Biểu đồ diện tích các loại lớp phủ các thời điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng tư liệu ảnh viễn thám nghiên cứu và dự báo xu thế biến động lớp phủ mặt đất huyện từ liêm, thành phố hà nôi (Trang 67 - 74)

Chƣơng 4. ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG LỚP PHỦ MẶT ĐẤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU

4.1. Tầm quan trọng của công tác đánh giá biến động lớp phủ mặt đất

Công tác theo dõi diễn biến lớp phủ mặt đất cũng nhƣ hiện trạng sử dụng đất có ý nghĩa hết sức quan trọng, phục vụ đắc lực cho công tác điều tra, giám sát tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ mơi trƣờng nhằm mục đích phát triển bền vững. Chính vì vậy, việc đánh giá biến động có ý nghĩa quan trọng; từ các kết quả đó đề ra phƣơng hƣớng giải quyết thực trạng lớp phủ trong khu vực một cách hợp lý nhất, phù hợp với thực trạng xã hội mà vẫn hƣớng tới phát triển bền vững.

4.2. Đánh giá biến động các đối tƣợng

4.2.1. Đất ở và xây dựng

Với việc các khu công nghiệp vừa và nhỏ ,các trƣờng đại học, cao đẳng, … xuất hiện ngày một nhiều trên địa bàn huyện đã kéo theo rất nhiều các dịch vụ đi kèm chúng. Để đáp ứng nhƣ cầu thực tế và cải thiện đời sống, ngƣời dân khu vực này đã thay đổi mục đích sử dụng đất mà họ có trong tay. Các khu vƣờn quanh khu dân cƣ bị thay thế bằng các khu nhà trọ dành cho công nhân các khu công nghiệp, sinh viên các trƣờng đại học, cao đẳng, … Bên cạnh đó các dịch vụ ăn uống, may mặc cũng xuất hiện ngày một nhiều. Do vậy diện tích đất nông nghiệp đã giảm dần, trong khi đó diện tích đất ở và xây dựng tăng dần. Không thể phủ nhận việc xuất hiện nhiều các dự án nhà cao tầng, các khu văn phòng cho thuê trên địa bàn huyện đã góp phần làm tăng diện tích đất xây dựng trong khu vực. Mặt khác, đời sống của ngƣời dân đƣợc cải thiện đáng kể, do vậy việc diện tích đất ở và xây dựng tăng lên cũng là một thực tế. Năm 1995, diện tích đất ở và xây dựng trong khu vực là 1831.44 ha. Đến năm 2002, diện tích này tăng lên thành 2387.12 ha, việc tăng diện tích đất ở trong những năm này là dấu hiệu cho việc tăng diện tích nhanh chóng trong những năm sắp tới. Nhƣ đã đƣợc dự báo, việc xuất hiện các cơng trình lớn khơng thể khơng kể đến nhƣ: sân vận động quốc gia Mỹ Đình; các khu chung cƣ lớn nhƣ: Mỹ Đình, Mễ Trì; Trung tâm hội nghị quốc gia, … thu hút rất nhiều dân số đến khu vực và hệ quả là đã làm gia tăng diện tích đất xây dựng trong khu vực một cách nhanh chóng. Đến năm 2009, diện tích này là 3536.80 ha. Đất ở và xây dựng trong khu vực tăng rõ rệt, và khơng có dấu hiệu suy giảm.

Đất ở và xây dựng 1831,44 2387,12 3536,8 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 1995 2002 2009

Hình 4.1. Đồ thị thay đổi diện tích đất ở và xây dựng(ha)

