Sơ đồ khu vực điều tra khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc tại huyện xín mần, tỉnh hà giang 002 (Trang 25)

- Vẽ bản đồ phân bố điểm: Bản đồ phân bố của các cây thuốc cần bảo vệ và có khẳ năng khai thác được vẽ theo phương pháp “điểm”, trên nền bản đồ hiện trạng rừng có bổ sung thêm hệ thống sơng ngịi của từng huyện. Các dẫn liệu về tọa độ phân bố điểm được ghi nhận bởi GPS trên các tuyến điều tra. Áp dụng phần mềm Mapinfo 12.0 để thể hiện các điểm phân bố của mỗi loài.

- Phương pháp phỏng vấn nhanh: Tiến hành phỏng vấn các ông lang ba mế tại địa điểm nghiên để thu thập thông tin về cơng dụng của một số lồi tại địa điểm điều tra.

2.4.2. Phƣơng pháp thu thập mẫu, xử lý mẫu

Các mẫu cây thuốc được thu thập từ thực địa được xử lý theo phương pháp của Viện Dược liệu và Đại học Khoa học tự nhiên.

- Tiêu chuẩn mẫu thu: Có đủ cả bộ phận dinh dưỡng (cành, lá non, lá trưởng thành, có thể có cả củ và rễ) và bộ phận sinh sản (hoa hoặc quả hoặc cả hai). Sử dụng kéo cắt cành để cắt mẫu.

- Xử lý mẫu ngoài thực địa:

+ Mẫu thu thập được cắt tỉa đúng quy cách, ghi nhãn và sổ tiêu bản có đầy đủ thơng tin (Số hiệu thực địa, ngày lấy, người lấy, nơi thu, dạng cây, màu hoa, quả, cơng dụng (nếu có)…).

+ Xử lý ướt mẫu bằng cách ép mẫu tạm thời giữa hai tờ báo gập đôi, không chèn ngay mà bó chặt lại rồi cho mẫu đó vào túi polyetylen cỡ lớn. Mỗi túi có thể chứa nhiều bó mẫu. Dùng cồn 40-500 cho thấm ướt các tờ báo và buộc chặt lại để chuyển về nơi có điều kiện sấy khô. Việc đổ cồn vào là nhằm mục đích giết các enzym, chống rụng lá, hoa, quả.

- Xử lý tại phịng thí nghiệm:

+ Tiêu bản sau khi thu thập về phịng thí nghiệm được sử lý ngay. Các tiêu bản được gỡ lá sao cho phẳng và ép trên các kẹp báo buộc chặt và được sấy đến khi khơ.

+ Sau đó các mẫu được tẩm chất bảo quản bằng dung dịch clorua thuỷ ngân (HgCl2) 3%, sấy khô, khâu trên giấy croquis bistol, viết Êtiket, đưa vào lưu trữ phục vụ công tác nghiên cứu.

- Chụp ảnh: Trong với quá trình thu hái mẫu, sử dụng máy ảnh để ghi lại hình ảnh của các lồi (ghi lại số hiệu mẫu cùng với số thứ tự ảnh trong sổ tay để tiện cho việc tra cứu sau này) và các sinh cảnh cùng với những hoạt động của tập thể rong quá trình nghiên cứu.

- Đánh dấu vị trí thu mẫu bằng mấy định vị GPS để ghi lại tọa độ cây thuốc cũng như sau này dựng lại bản đồ và tuyến điều tra.

2.4.3. Xác định tên khoa học

Đồng thời với việc xử lý mẫu thành các tiêu bản đạt yêu cầu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tài liệu và kiểm tra, xác định tên khoa học của từng lồi theo phương pháp hình thái so sánh đối chiếu với khóa phân loại, bản mô tả ghi nhận trong các khóa phân loại chi và lồi và các bộ thực vật chí (Flora of china, Thực vật chí Việt Nam, Phạm Hoàng Hộ, Flora Generale de L'Indo-Chine, Flora of Thailand…), so sánh mẫu nghiên cứu với các mẫu hiện có tại một số Bảng tàng và phịng tiêu bản (Phòng tiêu bản Khoa tài nguyên Dược liệu, Bảo tàng Paris…) và tham khảo kinh nghiệm của các chuyên gia về thực vật định loại và xác định tên khoa học của các loài thu được.[4,5,11,13,38,39,40,45]

