Nguồn: Kết quả tính tốn
Số con (con/ngày) CTR bình quân (kg/con/ngày) Lượng phân (kg/ngày) Đàn lợn 38.679 2,1 81.225,90 Đàn trâu 475 21,5 10.212,50 Đàn bò 8.075 17,5 141.312,50 Đàn gia cầm, thủy cầm 626.250 0,035 21.918,75 Tổng 254.669,65
Với số lượng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Chương Mỹ trong một ngày có thể tạo ra khoảng 254,67 tấn chất thải rắn. Một năm phát sinh 92.954,55 tấn CTR chăn nuôi.
Nhìn chung, Chương Mỹ là huyện có nền nơng nghiệp phát triển. Chính điều này đã tạo nên một lượng lớn CTRNN bao gồm phụ phẩm cây trồng và chất thải chăn nuôi. Lượng CTRNN cùng với CTRSH và CTRCN đã tạo lên áp lực lớn đối với mơi trường trên địa bàn huyện Chương Mỹ, do đó cần có những biện pháp để xử lý các loại CTR này.
3.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại địa bàn huyện Chương Mỹ
3.2.1. Hiện trạng quản lý CTRSH
Theo Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Chương Mỹ, tại thời điểm tháng 8/2008 trở về trước, chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện được Công ty môi trường đô thị Xuân Mai thu gom, vận chuyển và xử lý tại khu vực Núi Thoong, xã Tân Tiến.
Sau ngày 01/8/2008, do xảy ra sự cố tại khu xử lý rác thải Núi Thoong nên rác thải sinh hoạt trên địa bàn khơng có nơi xử lý, rác thải chỉ được vận chuyển một phần về xử lý tại bãi rác Xuân Sơn, Sơn Tây và tồn đọng lượng rác thải lớn tại các xã, thị trấn. Trước tình hình đó, UBND huyện đã ban hành kế hoạch số 78/KH-
UBND ngày 24/8/2009 về việc thu gom, xử lý tập kết rác thải sinh hoạt thực hiện giải pháp tình thế giải quyết vệ sinh mơi trường trên địa bàn. Các xã, thị trấn đã tổ chức triển khai thực hiện đề án từ tháng 12/2009 đến nay.
Từ khi triển khai Đề án đến thời điểm tháng 4/2013, tồn huyện có 25/32 xã, thị trấn xây dựng hố chứa rác thải tạm thời với tổng số 37 hố, đạt 74% so với kế hoạch đặt ra trong đề án là 50 hố. Còn 5 xã chưa thực hiện theo đề án gồm các xã Hoàng Văn Thụ, Trần Phú, Nam Phương Tiến, Tân Tiến, Đại Yên.
Đối với thị trấn Xuân Mai và Chúc Sơn, UBND huyện ký hợp đồng thu gom rác thải sinh hoạt, duy trì vệ sinh mơi trường với cơng ty môi trường đô thị Xuân Mai. Khối lượng rác phát sinh của hai thị trấn khoảng 50 tấn/ngày, được thu gom, vận chuyển hàng ngày đi xử lý tại khu xử lý tập trung của thành phố là bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn) và Xuân Sơn (Sơn Tây).
Ở các thôn thành lập được các tổ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt ở thơn, xóm, khu dân cư. Trung bình một tổ có 3-5 người. Phương tiện để thu gom, vận chuyển rác thải từ các thơn, xóm về hố chứa rác thải tạm thời gồm nhiều chủng loại, sử dụng tùy thuộc vào điều kiện địa hình, giao thơng của mỗi địa phương, thường sử dụng phương tiện như xe đẩy tay, xe cải tiến.
Việc xử lý môi trường tại các hố chứa rác là dùng chế phẩm EM và vôi bột để tăng khả năng phân hủy của rác và khử trùng tiêu độc.
Trong q trình triển khai đề án vẫn cịn một số tồn tại như:
Một là, một số xã chưa tổ chức thu gom triệt để, bên cạnh đó, ý thức bảo vệ mơi trường của một số người dân cịn chưa cao, tình trạng xả rác bừa bãi vẫn còn xảy ra, đặc biệt tại các khu chợ dẫn đến khó khăn cho cơng tác thu gom, làm mất mỹ quan như khu vực chợ Đông Phương Yên thuộc xã Đông Phương Yên, khu vực chợ Gốt thuộc xã Đông Sơn, đưởng tỉnh lộ 419 đoạn qua địa phận xã Hợp Đồng, xã Tiên Phương, xã Phụng Châu. Dọc bờ sơng Bùi xã Thanh Bình, rác được đổ dọc bờ sơng, rơi xuống mặt nước, bốc mùi hôi thối, phát sinh nhiều ruồi nhặng.
