Giá trị Amoni tại các điểm quan trắc trên sông Cầu năm 2012 dao động từ 0.05 -1.31mg/l. Tại Cầu Trà Vườn (11) cho giá trị cao nhất khi quan trắc vào đợt 2 (tháng 5) 1,31 mg/l vượt 2,62 lần so với QCVN loại B1. Nguyên nhân cao do điểm này là điểm tiếp nhận nguồn nước thải của khu công nghiệp gang thép và nước thải sinh hoạt của thành phố Thái Nguyên.
Tất cả các giá trị nitrat trên đểu nhỏ hơn QCVN 08:2008 loại A2. Hàm lượng Nitrit tương đối cao và có xu hướng tăng dần về cuối nguồn đặc biệt ở Bắc Ninh và Bắc Giang tại các đợt quan trắc đều cao hơn QCVN08:2008 loại B1. Nguyên nhân là do các điểm này ảnh hưởng trực tiếp từ nguồn nước thải làng nghề và nước thải sinh hoạt trên 2 địa bàn tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang.
1.2.2. Tổng quan về các nguồn thải trên lƣu vực sông Cầu
Các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên LVS Cầu đã tác động rất lớn đến chất lượng nước sơng. Cơ cấu kinh tế LVS Cầu có sự khác biệt giữa các tỉnh vùng núi, trung du và đồng bằng trong lưu vực. Ở các tỉnh Bắc Kạn, Bắc Giang
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 M g/ l
Vi tri cac tram
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 5 QCVN A2 QCVN B1
và các vùng thuần nông khác trên LVS Cầu, tác nhân gây ô nhiễm môi trường chủ yếu do nước thải sinh hoạt và các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Ngược lại, ở các huyện giáp sông Cầu thuộc tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hà Nội (huyện Đông Anh, Mê Linh) …tác nhân gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề và đô thị.
Trong LVS Cầu thì các loại hình xả thải chủ yếu là sản xuất công nghiệp, sinh hoạt, làng nghề và nước thải y tế, trong đó: Nước thải sản xuất công nghiệp chiếm khoảng 51,1% tổng lượng xả thải toàn vùng. Nước thải sinh hoạt khoảng 44,2%. Nước thải y tế khoảng 0,4%. Nước thải khu vực làng nghề khoảng 4,3%.
Các KCN, các cơ sở sản xuất phân bố ở các địa phương trong vùng, dọc các trục quốc lộ, tỉnh lộ phát triển, do đó nước thải từ các hoạt động sản xuất cũng phát sinh tại các khu vực này.
Các nguồn thải chính trên LVS Cầu bao gồm:
1.2.2.1. Nguồn thải công nghiệp
Các hoạt động kinh tế - xã hội đang phát triển mạnh trên LVS Cầu là nguyên nhân làm giảm sút chất lượng và gây ô nhiễm nguồn nước sông Cầu. Theo thống kê chưa đầy đủ trên địa bàn lưu vực có hơn 500 doanh nghiệp Nhà nước và hàng ngàn cơ sở tư nhân đang hoạt động ở hầu hết các loại hình cơng nghiệp, thủ công nghiệp, làng nghề.
Công nghiệp luyện kim, cán thép: Tập trung chủ yếu ở Thái Nguyên với tổng lượng nước thải khoảng 16.000 m³ /ngày đêm. Hàng năm nhiều nhà máy luyện cán thép, các nhà máy công nghiệp thải vào sông Cầu hàng chục triệu m³ nước thải với nhiều chất ơ nhiễm, trong đó có hàm lượng phenol và xianua vượt quá giới hạn cho phép hàng trăm lần.
Công nghiệp sản xuất giấy: Cũng là nguồn ô nhiễm đáng kể với tổng tải lượng khoảng 3.500 m³ /ngày. Nước thải từ nguồn này gần như không được xử lý và đổ trực tiếp ra sông Cầu gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Chế biến thực phẩm: Lưu lượng nước thải chưa qua xử lý của các nhà máy, cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm tại các tỉnh trên lưu vực đổ vào sông Cầu khoảng 2.000 m³/ngày, với hàm lượng chất hữu cơ, vi khuẩn, Coliform cao.