Bên cạnh việc nghiên cứu phân loại theo các tại liệu kể trên, còn tiến hành đối chiếu thêm về tên khoa học cây thuốc trong các tài liệu về cây thuốc Việt Nam (“Từ điển cây thuốc Việt Nam” (Võ Văn Chi, tập 1-2, 2012), Cây thuốc và Động vật làm thuốc Việt Nam (Viện Dược liêu, tập 1, 2, 3 – 2006-2011).

Ngoài ra, việc chỉnh lý tên khoa học các loài cây thuốc căn cứ vào bộ Brummitt trong “Vascular Plant Families an Genera” (1992), và 3 tập “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” (2001-2005)

Tham khảo thêm các tài liệu hiện có để bổ sung về tình trạng đe dọa, bảo tồn như “Sách Đỏ Việt Nam” (2007), Nghị định 32/2006/NĐ-CP, Nghị định 160/2013/NĐ-CP, IUCN Red list 2004

2.4.4. Xây dựng danh lục cây thuốc

Từ các kết quả đã thu thập được, chúng tôi xây dựng nên tập Danh lục cây thuốc huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. Danh lục được sắp theo ABC các họ thực vật và ghi các thông tin như: tên Việt Nam, tên Việt Nam khác, tên khoa học, công dụng, dạng cây.

2.4.5. Đánh giá tính đa dạng sinh học

Việc đánh giá các cây thuốc tại khu vực nghiên cứu được thực hiện theo các tiêu chí đánh giá trong "Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật" của Nguyễn Nghĩa Thìn [20] và các tài liệu khác . Các tiêu chí đánh giá gồm đa dạng về thành phần

loài cây thuốc (đa dạng của các bậc taxon bậc ngành, họ, chi, loài), đa dạng về dạng cây, đa dạng về công dụng.

2.4.6. Xác định Danh sách các lồi cây thuốc có tiềm năng khai thác và bảo tồn

* Danh lục các lồi có cây thuốc có tiềm năng khai thác

Bao gồm những cây thuốc mọc tự nhiên có tiềm năng đáp ứng được một số yêu cầu sau:

- Không nằm trong diện bảo tồn ở Việt Nam. Cây thuốc đó khơng có tên trong các tài lệu về bảo tồn như: Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ; Sách Đỏ Việt Nam, phần II-Thực vật, 2007 và Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam, 2006.

- Có giá trị sử dụng và kinh tế cao

- Có nhu cầu thị trường (trong nước hoặc xuất khẩu) tương đối ổn định. - Có vùng phân bố tương đối tập trung hoặc bắt gặp phổ biến ở tỉnh Hà Giang.

* Danh lục các loài cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam – đã phát hiện thấy ở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.

Là những cây thuốc mọc tự nhiên có phân bố hẹp, có nguy cơ bị tuyệt chủng hoặc những loài bị khai thác quá mức có thể dẫn đến nguy cơ suy giảm nghiêm trọng số lượng lồi, khơng có khả năng tự phục hồi. Cây thuốc được coi là cần bảo vệ, cần phải nằm trong các văn bản sau:

- Sách Đỏ Việt Nam, phần II – Thực vật, năm 2007 [3].

- Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam, 2006 [17] và Cẩm nang cây thuốc cần

bảo vệ ở Việt Nam, năm 2007 [18]

+ CR (Critically Endangered)- Đang cực kỳ bị nguy cấp. + EN (Endangered)- Đang bị nguy cấp.

+ VU (Vulnerable)- Sắp bị nguy cấp.

- Nghị định số 32/2006/NĐ-CP, ngày 30 tháng 3 năm 2006, của Thủ tướng Chính phủ về Quản lý Thực vật, động vật hoang dã nguy cấp,quý, hiếm. (IA-

Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại; IIA- Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại).