4.2.2. Đất nông nghiệp

Là một huyện cửa ngõ phía Tây của Thủ đơ Hà Nội và cũng nhƣ các huyện khác Từ Liêm có diện tích đất nơng nghiệp khá lớn. Ngƣời dân sống chủ yếu là nhờ vào các nghề truyền thống và nông nghiệp, với nhiều nông phẩm khá phong phú. Không thể phủ nhận vai trị cung cấp nơng phẩm nhƣ rau sạch, hoa quả của huyện Từ Liêm cho khu vực nội thành Hà Nội; bên cạnh đó, đây cịn là khu vực vành đai xanh, góp phần vào việc điều hịa khơng khí cho thủ đơ Hà Nội. Tuy nhiên khi cơn lốc đơ thị hóa tràn qua, nhƣ bao huyện ngoại thành của các thành phố lớn khác trên tồn quốc, diện tích đất nơng nghiệp nói riêng và diện tích đất nơng nghiệp nói chung đã bị thay thế bằng các khu công nghiệp; các khu dân cƣ mới thành lập, các khu nhà xen lẫn vƣờn cây trƣớc kia bị phá bỏ và thay thế chúng là các nhà mái bằng cao tầng. Bên cạnh đó việc hình thành các khu cơng nghiệp và các trƣờng đại học, cao đẳng,… xuất hiện ngày một nhiều trên địa bàn huyện dẫn tới việc gia tăng dân số cơ giới địi hỏi đi theo nó là các dịch vụ đi kèm nhƣ: nhà ở, nhà hàng ăn uống, giải trí,… Với điều kiện đó, ban đầu là một số ngƣời và sau đó là rất nhiều ngƣời đã phá bỏ vƣờn tƣợc để xây nhà ở cho công nhân, sinh viên,… Điều này tuy đem lại cho ngƣời dân nơi đây thu nhập khá hơn trƣớc rất nhiều, nhƣng diện tích đất nơng nghiệp, cây xanh bị giảm đáng kể. Năm 1995, diện tích đất có đất nơng nghiệp trong huyện là 4962.60 ha, đến năm 2002 diện tích đó chỉ cịn 4500.16 ha; tuy nhiên trong những năm gần đây với việc đơ thị hóa cùng với việc mức sống của ngƣời dân đƣợc nâng cao, tốc độ bêtơng

hóa trong khu vực đã diễn ra rất nhanh, làm diện tích đất nơng nghiệp bị thu hẹp một cách nhanh chóng, năm 2009 diện tích này chỉ cịn 3313.52 ha. Có thể thấy rõ ràng: trong thời kì 1995-2002: diện tích đất nơng nghiệp giảm 462.44 ha, nhƣng trong thời kì 2002-2009 giảm 1186.64 ha; trong cùng một khoảng thời gian gần nhƣ bằng nhau nhƣng diện tích đất nơng nghiệp của thời kì 2002-2009 đã giảm khoảng 2.5 lần thời kì 1995-2002. Xu thế giảm của đất nông nghiệp là khá rõ rệt và nó là thực trạng khơng chỉ của Từ Liêm mà cịn của các khu vực lân cận các thành phố.

Nông nghiệp 3313,52 4500,16 4962,6 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 1995 2002 2009

Hình 4.2. Đồ thị thay đổi diện tích đất nơng nghiệp (ha)

4.2.3. Mặt nước

Cũng giống nhƣ diện tích đất nơng nghiệp trong khu vực, việc đơ thị hóa đã làm cho diện tích ao hồ trong khu vực giảm đi đáng kể. Các ao, hồ bị lấp để xây dựng các khu nhà ở, các dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của lƣợng dân số ngày một tăng trong khu vực. Bên cạnh đó, các dự án, các khu cơng nghiệp đã thế chỗ cho các cánh đồng ngập nƣớc_ nơi một thời đƣợc coi là “ao gạo” của huyện và rộng hơn nữa là của Hà Nội, điển hình là khu vực Mễ Trì, Mỹ Đình. Năm 1995, diện tích mặt nƣớc là 809.04 ha; diện tích bị giảm với tốc độ chóng mặt trong những năm tiếp theo, điều này có thể đƣợc lý giải là do việc san lấp ao hồ để chuẩn bị cho việc xây dựng các khu cơng nghiệp, các khu nhà ở, hay các cơng trình xây dựng khác. Do vậy đến năm 2002 diện tích này chỉ cịn 703.24 ha. Mặc dù vậy, trong những năm gần đây diện tích này lại có xu hƣớng giảm nhẹ hơn. Thực tế cho thấy, sau khi các khu công nghiệp, các dự án chung cƣ, các cơng trình xây dựng khác, sau khi hồn thành cần có

