo ở địa phương, trong đó tiêu biểu là hội xã Bảo Sơn (Lục Nam), Tân Thịnh (Lạng Giang), Hoàng Ninh (Việt Yên), Bố Hạ (Yên Thế), Cảnh Thụy (Yên Dũng), Đa Mai (TP Bắc Giang), Dương Hưu (Sơn Động), Thị trấn Cao Thượng (Tân Yên), TT Chũ (Lục Ngạn), Xuân Cẩm (Hiệp Hòa).
Hàng năm các cấp hội đã phối hợp với các cấp quản lý giáo dục tổ chức nhiều hoạt động thông tin, hội thảo, phổ biến tới hội viên nắm được tình hình phát triển giáo dục đào tạo của tỉnh, của địa phương; động viên hội viên gương mẫu tham gia thực hiện các kế hoạch phát triển giáo dục đào tạo, trong đó trước hết phải gương mẫu giáo dục con cháu chăm ngoan, học tốt, lao động công tác tốt, không vi phạm pháp luật, tích cực tham gia công tác xã hội hóa giáo dục ở địa phương. Đến nay hầu hết hội viên đã nuôi dạy con đạt trình độ trung học, được học nghề, đỗ cao đẳng, đại học, trên đại học.
Thực hiện sự chỉ đạo của TW Hội, Tỉnh Hội đã tập hợp nhiều nhà giáo giàu kinh nghiệm tham gia nhiều cuộc hội thảo đóng góp ý kiến về những chủ trương lớn của ngành như: thực hiện cuộc vận động Hai không, thực hiện kế hoạch xây dựng xã hội học tập, luật giáo dục sửa đổi... Đặc biệt trong tháng 5/2012, Hội đã tổ chức tốt hội thảo, đề xuất ý kiến về thực hiện Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo Việt Nam, giúp TW Hội tổng hợp đề xuất với TW Đảng xây dựng kết luận về phát triển giáo dục đào tạo tại kỳ họp Ban chấp hành TW lần thứ 6.
Ngoài ra, Hội đã tổ chức khảo sát, xây dựng đề cương đề tài nghiên cứu khoa học: Đánh giá thực trạng và các giải pháp giáo dục đạo đức học sinh phổ thông trong tỉnh để trình hội đồng khoa học tỉnh. Các cấp hội trong tỉnh đã phối hợp thường xuyên với Hội khuyến học, động viên hội viên nhiệt tình tham gia ủng hộ quỹ khuyến học của địa phương đạt gần 100 triệu mỗi năm. Một số hội xã thuộc các huyện Yên
Thế, Tân Yên, Lạng Giang, Việt Yên, Hiệp Hòa đã xây dựng quỹ khuyến học của đơn vị. Nhiều hội viên của hội đã tham gia công tác quản lý tại các cấp hội khuyến học, các TT học tập cộng đồng phát huy tốt vai trò, tiềm năng của nhà giáo, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hàng năm các cấp hội trong tỉnh tổ chức khen thưởng học sinh giỏi, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn vẫn học tập tốt, những nhà giáo tâm huyết với nghề nghiệp. Kết quả các cấp hội trong tỉnh khen thưởng 315 học sinh, 37 nhà giáo với số tiền gần 270 triệu đồng.
Để góp phần tham gia xây dựng nông thôn mới, Thường trực Tỉnh Hội phát động trong hội viên tham gia vào công tác dạy nghề cho người lao động. 412 hội viên có năng lực, trí tuệ, có chuyên môn dạy nghề trực tiếp tham gia giảng dạy ở các trường dân lập, tư thục, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng. Mỗi một hội viên cựu giáo chức vận động được từ 1 đến 2 người trong gia đình dòng họ, thôn xóm tham gia học nghề.
Hội Cựu giáo chức tổ chức hội thảo Hội Cựu giáo chức tham gia xây dựng xã hội học tập. Trước hết xác định cho hội viên, tùy theo sức khỏe, điều kiện mà chọn cho mình một hình thức học tập phù hợp với bản thân. Hội Cựu giáo chức tổ chức tuyên truyền trong nhân dân đề án xây dựng xã hội học tập của Chính phủ, UBND tỉnh giai đoạn 2005-2012. Đặc biệt tuyên truyền cho mọi người nhận thức rõ là phải học tập suốt đời.
Cùng với thực hiện tốt nhiệm vụ tham gia xây dựng sự nghiệp giáo dục đào tạo, các cấp hội trong tỉnh đã gương mẫu thực hiện các cuộc vận động lớn ở địa phương. Trên 1 nghìn hội viên tham gia công tác Đảng, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, được địa phương ghi nhận, khen thưởng. Nhiệm vụ chăm lo đời sống hội viên cũng đã được các cấp hội thực hiện rất tốt.
Với những thành tích hoạt động của Hội trong 8 năm qua nhiều tập thể và hội viên đã được địa phương và Hội biểu dương khen thưởng, 85% đơn vị hội xã được xếp loại vững mạnh, 94,5% gia đình hội viên được địa phương xếp loại gia đình văn hóa. Đặc biệt năm 2009 Hội CGC tỉnh Bắc Giang đã được Trung ương Hội tặng Cờ thi đua đơn vị xuất sắc toàn diện, năm 2011 được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen.
Phát huy những kết quả hoạt động trong 8 năm qua, các cấp hội CGC trong tỉnh đã thống nhất cao quyết tâm thi đua thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ mục tiêu của hội trong nhiệm kỳ II (2011-2015) góp phần tích cực vào sự phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, phát triển kinh tế - xã hội của quê hương Bắc Giang thêm giàu đẹp.
BBT
cam V2 tiếp tục được theo dõi về sinh trưởng, phát triển, hướng dẫn phòng, trừ sâu bệnh hại...
Cùng với việc nhân rộng mô hình trồng cam V2 trên địa bàn huyện Yên Thế, để đánh giá về năng suất, chất lượng cam V2, trong khuôn khổ của dự án có nội
dung phân tích chất lượng quả cam V2 trồng trên địa bàn huyện Yên Thế từ năm 2010. Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho các hộ gia đình đã trồng từ 2010 về cách chăm sóc, nâng cao chất lượng và giữ cho quả không bị
rụng, đến cuối năm 2013 sẽ lấy mẫu phân tích chất lượng.
Mặc dù cam V2 được trồng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ năm 2010, qua quá trình theo dõi và đánh giá của người dân, bước đầu nhận thấy giống cam này phát triển rất mạnh, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, có thể nhân rộng trên địa bàn huyện Yên Thế nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung.
KHOA HỌC&ỨNG DỤNG
BẢN TIN