Hai là, khối lượng rác được đưa vào hố chưa triệt để và nhiều bãi rác chưa được phun chế phẩm EM, rắc vơi bột. Đa phần rác thải cịn tập trung xung quanh
khu vực hố chứa rác gây ô nhiễm môi trường. Một số địa phương do không bảo quản tấm bạt địa để ngăn nước rỉ rác cẩn thận nên bị hỏng nhưng không được thay kịp thời, khiến nước rác ngấm ra sông và đồng ruộng.
Ba là, trách nhiệm của một số địa phương còn yếu, lãnh đạo và cán bộ địa phương không thực hiện đúng quy trình, làm việc thiếu hiệu quả, khơng được sự đồng thuận của người dân gây lãng phí ngân sách nhà nước.
Bốn là, do vị trí các hố chứa rác thải đều cách xa khu vực dân cư, chủ yếu nằm ở cánh đồng nên đường vận chuyển gặp nhiều khó khăn. Cơng tác bảo vệ trơng coi trước khi hố đi vào hoạt động không được thường xuyên liên tục nên ở một số xã đã xảy ra tình trạng mất trộm vải bạt chống thấm.
Năm là, hiện nay, sau một thời gian sử dụng, hầu hết các hố chứa rác thải đều đã đầy, khơng cịn khả năng tiếp nhận thêm. Trong khi đó, lượng rác thải của các địa phương ngày càng tăng cao.
Đối với các xã chưa thực hiện đề án, tình hình ơ nhiễm mơi trường do rác thải sinh hoạt ở các xã đang là vấn đề bức xúc. Rác thải khơng có địa điểm tập kết và xử lý nên các hộ gia đình thường vứt rác bừa bãi ở các trục đường, các khu đông người gây mất vệ sinh môi trường. Một số hộ dân cịn thải rác xuống trệ sơng, đầm hồ như Trần Phú, Thủy Xuân Tiên.
Nhìn chung, các xã và thị trấn trên địa bàn huyện đều đã thành lập được tổ thu gom. Tuy nhiên, do đơn vị thu gom là Công ty cổ phần môi trường Xuân Mai không đủ phương tiện nên phải hàng tháng, hoặc hàng quý mới được vận chuyển khiến môi trường xung quanh tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm. Nhiều điểm tập kết rác thải là bãi chìm nhưng sau một thời gian đi vào hoạt động đã trở thành bãi nổi. Việc rác lưu cữu khiến hoạt động sản xuất nông nghiệp xung quanh điểm tập kết bị ảnh hưởng vì mùi hơi nồng nặc phát ra từ đống rác. Vì vậy, nhiều hộ gia đình lựa chọn phương pháp đốt rác để xử lý CTR. Tuy nhiên, việc đốt rác một cách tự phát làm ảnh hưởng đến chất lượng mơi trường khơng khí và sức khỏe con người.
3.2.2. Hiện trạng quản lý CTR công nghiệp
chất thải nguy hại và CTR thông thường ngay tại nguồn phát sinh. CTR nguy hại được các cơ sở ký hợp đồng thu gom, xử lý đối với các đơn vị có khả năng, thẩm quyền xử lý CTNH. Đối với CTR thông thường được các nhà máy, xí nghiệp thu gom và lưu trữ tạm thời trong khn viên nhà máy đó. Các nhà máy, xí nghiệp ký hợp đồng với Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai hoặc các đơn vị thu gom khác để vận chuyển đến nơi xử lý.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ ngồi khu cơng nghiệp, cịn tình trạng một số doanh nghiệp thải đổ bừa bãi tại những khu vực đất trống, tự xử lý bằng phương pháp đốt hoặc thải bỏ cùng với CTRSH tại các điểm thu gom rác thải tạm thời.