- Nghị định 160/2013, ngày 12 tháng 11 năm 2013, của Thủ tướng chính phủ về tiêu chí xác định lồi và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA NGUỒN CÂY THUỐC VÀ PHÂN TÍCH TÍNH ĐA DẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN NÀY Ở HUYỆN XÍN MẦN TỈNH HÀ GIANG

3.1.1. Kêt quả điều tra nguồn cây thuốc

Như đã trình bày ở phần Phương pháp và Địa điểm điều tra, việc điều tra nghiên cứu về nguồn cây thuốc ở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang được tiến hành trên tổng số 12 xã và thị trấn trong vòng 2 năm (2014 và 2015). Do công tác điều tra thu thập thực hiện vào các xã là cuối mùa xuân và đầu mùa hè, nên hầu hết các loài cây thuốc đang vào mùa sinh trưởng phát triển mạnh, nhiều lồi đang có hoa quả nên thuận lợi trong việc nhận dạng các loài.

Sau khi tiến hành kiểm tra, xác định tên khoa học các loài cây thuốc đã thu thập, kết quả cho thấy, đã ghi nhận được ở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang có 209 lồi cây thuốc, thuộc 183 chi, 114 họ của 5 ngành thực vật cụ thể ở bảng sau:

Bảng 3.1. Kết quả điều tra về thành phần lồi cây thuốc ở huyện Xín Mần

STT Ngành và Lớp Số họ Số chi Số loài 1 Ngành Mộc tặc/Tháp bút (Equisetophyta) 1 1 2 2 Ngành Thông đất /Thạch tùng (Lycopodiophyta) 1 2 2 3 Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) 5 6 6 4 Ngành Thông / Hạt trần (Pinophyta/Gymnospermae) 2 3 4 5 Ngành Ngọc lan /Hạt kín (Magnoliophyta/ Angiospermae) 105 171 195 5.1 Lớp Ngọc lan /lớp Hai lá mầm 90 137 147

(Magnoliopsida / Dicotyledon)

5.2 Lớp Hành/lớp Một lá mầm (Liliopsida /

Monocotyledon) 15 34 48

Tổng số 114 183 209

Trong tổng số 209 loài thực vật làm thuốc đã biết thuộc 183 chi, 114 họ, 5 ngành thực vật bậc cao có mạch đều là các cây thuốc mọc tự nhiên. Trong đó ngành Ngọc lan phần lớn các loài thuộc lớp Ngọc lan - Hai lá mầm và một số ít thuộc lớp Hành - Một lá mầm.

*Xây dựng danh lục cây thuốc huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.

Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của công tác điều tra cây thuốc ở địa phương hay trên vùng lãnh thổ của một Quốc gia là phải phát hiện, thống kê được các lồi thực vật có cơng dụng làm thuốc ở phạm vi nghiên cứu đó. Kết quả cuối cùng của nhiệm vụ này là xây dựng được tập Danh lục cây thuốc ở vùng nghiên cứu - ở đây chính là tập Danh lục cây thuốc huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.

Như chúng ta đã biết, để xây dựng được tập Danh lục cây thuốc cần phải đáp ứng được đầy đủ các thông tin về:

- Tất cả các cây thuốc cần phải xác định được chính xác tên Khoa học đến lồi, thứ (nếu có). Để bảo đảm tính khoa học cho tập Danh lục, nhìn chung các lồi đều có tiêu bản thực vật kèm theo (ngoại trừ một số lồi cây thuốc phổ thơng như: Cỏ gấu, Cỏ màn trầu, Cỏ cứt lợn, Cỏ tranh, Rau má, Đơn kim, … do có sự phân bố gần như ở nhiều nơi tại miền Bắc Việt Nam, nên không nhất thiết phải thu thập tiêu bản kèm theo).

- Từng lồi cây thuốc cần có đủ một số thông tin khác, như tên gọi thông dụng, tên theo tiếng địa phương (nếu có), bộ phận dùng, cách sử dụng và cơng dụng chữa bệnh, phịng bệnh hay để bồi bổ sức khỏe.

