Kêt quả điều tra nguồn cây thuốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc tại huyện xín mần, tỉnh hà giang 005 (Trang 30 - 33)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Kêt quả điều tra nguồn cây thuốc

Như đã trình bày ở phần Phương pháp và Địa điểm điều tra, việc điều tra nghiên cứu về nguồn cây thuốc ở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang được tiến hành trên tổng số 12 xã và thị trấn trong vịng 2 năm (2014 và 2015). Do cơng tác điều tra thu thập thực hiện vào các xã là cuối mùa xuân và đầu mùa hè, nên hầu hết các loài cây thuốc đang vào mùa sinh trưởng phát triển mạnh, nhiều lồi đang có hoa quả nên thuận lợi trong việc nhận dạng các loài.

Sau khi tiến hành kiểm tra, xác định tên khoa học các loài cây thuốc đã thu thập, kết quả cho thấy, đã ghi nhận được ở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang có 209 lồi cây thuốc, thuộc 183 chi, 114 họ của 5 ngành thực vật cụ thể ở bảng sau:

Bảng 3.1. Kết quả điều tra về thành phần lồi cây thuốc ở huyện Xín Mần

STT Ngành và Lớp Số họ Số chi Số loài 1 Ngành Mộc tặc/Tháp bút (Equisetophyta) 1 1 2 2 Ngành Thông đất /Thạch tùng (Lycopodiophyta) 1 2 2 3 Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) 5 6 6 4 Ngành Thông / Hạt trần (Pinophyta/Gymnospermae) 2 3 4 5 Ngành Ngọc lan /Hạt kín (Magnoliophyta/ Angiospermae) 105 171 195 5.1 Lớp Ngọc lan /lớp Hai lá mầm 90 137 147

(Magnoliopsida / Dicotyledon)

5.2 Lớp Hành/lớp Một lá mầm (Liliopsida /

Monocotyledon) 15 34 48

Tổng số 114 183 209

Trong tổng số 209 loài thực vật làm thuốc đã biết thuộc 183 chi, 114 họ, 5 ngành thực vật bậc cao có mạch đều là các cây thuốc mọc tự nhiên. Trong đó ngành Ngọc lan phần lớn các loài thuộc lớp Ngọc lan - Hai lá mầm và một số ít thuộc lớp Hành - Một lá mầm.

*Xây dựng danh lục cây thuốc huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.

Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của công tác điều tra cây thuốc ở địa phương hay trên vùng lãnh thổ của một Quốc gia là phải phát hiện, thống kê được các loài thực vật có cơng dụng làm thuốc ở phạm vi nghiên cứu đó. Kết quả cuối cùng của nhiệm vụ này là xây dựng được tập Danh lục cây thuốc ở vùng nghiên cứu - ở đây chính là tập Danh lục cây thuốc huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.

Như chúng ta đã biết, để xây dựng được tập Danh lục cây thuốc cần phải đáp ứng được đầy đủ các thông tin về:

- Tất cả các cây thuốc cần phải xác định được chính xác tên Khoa học đến lồi, thứ (nếu có). Để bảo đảm tính khoa học cho tập Danh lục, nhìn chung các lồi đều có tiêu bản thực vật kèm theo (ngoại trừ một số lồi cây thuốc phổ thơng như: Cỏ gấu, Cỏ màn trầu, Cỏ cứt lợn, Cỏ tranh, Rau má, Đơn kim, … do có sự phân bố gần như ở nhiều nơi tại miền Bắc Việt Nam, nên không nhất thiết phải thu thập tiêu bản kèm theo).

- Từng loài cây thuốc cần có đủ một số thông tin khác, như tên gọi thông dụng, tên theo tiếng địa phương (nếu có), bộ phận dùng, cách sử dụng và cơng dụng chữa bệnh, phịng bệnh hay để bồi bổ sức khỏe.

Sau khi kết thúc các đợt điều tra ngoại nghiệp, việc xác định tên khoa học và hệ thống lại các thơng tin của các lồi cây thuốc cũng đã hoàn tất. Tất cả những thông tin này là nguồn dẫn liệu ban đầu để xây dựng Danh lục cây thuốc.

Như ở kết quả nghiên cứu (3.1) đã đề cập, qua điều tra ở huyện Xín Mân, tỉnh Hà Giang đã phát hiện và ghi nhận được 209 loài cây thuốc thuộc 183 chi của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Tập Danh lục cây thuốc huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang cũng sẽ gồm tổng số 209 loài. Các loài cây thuốc trong danh lục được biên soạn lần lượt theo vần ABC tên phổ thơng. Thơng tin đối với mỗi lồi cây thuốc ở

Phụ lục 1 gồm:

Tên cây thuốc:

+ Tên thông dụng, tên theo tiếng địa phương (nếu có), +Tên khoa học (đã điều chỉnh hợp Danh pháp)

+ Họ thực vật.

Công dụng và bộ phận dùng: Về công dụng và bộ phận dùng ghi nhận theo

các tài liệu về cây thuốc Việt Nam và kinh nghiệm của nhân dân địa phương đã thu thập được trong q trình điều tra nghiên cứu ở huyện Xín Mần.

Dạng cây: Ở đây không nghiên cứu Dạng sống mà đơn giản chỉ ghi nhận về

Dạng cây: Là cây gỗ, cây bụi, cây thảo cỏ/thân thảo (gồm cả dạng cây 1 năm và nhiều năm), dây leo (dây leo thảo và dây leo gỗ).

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của tập danh lục

- Tập Danh lục là kết quả khoa học quan trọng nhất của đề tài điều tra, nghiên cứu, thu thập về cây thuốc ở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. Thông qua tập Danh lục, trước hết cho biết về tính đa dạng và phong phú của nguồn tài nguyên cây thuốc của huyện Xín Mần. Đó là sự đa dạng và phong phú về số lượng loài, về thành phần chủng loại (các nhóm cây, sự phong phú về các bậc taxon...), về dạng sống, về các bộ phận dùng và nhất là về giá trị làm thuốc của chúng. Hầu hết các cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm, để chữa trị nhiều loại chứng bệnh thông thường mắc phải. Một số loài là nguyên liệu chiết xuất hoạt chất, trong cơng nghiệp dược (Bình vơi, Cỏ cứt lợn, Hy thiêm ...). Vài lồi khác có giá trị xuất khẩu cao (Bình vơi, Đậu khấu, Thiên niên kiện, Cẩu tích ...). Tập Danh lục là tài liệu có thể sử dụng để giảng dạy, nghiên cứu và tham khảo về tài nguyên cây thuốc huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, cũng như ở Việt Nam.

Ý nghĩa thực tiễn:

Tập Danh lục này khác với loại Danh sách cây thuốc (List of medicinal

plants) chỉ liệt kê tên các loài cây thuốc. Mặc dù tập Danh lục được xây dựng dưới dạng bảng, song mỗi loài lại đề cập được các thông tin cơ bản về cây thuốc (Catalogue). Bởi vậy, đây là tài liệu giúp cho các thầy thuốc y học cổ truyền (bao gồm cả các Ông lang Bà mế), nhận biết thêm các cây thuốc sẵn có tại địa phương để sử dụng. Nhiều lồi có cách dùng đơn giản, an tồn nên có thể biên soạn lại, để hướng dẫn rộng rãi trong nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc tại huyện xín mần, tỉnh hà giang 005 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)