Nhìn chung, tỷ lệ thu gom CTR cơng nghiệp trên địa bàn còn thấp, chỉ đạt 70- 80%. CTR sau khi thu gom sẽ được vận chuyển về khu xử lý CTR Nam Sơn.
Tại các làng nghề mộc và mây tre đan, người dân tận dụng mùn cưa và tre nứa khá triệt để vào đun nấu. Tại các làng nghề còn lại, CTR được thu gom, vận chuyển và xử lý cùng CTRSH.
3.2.3. Hiện trạng quản lý CTR nông nghiệp
Lượng CTR phát sinh từ hoạt động nông nghiệp trên địa bàn huyện Chương Mỹ lớn tuy nhiên việc quản lý loại CTR này chưa được quan tâm.
Các phụ phẩm cây lúa sau thu hoạch gồm rơm, rạ, trấu. Trước đây, rơm rạ thường được sử dụng làm nguyên liệu đun nấu nhưng hiện nay, do người dân sử dụng nhiều chất đốt khác nhau như gas, than, điện, củi nên rơm rạ sau khi thu hoạch được phơi, gom thành đống và đốt trực tiếp trên cánh đồng. Khi đốt tạo ra lượng lớn khói, bụi gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, hạn chế tầm nhìn. Một lượng nhỏ rơm rạ được sử dụng làm thức ăn cho trâu bò. Gạo sau khi được xay xát sẽ tạo ra trấu, trấu chủ yếu được sử dụng để đun nấu. Một số hộ chăn ni gia cầm sử dụng trấu để lót chuồng gia cầm.
Phụ phẩm ngô bao gồm thân, lá và lõi ngô. Thân và lá ngơ được dùng cho mục đích đun nấu, làm thức ăn cho chăn ni vì thân ngơ có hàm lượng chất khơ lớn. Lõi ngơ chủ yếu là vứt bỏ, một số gia đình sử dụng lõi ngơ để đun nấu.
Đối với ngành chăn ni, huyện Chương Mỹ có phong trào chăn ni phát triển mạnh nhưng đa phần các hộ dân vẫn chăn nuôi theo quy mô nhỏ và vừa. Mặc dù việc đưa chăn ni ra khỏi khu dân cư để hình thành những trang trại chăn ni tập trung đã được thực hiện nhưng vấn đề ô nhiễm môi trường vẫn tồn tại phổ biến trong chăn nuôi của huyện. Trong khn khổ dự án Khí sinh học cho ngành chăn nuôi, huyện Chương Mỹ đã xây dựng được 279 cơng trình khí sinh học nhưng sau một thời gian hoạt động do gặp phải các vấn đề kỹ thuật nên một số cơng trình khơng được sử dụng. Hiện nay, CTR chăn nuôi chủ yếu đổ thải ra cống rãnh và là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước và bốc mùi hơi thối trong các khu dân cư.
Có thể thấy, cơng tác thu gom CTR ngày càng được chính quyền các cấp quan tâm nhưng do lượng CTR ngày càng tăng, năng lực thu gom còn hạn chế cả về thiết bị và nhân lực nên tỷ lệ thu gom CTRSH và CTRCN còn chưa cao. Mặt khác do nhận thức của người dân còn chưa cao nên lượng rác bị vứt bừa bãi ra mơi trường cịn nhiều, việc thu gom có phân loại tại nguồn cịn chưa được áp dụng rộng rãi do thiếu đầu tư cho cơ sở hạ tầng cũng như thiết bị, nhân lực và nhận thức. CTRNN chưa có những biện pháp quản lý hiệu quả, chủ yếu do người dân tự xử lý hoặc thải bỏ ra môi trường.
3.3. Đánh giá tiềm năng năng lượng từ CTR huyện Chương Mỹ
3.3.1. Tiềm năng năng lượng sử dụng nhiệt trực tiếp
Theo số liệu của phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Chương Mỹ và Công ty Môi trường Đô thị Xuân Mai, trong năm 2013, một ngày trên địa bàn huyện Chương Mỹ phát sinh khoảng 130 tấn CTRSH, 22,48 tấn CTR công nghiệp, độ ẩm trung bình của CTR là 40%.Thành phần có thể cháy được, nhiệt trị của CTR sinh hoạt và CTR công nghiệp trên địa bàn huyện Chương Mỹ được tổng hợp trong bảng 3.12.