1.2.2.2. Nguồn thải từ các làng nghề
Trên LVS Cầu có khoảng trên 230 làng nghề (nấu rượu, sản xuất giấy, mạ kim loại, tái chế phế thải, gốm sứ,… ) tập trung chủ yếu ở Bắc Ninh (62 làng nghề), Vĩnh Phúc (42 làng nghề), Thái Nguyên (61) và một số làng nghề rải rác ở Bắc Giang, Hải Dương. Các làng nghề này một mặt đã góp phần gia tăng sản phẩm xã hội và tạo công ăn việc làm, nhưng hàng ngày, hàng giờ thải các chất độc hại vào các con sông trong LVS Cầu làm suy thối và ơ nhiễm nước sơng Cầu rất trầm trọng. Các làng nghề ở Bắc Ninh thải vào sông Ngũ Huyện Khê; Các làng nghề ở Vĩnh Phúc thải vào sông Cà Lồ; Các làng nghề ở Thái Nguyên thải trực tiếp vào sông Cầu.
1.2.2.3. Nguồn thải từ sinh hoạt, y tế
Hầu hết rác thải từ sinh hoạt và y tế đều không được xử lý và đổ bừa bãi ra các bờ sông, hồ, ao trong lưu vực. Theo số liệu thống kê của các tỉnh, ước tính có khoảng 1500 tấn rác trong 1 ngày. Đây là nguồn gây ô nhiễm tiềm tàng cho nước mặt và nước ngầm thuộc LVS Cầu. Rác thải tại các Thành phố và Thị xã trong lưu vực đều thu gom rác và đổ tập trung vào 1 khu vực của địa phương, khơng có xử lý, tỉnh nào cũng đang gặp khó khăn về vấn đề xử lý bãi rác.
LVS Cầu có khoảng 1.545 cơ sở y tế với lượng nước thải y tế ước tính là khoảng trên 4.000 m³ /ngày. Nước thải y tế thường chứa nhiều hóa chất độc hại, chất hữu cơ và các vi khuẩn gây bệnh, không qua xử lý mà được thải trực tiếp vào nguồn nước.
Các cơng trình xử lý nước thải của các đô thị, các bệnh viện hầu như chưa có hoặc cơng nghệ thấp. Riêng tồn bộ rác thải của các bệnh viện nói trên chưa được phân loại từ nguồn nước, rác thải mang mầm bệnh độc hại cho LVS Cầu.
1.2.2.4. Chất thải do sản xuất nông nghiệp
Hiện tại tất cả các vùng sản xuất nông nghiệp trong lưu vực đều sử dụng rộng rãi các loại phân hóa học khoảng 500.000 tấn/năm và thuốc diệt trừ sâu bệnh khoảng 4.000 tấn/năm, lượng dư thừa đổ vào lưu vực ước tính đến một phần ba. Do mở rộng sản xuất nên lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong nông nghiệp cũng khá lớn, khoảng 3kg/ha/năm, trong đó thuốc trừ sâu chiếm tỷ
lệ lớn nhất (68,3%). Tại các vùng trồng rau, tỷ lệ thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng cao gấp 3-5 lần các vùng trồng lúa.
Nước thải và chất thải rắn từ hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm của các tỉnh liên quan đến LVS Cầu đều được đổ xuống các nguồn nước mặt vì các biện pháp xử lý ở đây còn rất hạn chế.
1.2.2.5. Nguồn thải từ hoạt động khai thác khoáng sản
Hiện nay, khu vực đầu nguồn sơng Cầu có 70 mỏ và cụm mỏ khoáng sản đã và đang được khai thác. Trong 70 mỏ đang khai thác gồm có 10 mỏ than đá, 41 mỏ kim loại, 17 mỏ vật liệu xây dựng và 2 mỏ khống chất cơng nghiệp.