Sau khi kết thúc các đợt điều tra ngoại nghiệp, việc xác định tên khoa học và hệ thống lại các thơng tin của các lồi cây thuốc cũng đã hoàn tất. Tất cả những thông tin này là nguồn dẫn liệu ban đầu để xây dựng Danh lục cây thuốc.

Như ở kết quả nghiên cứu (3.1) đã đề cập, qua điều tra ở huyện Xín Mân, tỉnh Hà Giang đã phát hiện và ghi nhận được 209 loài cây thuốc thuộc 183 chi của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Tập Danh lục cây thuốc huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang cũng sẽ gồm tổng số 209 loài. Các loài cây thuốc trong danh lục được biên soạn lần lượt theo vần ABC tên phổ thơng. Thơng tin đối với mỗi lồi cây thuốc ở

Phụ lục 1 gồm:

Tên cây thuốc:

+ Tên thông dụng, tên theo tiếng địa phương (nếu có), +Tên khoa học (đã điều chỉnh hợp Danh pháp)

+ Họ thực vật.

Công dụng và bộ phận dùng: Về công dụng và bộ phận dùng ghi nhận theo

các tài liệu về cây thuốc Việt Nam và kinh nghiệm của nhân dân địa phương đã thu thập được trong quá trình điều tra nghiên cứu ở huyện Xín Mần.

Dạng cây: Ở đây khơng nghiên cứu Dạng sống mà đơn giản chỉ ghi nhận về

Dạng cây: Là cây gỗ, cây bụi, cây thảo cỏ/thân thảo (gồm cả dạng cây 1 năm và nhiều năm), dây leo (dây leo thảo và dây leo gỗ).

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của tập danh lục

- Tập Danh lục là kết quả khoa học quan trọng nhất của đề tài điều tra, nghiên cứu, thu thập về cây thuốc ở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. Thông qua tập Danh lục, trước hết cho biết về tính đa dạng và phong phú của nguồn tài nguyên cây thuốc của huyện Xín Mần. Đó là sự đa dạng và phong phú về số lượng loài, về thành phần chủng loại (các nhóm cây, sự phong phú về các bậc taxon...), về dạng sống, về các bộ phận dùng và nhất là về giá trị làm thuốc của chúng. Hầu hết các cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm, để chữa trị nhiều loại chứng bệnh thông thường mắc phải. Một số loài là nguyên liệu chiết xuất hoạt chất, trong cơng nghiệp dược (Bình vơi, Cỏ cứt lợn, Hy thiêm ...). Vài loài khác có giá trị xuất khẩu cao (Bình vơi, Đậu khấu, Thiên niên kiện, Cẩu tích ...). Tập Danh lục là tài liệu có thể sử dụng để giảng dạy, nghiên cứu và tham khảo về tài nguyên cây thuốc huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, cũng như ở Việt Nam.

Ý nghĩa thực tiễn:

Tập Danh lục này khác với loại Danh sách cây thuốc (List of medicinal

plants) chỉ liệt kê tên các loài cây thuốc. Mặc dù tập Danh lục được xây dựng dưới dạng bảng, song mỗi loài lại đề cập được các thông tin cơ bản về cây thuốc (Catalogue). Bởi vậy, đây là tài liệu giúp cho các thầy thuốc y học cổ truyền (bao gồm cả các Ông lang Bà mế), nhận biết thêm các cây thuốc sẵn có tại địa phương để sử dụng. Nhiều lồi có cách dùng đơn giản, an tồn nên có thể biên soạn lại, để hướng dẫn rộng rãi trong nhân dân.

3.1.2. Tính đa dạng của nguồn tài nguyên cây thuốc ở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang tỉnh Hà Giang

* Đa dạng về các bậc taxona

- Ở bậc Ngành (Phyta)

Trong số 209 loài cây thuốc đã ghi nhận được thuộc hầu như tất cả các ngành thực vật bậc cao có mạch đã biết ở Việt Nam. Trong đó có nhiều lồi nhất là ở ngành Ngọc lan (Magnoliophyta): 195 loài (≈ 93,30 % so với tổng số loài cây thuốc đã biết), thuộc 171 chi, 105 họ; các ngành còn lại chiếm tỷ lệ rất thấp: ngành Dương xỉ (Polypodiophyta): 6 loài (≈ 2,87 % so với tổng số loài cây thuốc đã biết), thuộc 6 chi, 5 họ; ngành Thơng (Pinophyta) 4 lồi (1,91%), thuộc 3 chi và 2 họ; ngành Thơng đất (Lycopodiophyta): 2 lồi (0,96%), thuộc 2 chi, 1 họ. Các ngành Mộc tặc (Equisetophyta) ghi nhận được 2 loài (0,96%) thuộc 1 chi và 1 họ.

