Yêu cầu chung đối với một cơ sở chuẩn liều neutron

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng trường chuẩn liều neutron sử dụng nguồn 252cf 06 (Trang 41 - 43)

CHƯƠNG 2 : NGUYÊN LÝ CHUẨN THIẾT BỊ ĐO LIỀU NEUTRON

2.3. Yêu cầu chung đối với một cơ sở chuẩn liều neutron

2.3.1. Điều kiện vật chất

Cơ sở cần phải có ít nhất một phịng chiếu xạ và kho lưu giữ nguồn hợp lý, bố trí sắp xếp phịng làm việc phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu an toàn và luật pháp của các cơ quan quản lý. Phòng phải được thiết kế sao cho tránh được các loại bức xạ bên ngồi để đảm bảo phơng bức xạ neutron là không đáng kể.

Nhiệt độ phải được điều chỉnh trong dải 20 ± 4 và độ ẩm từ 20% đến 65%. Phịng chiếu xạ neutron có thể là loại “mở” hoặc “đóng kín”.

Loại phịng “mở” nghĩa là tường và trần của phòng được làm từ vật liệu nhẹ khơng chứa nước, có thể coi không cản neutron. Loại phòng kiểu này thường địi hỏi diện tích thiết kế lớn

Loại phịng “đóng kín” thì tường và trần thường làm từ các vật liệu nặng (thường là bêtơng) để có thể che chắn phóng xạ. Loại phịng kiểu này thì càng rộng càng tốt để giảm tán xạ neutron, chiều nhỏ nhất của phòng nên lớn hơn 6m.

Nguồn, thiết bị đo hoặc phantom nên được đỡ bởi các giá đỡ có ảnh hưởng tán xạ thấp trong loại phịng “mở” và phải ít nhất cao 2 so với sàn. Trong loại phịng “đóng kín” thì nguồn nên được đặt ở mặt phẳng tối ưu nhất là giữa trần và sàn. Trong các phịng thí nghiệm lớn thì nên lắp đặt một mặt phẳng trung gian bằng vật liệu nhẹ để sắp đặt, bố trí cho việc chuẩn. Nguồn nên được đặt gần với tâm của phòng chuẩn và nên để các vật gây tán xạ cách xa với nguồn. Phải bố trí, thiết kế phịng chiếu chuẩn sao cho có thể quan sát q trình chuẩn trực tiếp hoặc gián tiếp qua màn hình ti vi.

2.3.2. Che chắn an tồn bức xạ

Đối với nhiều cơ sở chuẩn, thì những nguồn neutron lớn nhất thường là với hiệu suất phát neutron khoảng 5E+9 neutron trên giây ( / ). Với những nguồn cường độ như thế này thì thường cần tường bêtông dày 100 cm để giảm tương

đương liều phía ngồi tường xuống mức có thể chấp nhận được. Phần tán xạ trong khơng khí xun qua mái trần cũng cần được quan tâm, đặc biệt là đối với các phòng được cải tạo thành phòng chuẩn từ các phịng cũ đã có từ trước dùng cho các mục đích khác (vì những phịng như thế thường khơng có bề dày bêtơng của trần đủ che chắn phóng xạ). Chi tiết về che chắn an toàn bức xạ cho các phòng chuẩn neutron cần phải được tham khảo, tìm hiểu chi tiết để có thiết kế phù hợp trước khi xây dựng.

2.3.3. Lưu giữ và di chuyển nguồn

Nguồn phóng xạ dùng trong chuẩn cần phải được che chắn an tồn khi khơng sử dụng. Nguồn chuẩn thường được lưu giữ trong một đường dẫn ở dưới sàn của phòng hay được che chắn an tồn trong một bình chứa trên mặt sàn.

34

Khi chuẩn thì các nguồn chuẩn được di chuyển đến vị trí chuẩn thích hợp với hệ thống bàn đẩy hoặc rịng rọc hay các hệ thống cơ khí thủy lực khác. Việc thiết kế hệ thống chuyển động của nguồn cần được xem xét cẩn thận tránh những nguy cơ bị tắc nguồn trong quá trình di chuyển (đặc biệt là nguồn bị tắc ở các vị trí có thể gây ra chiếu xạ cao khi cần khắc phục). Một điều cũng rất quan trọng cần phải chú ý là các thiết bị di chuyển nguồn phải không gây tán xạ lớn trong quá trình chuẩn. Các loại tán xạ kiểu này thường rất khó đánh giá và gây ra sai số đáng kể ảnh hưởng đến độ chính xác của phép chuẩn.

Nói chung cần có các thùng chứa che chắn an tồn phóng xạ cho các nguồn trong quá trình di chuyển hay lưu giữ tạm thời. Những thùng chứa như thế có thể được thiết kế với một hình trụ bằng chì bên trong với độ dày 8 cm được bao quanh bởi lớp paraffin có pha lithium với tỷ lệ 30 lithium thường trên 1 paraffin.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng trường chuẩn liều neutron sử dụng nguồn 252cf 06 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)