diện tích mặt nƣớc để điều hịa khơng khí và nƣớc. Do đó, các ao, hồ nhân tạo bắt đầu xuất hiện trong khu vực. Điều này dẫn đến diện tích mặt nƣớc trên địa bàn huyện năm 2009 là 663.32 ha. Việc xuất hiện diện tích mặt nƣớc nhân tạo đang cải thiện dần diện tích đối tƣợng này trong khu vực, một dấu hiệu rất đáng mừng.

Mặt nước 809,04 663,32 703,24 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1995 2002 2009

Hình 4.3. Đồ thị thay đổi diện tích mặt nước (ha)

4.2.4. Đất trống

Ngƣợc lại với diện tích mặt nƣớc trong khu vực, diện tích đất trống trên địa bàn huyện Từ Liêm lại tăng nhanh chóng trong thời kì 1995-2002. Cụ thể là: năm 1995 diện tích này chỉ có 136.60 ha, đến năm 2002 là 149.16 ha. Nhƣ đã nói ở trên, diện tích này tăng là do ao, hồ, đầm bị lấp hay các khu vực vƣờn tƣợc bị san bằng để lấy chỗ cho các cơng trình xây dựng. Tuy nhiên, đến năm 2008, Hà Nội sát nhập với Hà Tây làm cho diện tích của Hà Nội tăng lên rất lớn. Do đó có nghĩa các khu cơng nghiệp, các cơng trình có thêm lựa chọn để xây dựng, nhƣ vậy huyện Từ Liêm đã đƣợc “ giảm tải” phần nào về diện tích đất xây dựng. Tuy nhiên, do vị trí địa lý của mình, huyện Từ Liêm vẫn là một điểm đến dẫn đối với các nhà đầu tƣ, vẫn là nơi thu hút vốn đầu tƣ khá lớn của các các doanh nghiệp trong và ngồi nƣớc, điều đó lý giải cho việc tăng nhanh diện tích đất trống, thống kê từ kết quả phân loại cho thấy đến năm 2009 diện tích đất trống và bãi bồi là 226.08 ha. Do vậy, trong những năm tới diện tích đối tƣợng này vẫn tăng là điều khó tránh.

Đất trống 226,08 136,6 149,16 0 50 100 150 200 250 1995 2002 2009

Hình 4.4. Đồ thị thay đổi diện tích đất trống(ha)

4.3. Nhận xét về vấn đề đơ thị hóa

Sự mở rộng đơ thị có thể làm tăng lên, giữ nguyên hoặc giảm mật độ dân cƣ do tác động của các cơ hội nghề nghiệp. Có nhiều cơ hội nghề nghiệp mới, đồng nghĩa với có nhiều dân cƣ mới. Sự di chuyển dân cƣ này có thể tập trung tại một số vùng hoặc mở rộng ra toàn bộ vùng bị đơ thị hóa.

Đơ thị hố gắn với cơng nghiệp hố, hiện đại hố đã trực tiếp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng giảm dần tỷ trọng giá trị nông, lâm, thuỷ sản trong tổng thu nhập quốc dân trong nƣớc (GDP) và tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ trong GDP. Đối với nông nghiệp, cơ cấu nội ngành chuyển dịch theo hƣớng phát triển các cây trồng, vật ni có năng suất, chất lƣợng, hiệu quả cao hơn. Trong trồng trọt, tỷ trọng hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả ngày càng tăng.