Cơng nghiệp khai khống và chế biến khoáng sản chủ yếu tập trung ở Bắc Kạn và Thái Nguyên. Chất thải rắn từ các mỏ than vào khoảng 1,5 triệu tấn/năm, từ các mỏ sắt khoảng 2,5 triệu tấn/năm, tại các mỏ thiếc khoảng 800.000 tấn/năm. Hầu hết các khu mỏ khai thác đều khơng có khu xử lý nước thải, nước thải rửa quặng chứa nhiều chất độc hại và hàm lượng lơ lửng cao (đạt đến 400mg/l), theo mưa hoặc thải trực tiếp vào sông Cầu với tải lượng ngày càng tăng lên.1.2.3. Giảm thiểu và xử lý nước thải tại nguồn
1.2.3.1. Tình hình xả nước thải
Tổng lượng nước thải chính của 6 tỉnh thuộc LVS Cầu năm 2010 ước tính khoảng 390,2 triệu m³/năm, tương đương khoảng 1,07 triệu m³/ngày.
- Tỉnh Hải Dương là tỉnh có tổng lượng xả thải lớn nhất trong lưu vực, khoảng 97,06 triệu m³/năm, tương đương khoảng 265,93 nghìn m³/ngày, bằng 24,9%.
- Thái Nguyên là tỉnh có tổng lượng xả thải nhiều thứ 2 trong lưu vực, khoảng 88,27 triệu m³/năm, tương đương khoảng 241,85 nghìn m³/ngày , bằng 22,6%.
- Tỉnh Bắc Ninh có tổng lượng xả thải khoảng 75,44 triệu m³/năm, tương đương khoảng 206,69 nghìn m³/ngày, bằng 20,5% tổng lượng xả thải toàn vùng.
- Tỉnh Bắc Giang có tổng lượng xả thải khoảng 60,5 triệu m³/năm, tương đương khoảng 165,75 nghìn m³/ngày, bằng 15,5%.
- Tỉnh Vĩnh Phúc có tổng lượng xả thải khoảng 48,78 triệu m³/năm, tương đương khoảng 133,64 nghìn m³/ngày, bằng 12,5%
- Bắc Kạn là tỉnh có tổng lượng xả thải ít nhất trong lưu vực sông Cầu, khoảng 15,49 triệu m³/năm, tương đương khoảng 42,44 nghìn m³/ngày , bằng 4,0%.
* Tại tỉnh Bắc Kạn, hiện tại trên tồn lưu vực tỉnh Bắc Kạn có các đơn vị tạo ra nguồn thải, có khối lượng chất thải được coi là điển hình gây nên ơ nhiễm, đó là tại huyện Chợ Đồn có xưởng tuyển của Cơng ty khống sản Bắc Kạn, Công ty TNHH Việt Trung; Công ty cổ phần Lâm sản Bắc Kạn tại TX. Bắc Kạn.
* Tại tỉnh Bắc Giang, nước thải tập trung lớn tại TP. Bắc Giang và các huyện Việt Yên, Hiệp Hòa, Tân Yên, Lục Nam. Với tốc độ phát triển cơng nghiệp khá nhanh như hiện nay thì trong một vài năm tới nước thải cũng là vấn đề lớn tại các KCN Đình Trám, Song Khê-Nội Hồng, cụm cơng nghiệp Đồng Vàng.
* Tại tỉnh Thái Nguyên, nước thải tập trung tại các KCN Sông Công, KCN Lưu Xá và trên 25 KCN nhỏ trên địa bàn TP. Thái Nguyên, TX. sông Công, các cơ sở sản xuất phân tán khác gây ô nhiễm nước nghiêm trọng như khu cán thép Gia Sàng, khu sản xuất giấy nhà máy Hoàng Văn Thụ.
* Tại tỉnh Vĩnh Phúc, nước thải sản xuất công nghiệp tập trung ở TP. Vĩnh Yên, KCN Khai Quang, Bình Xuyên, KCN Kim Hoa - Phúc Thắng, cụm công nghiệp Hương Canh, Tiền Phong, cụm kinh tế –xã hội Tân Tiến.
