Khi một người mua gạo, chúng ta giả sử anh ta làm vậy vì muốn ăn cơm; giá trị của gạo nằm trong chính giá trị sử dụng của nó. Logic này có thểđược mở rộng ra cho cách hàng hóa môi trường, nhưng trong trường hợp này chúng ta sẽ bổ sung thêm. Khi một người tự nguyện đóng góp tiền để bảo tồn loại một tài sản môi trường quý hiếm mà anh ta có thể chưa bao giờ thấy trừ khi thấy trong ảnh, chúng ta phải xem xét thêm ngoài giá trị sử dụng. Giá sẵn lòng trả cho những đặc tính môi trường loại này phải bao gồm những giá trị không sử dụng nhất định. Một khả năng là mặc dù có lẽ anh ta không sử dụng trực tiếp tài sản môi trường này, anh ta lại muốn giữ nó để sử dụng trong tương lai. Giá trị nhiệm ý
(option value) là giá trị mà một người sẵn lòng trảđể giữ lại như là một lựa chọn có thể sử dụng tài sản môi trường trong tương lai. Người ta có thể sẵn lòng trảđể bảo tồn một loài hoặc hệ sinh thái ngay cả khi họ không thấy hoặc không sử dụng trực tiếp, chẳng hạn động vật hoang dã châu Phi. Trong trường hợp này, chúng ta đo lường giá trị hiện hữu
(existence value), giá sẵn lòng trảđểđơn giản bảo tồn sự hiện hữu của một số tài sản môi trường. Những giá trị mang tính vô vị lợi như vậy nếu được sử dụng cho thế hệ tương lai thì chúng ta có giá trị lưu truyền (bequest values). Cuối cùng, chúng ta có thể thêm giá trị
hỗ trợ (stewardship value), là giá trị không nhất thiết liên hệ với việc con người sử dụng môi trường ra sao, mà tập trung duy trì sức khỏe môi trường cho quá trình sử dụng liên tục của mọi sinh vật sống. Một trong những lý do phương pháp đánh giá ngẫu nhiên ngày càng phổ biến là nó có thểđánh giá được giá trị không sử dụng.
TÓM TẮT
Đo lường lợi ích là một trong những trọng tâm nghiên cứu của kinh tế học môi trường. Những kỹ thuật mới được khám phá đểđánh giá những giá trị mà trước đây không thể thực hiện được. Những giá trị này không những hữu ích cho phân tích lợi ích chi phí mà còn góp phần giải quyết những tranh chấp pháp lý liên quan đến giá trị bồi thường thiệt hại. Các cơ quan môi trường đã đầu tư rất nhiều thời gian và công sức đểước lượng các giá trị lợi ích làm nền tảng cho các quyết định chính sách. Chúng ta đã liệt kê và mô tả chi tiết những phương pháp chính mà cá nhà kinh tế học môi trường dùng để đo lường lợi ích cải thiện chất lượng môi trường/giảm thiệt hại ô nhiễm. Chúng ta đã trình bày những kỹ thuật đánh giá thiệt hại trực tiếp để đánh giá ảnh hưởng sức khỏe, mất mát sản lượng, thiệt hại thiết bị, và cuối cùng nhận thấy rằng những phương pháp này không đại diện đầy đủ cho giá sẵn lòng trả. Những phương pháp gián tiếp dựa trên giá sẵn lòng trả cho chất lượng môi trường bao gồm phương pháp chi tiêu ngăn ngừa, đánh giá hưởng thụ, phương pháp thị trường đại diện như chi phí du hành và cuối cùng là phương pháp đánh giá ngẫu nhiên. Có nhiều khó khăn khi áp dụng các phương pháp này, bởi vì phần lớn các phương pháp này chỉđại diện cho WTP, hoặc là phải thiết lập thị trường giả định để suy ra WTP. Chúng ta cũng trình bày ví dụ cho từng phương pháp để xem các phương pháp này được áp dụng trong phân tích lợi ích chi phi như thế nào. Các bài phê bình các phương pháp này cho thấy không một phương pháp nào là “hoàn hảo”, nhưng nhiều nhà kinh tế môi trường thống
nhất rằng các nỗ lực đánh giá lợi ích là rất có ý nghĩa. Nếu không thực hiện việc đánh giá này, phân tích lợi ích chi phí chỉ còn khía cạnh chi phí.