Sự hình thành trên địa bàn nơng thơn những khu cơng nghiệp, khu chế xuất các trung tâm dịch vụ, các khu đô thị mới… đã nâng giá trị sử dụng của đất đai, tạo những ngành nghề và việc làm mới, nâng cao giá trị lao động, tạo môi trƣờng ứng dụng rộng rãi khoa học, công nghệ… Đơ thị hố kích thích và tạo cơ hội để con ngƣời năng động, sáng tạo hơn trong tìm kiếm và lựa chọn các phƣơng thức, hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, vƣơn lên làm giàu chính đáng. Kinh tế phát triển, đời sống của ngƣời lao động đƣợc cải thiện – đó là xu hƣớng chủ đạo và là mặt tích cực của đơ thị hố.

đã thực hiện chính sách cởi mở, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ trong việc tìm kiếm, chọn lựa địa điểm sản xuất, kinh doanh. Bình qn hàng năm, tính từ 2001 đến 2007, gần 10 vạn ha đất nông nghiệp đƣợc thu hồi đã phục vụ xây dựng các khu công nghiệp, dịch vụ, đƣờng giao thơng, khu dân cƣ; khoảng 50% diện tích đất nơng nghiệp thu hồi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, trong đó, 80% thuộc loại đất màu mỡ cho 2 vụ lúa/năm. Sự dễ dãi và cả sự yếu kém trong qui hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng đã cùng với tƣ tƣởng chạy theo lợi ích kinh tế trƣớc mắt đã đƣa tới tình trạng sử dụng đất tuỳ tiện, lãng phí. Hầu hết các khu công nghiệp, dịch vụ, dân cƣ… đều bám dọc các quốc lộ huyết mạch, các vùng nông thôn trù phú. Hệ quả là, hàng chục vạn ha “đất cấu tƣợng” đất “bờ xôi, ruộng mật” – bao đời nay là tƣ liệu sản xuất quan trọng và q giá nhất của ngƣời nơng dân; nền tảng bảo đảm an ninh lƣơng thực– đã bị sử dụng phí phạm, tác động mạnh đến công ăn việc làm, thu nhập và đời sống của hàng chục vạn hộ gia đình nơng thơn với hàng triệu lao động nơng nghiệp. Đi liền với thực trạng này là sự nảy sinh phân hố, thậm chí cả mâu thuẫn xã hội.

Cũng nhƣ mọi vùng ngoại thành khác trên cả nƣớc, đơ thị hóa đã “len lỏi” khắp mọi ngõ ngách đời sống của huyện Từ Liêm. Khơng thể đứng ngồi guồng quay phát triển của Thủ đơ Hà Nội nói riêng và cả nƣớc nói chung, việc đề ra các chính sách, kế hoạch hợp lý để có thể phát triển cân bằng với mục tiêu bền vững là một bài tốn khó cho các nhà quản lý của huyện.

4.4. Ứng dụng mơ hình phân tích chuỗi Markov và mạng tự động dự báo thay đổi lớp phủ mặt đất

Trên cơ sở kết quả đánh giá biến động lớp phủ mặt đất khu vực nghiên cứu giai đoạn 1995 - 2009, cơng trình đã ứng dụng mơ hình phân tích chuỗi Markov và Mạng tự động nhằm dự báo thay đổi lớp phủ mặt đất tới năm 2021.

4.4.1. Quy trình các bước nghiên cứu dự báo thay đổi lớp phủ mặt đất tới năm 2023

Bài tốn mơ hình hóa thay đổi lớp phủ mặt đất huyện Từ Liêm tới năm 2016 và 2023 dựa trên nguồn tƣ liệu khơng gian chính là ảnh SPOT năm 1995, 2002 và 2009. Nội dung các bƣớc tiến hành mơ hình hóa biến đổi lớp phủ mặt đất cụ thể nhƣ sau:

- Xây dựng bản đồ lớp phủ mặt đất: sử dụng phƣơng pháp phân loại ảnh phân loại hƣớng đối tƣợng bằng phần mềm Madcat. Kết quả của giai đoạn này là thành lập đƣợc bản đồ lớp phủ mặt đất tại ba thời điểm đã nêu ở trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng tư liệu ảnh viễn thám nghiên cứu và dự báo xu thế biến động lớp phủ mặt đất huyện từ liêm, thành phố hà nôi (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)