* Tại tỉnh Bắc Ninh, nước thải chủ yếu ở các KCN Tiên Sơn, Quế Võ, cụm công nghiệp Lạc Vệ, Tân Hồng, Khắc Niệm, Thuận Thành, Đình Bảng-Tiên Sơn, Phá Lãng-Gia Lương, Đông Tiến-Hàm Sơn,...
* Tại tỉnh Hải Dương, nước thải chủ yếu từ các KCN Nam Sách, Phúc Điền, các nhà máy xi măng và sản xuất gạch ngói…
1.2.3.2.Tình hình xử lý nước thải
Tổng hợp thông tin về phương thức quản lý xả nước thải tại các cơ sở sản xuất cho thấy hầu hết các cơ sở đều tự quản lý việc xả nước thải của mình, có
một số cơ sở chưa rõ ràng trong việc quản lý các hoạt động xả thải. Phần lớn các cơ sở khơng áp dụng các biện pháp nhằm kiểm sốt tổng lượng và chất lượng nguồn nước thải, các cơ sở khác áp dụng biện pháp lắng lọc thô sơ, trên 90% các cơ sở khơng đóng phí xả nước thải và phí gây ơ nhiễm mơi trường.
Nhìn chung mơi trường ở nhiều KCN, các cơ sở sản xuất trên LVS Cầu vẫn đang tiếp tục xuống cấp, nhiều nơi ơ nhiễm ở mức báo động. Cơng tác phịng ngừa và hạn chế các tác động xấu đối với môi trường chưa tốt. Chưa xử lý các cơ sở gây ô nhiễm mơi trường nghiêm trọng; chưa kiên quyết đình chỉ hoạt động hoặc buộc di dời đối với những cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng.
a. Nƣớc thải sinh hoạt
Tổng lượng xả thải
Tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh ở các tỉnh trên LVS Cầu từ năm 2005 đến 2010 ước tính như sau:
Bảng 1.10. Tổng lượng nước thải sinh hoạt các tỉnh LVS Cầu (nghìn m³/ngày)
Tỉnh 2005 2006 2007 2008 2010 Bắc Kạn 12,8 13,0 13,1 13,3 19,6 Thái Nguyên 51,8 52,8 53,4 54,0 87,2 Vĩnh Phúc 49,6 50,2 52,2 47,2 74,3 Bắc Ninh 42,0 42,5 43,4 45,2 79,9 Bắc Giang 63,5 64,1 64,9 65,7 92,2 Hải Dương 73,7 74,2 74,9 75,9 118,9 Tổng 293,5 296,8 301,8 301,3 472,1 Nguồn [4]
Tổng lượng nước thải sinh hoạt ở các tỉnh trong lưu vực năm 2005 khoảng 107,1 triệu m³/năm tương đương 293,5 nghìn m³/ngày, đến năm 2010, tổng lượng nước thải sinh hoạt toàn vùng tăng lên 172,3 triệu m³/năm tương đương 472,1 nghìn m³/ngày.
Các khu vực xả nước thải chính vào sơng Cầu
Trên phạm vi lưu vực thì nước thải sinh hoạt tập trung chủ yếu tại khu vực đô thị, thị trấn và một phần ở khu vực nông thôn ở các tỉnh như:
- Tỉnh Bắc Ninh tập trung tại TP. Bắc Ninh và 4 huyện là Quế Võ, Tiên Du, Từ Sơn và huyện Yên Phong.
- Tỉnh Bắc Giang tập trung tại TP. Bắc Giang và 4 huyện là Hiệp Hòa, Tân Yên, Việt Yên và huyện Yên Dũng.
- Tỉnh Bắc Kạn tập trung tại TX. Bắc Kạn và 3 huyện là Bạch Thông, Chợ Đồn và huyện Chợ Mới.
- Tỉnh Thái Nguyên tập trung phần lớn tại TP. Thái Nguyên và 8 huyện, TX. là Đại Từ, Đồng Hỷ, Định Hóa, Phổ n, Phú Bình, Phú Lương, TX. Sơng Cơng và huyện Võ Nhai.