Trong số 195 loài cây thuốc trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) cho thấy, lớp Ngọc lan / lớp Hai lá mầm (Magnoliopsida /Dicotyledon) chiếm ưu thế với 147 loài (≈ 75,39 % so với tổng số loài cây thuốc đã biết), thuộc 137 chi, 90 họ; lớp Hành/lớp Một lá mầm (Liliopsida/Monocotyledon) có 48 lồi (24,61% so với tổng số loài cây thuốc đã biết), thuộc 34 chi và 15 họ. Cây thuốc là thực vật Hai lá mầm ở huyện Xín Mần có số lượng lồi nhiều hơn ở lớp Một lá mầm, cũng như đối với tất cả các Ngành có các lồi làm thuốc kể trên.

Loài Odontosoria

chinensis (L.) J. Sm. thuộc

ngành Dương xỉ - Polypodiophyta

Loài Equisetum diffusum D. Don thuộc ngành Cỏ tháp bút - Equisetophyta

Lồi Calocedrus macrolepis Kurz thuộc

ngành Thơng - Pinophyta

Loài

Lycopodiella cernua (L.)

Pic. Serm thuộc ngành Thơng đất – Lycopodiophyta

Lồi Fallopia multiflora Haraldson thuộc lớp Hai lá mầm - Magnoliopsida

Loài Curcuma longa L. thuộc lớp Một lá mầm -

Liliopsida

- Ở bậc Họ (Family):

Trong số 209 loài thực vật làm thuốc đã ghi nhận được thuộc 183 chi và 114 họ, đã thống kê được 12 họ giàu lồi có từ 4 đến 10 lồi (Bảng 3.2):

Bảng 3.2. Các họ thực vật có nhiều cây thuốc

STT Họ thực vật Số loài 1 Orchidaceae 10 2 Zingiberaceae 9 3 Asteraceae 8 4 Araceae 7 5 Rubiaceae 6 6 Euphorbiaceae 5 7 Araliaceae 5 8 Myrsinaceae 5 9 Lauraceae 4 10 Piperaceae 4 11 Verbenaceae 4 12 Aristolochiaceae 4 Tổng số 72

Trong số 12 họ giàu loài chiếm 34,45% tổng số lồi ghi nhận được, Họ Lan (Orchidaceae) có số loài nhiều nhất (10 loài). Các cây thuốc thuộc họ Lan có giá trị kinh tế cao và đa phần nằm trong danh sách cây cần được bảo tồn như: Lan kim tuyến tím (Anoectochilus roxburghii (Wall.) Lindl.), Lan kim tuyến xanh (Anoectochilus setaceus Blume)…. Họ Gừng (Zingiberaceae) đứng thứ hai (9 loài) với đa phần là các loài cây thảo và cây bụi làm thuốc phổ biến như: các loài Thảo đậu khấu nam (Alpinia spp.), Sa nhân (Amomum spp.), Nghệ (Curcuma spp.).

Một số họ giàu lồi có các cây thuốc vừa có giá trị khai thác, sử dụng lại vừa có giá trị về mặt bảo tồn như họ Nhân sâm với 5 lồi thì có 2 lồi q hiếm là Sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidum Seem.) và Tam thất hoang (Panax stipuleanatus Tsai & Feng). Họ Ráy với 7 lồi trong đó có 1 lồi có khả năng khai thác là: Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott)

Số còn lại 102 họ, mỗi họ mới chỉ ghi nhận được từ 1 đến 3 loài cây thuốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc tại huyện xín mần, tỉnh hà giang 002 (Trang 25)