- Tỉnh Vĩnh Phúc tập trung tại TP. Vĩnh Yên, TX. Phúc Yên và tại 6 huyện là Bình Xuyên, Mê Linh, Tam Đảo, Tam Dương, Vĩnh Tường và huyện Yên Lạc.
b. Tình hình xử lý nƣớc thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt trên địa bàn các tỉnh thuộc phạm vi LVS Cầu được thải chung với các loại nước thải khác như nước thải sản xuất, bệnh viện,… nước thải phát sinh từ các khu dân cư chưa được kiểm soát về số lượng và chất lượng. Những khu vực chưa có hệ thống thốt nước chung, nước thải sinh hoạt được thải chủ yếu theo địa hình, lưu vực thốt nước tự nhiên, một phần ngấm xuống đất, bốc hơi gây ơ nhiễm mơi trường sống và khó kiểm sốt. Ở các thị trấn ít phát triển sản xuất thì nước thải sinh hoạt chiếm tỷ lệ cao so với tổng lượng nước thải, đồng thời mức độ xử lý trước khi xả thải cũng hạn chế hơn.
Các khu đơ thị trong vùng đều chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, hoặc nếu có thì cũng chưa hoạt động, đang trong giai đoạn xây dựng hoặc hoạt động cầm chừng không hiệu quả. Tại tất cả các khu dân cư được điều tra, khơng có khu vực nào có hệ thống quản lý, kiểm sốt cả về chất lượng và tổng lượng nước thải.
c. Nƣớc thải y tế
Tổng lượng xả thải
Tổng lượng nước thải y tế trên địa bàn 6 tỉnh khoảng 1,6 triệu m³/năm (khoảng 4,4 nghìn m³/ngày), trong đó các bệnh viện và các trung tâm y tế của Hải Dương thải ra lượng nước thải lớn nhất với khoảng 388 nghìn m³/năm (1,1 m³/ngày) chiếm 24,2% nước thải y tế toàn LVS, tiếp đến là tỉnh Bắc Giang với tổng lượng nước thải y tế khoảng 331,7 nghìn m³/năm, bằng 20,7%; Thái
Ngun khoảng 324,9 nghìn m³/năm, bằng 20,3%; và ít nhất là tỉnh Bắc Kạn với tổng lượng nước thải y tế khoảng 64,9 nghìn m³/năm, chiếm 4% nước thải y tế của tồn LVS.
Quy mơ nước thải biến đổi tương đối nhiều đối với mỗi loại cơ sở y tế: Đối với các bệnh viện lớn, lượng nước thải biến đổi ít từ vài chục m³/ngày; đối với các phòng khám đa khoa khu vực, lượng nước thải khoảng từ 5-10 m³/ngày; đối với các cơ sở y tế xã phường, lượng nước thải biến đổi từ 1-2 m³/ngày.
Tình hình xử lý nước thải
Nước thải của các Bệnh viện và các trung tâm y tế LVS Cầu chưa được kiểm sốt một cách chặt chẽ, chưa có hệ thống xử lý nước thải, chất thải thải rắn một cách đồng bộ và triệt để, đặc biệt là các chất thải nguy hại chưa qua xử lý, thải ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước làm ảnh hưởng đến nguồn nước.
d. Nƣớc thải khu vực làng nghề
Tổng lượng nước thải
Theo số liệu điều tra và tổng hợp từ các nguồn tài liệu thì tổng lượng nước thải từ các làng nghề khoảng 16,9 triệu m³/năm (tương đương 46.500 m³/ngày), trong đó nhiều nhất là từ các làng nghề ở Bắc Ninh khoảng 30.000 m³/ngày), bằng 64,5%; Bắc Giang khoảng 9.500 m³/ngày, bằng 20,4 %; Vĩnh Phúc khoảng 4.000 m³/ngày, bằng 8,6 % tổng lượng và cơ cấu nước thải của các làng nghề các tỉnh LVS Cầu.
Các khu vực xả thải chính
Nước thải của các làng nghề trên LVS Cầu có đặc điểm riêng biệt so với các loại hình xả thải khác, từng làng nghề hầu như khơng có đường dẫn nước thải tập trung, các hộ gia đình trong làng nghề thải trực tiếp ra sông, ra các kênh nông