.5 Các bao đất nhiễm dioxin lưu tại nhà kho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, xác định mức độ tồn lưu chất độc da cam dioxin và đánh giá hiệu quả thử nghiệm công nghệ hóa cơ xử lý dioxin tại khu vực sân bay biên hòa (Trang 31 - 34)

- Khối lượng đất thực tế đưa vào hệ thống xử lý khoảng 110 tấn, các phần tử có kích thước lớn được lọc ra.

Đất được xử lý qua 42 mẻ (Mỗi mẻ từ 2-8 bao theo thiết kế ban đầu).

- Việc xử lý được tiến hành với đất có nồng độ dioxin cao trước, nồng độ thấp sau.

- Mỗi bao đất được lấy 2 mẫu: 1 mẫu trước khi xử lý và 1 mẫu sau khi xử lý. - Tổng cộng 300 mẫu đất và 01 mẫu than hoạt tính. Ngồi ra, trong q trình xử lý cịn đo lượng bụi trong khu vực xử lý và lấy mẫu khí thải ở đầu ra của bộ lọc than hoạt tính.

* Các thơng số về hệ thống xử lý tại Biên Hòa

- Từ mẻ 1 đến mẻ 23, xử lý đất nhiễm có kích thước hạt<20mm. Từ mẻ 24 đến mẻ 42, xử lý đất nhiễm có kíchthước hạt <10mm.

- Thành phần cơ lý của đất: thành phần chủ yếu là cát pha, kích thước hạt >20mm chiếm khoảng 30% đến 50% vềthể tích.

- Tốc độ nạp đất đầu vào khoảng 100-900kg/giờ. Phần lớnduy trì ở tốc độ 300-500kg/giờ.

- Tốc độ quay trong lò xử lý là khoảng từ 250 đến 375 vòng/phút.

- Một số mẻ xử lý đã được bổ sung thêm cát thạch anh (tỷ lệ từ 0 – 5% theo khối lượng khô).

- Thời gian để khởi động hệ thống là khoảng 1.5 giờ và thời gian để ngừng hệ thống là khoảng 1 giờ.

- Một ngày hoạt động là 8 giờ. * Phân tích mẫu

• 05 mẫu được lấy trong q trình đào xúc đã được phân tích PCDD/F, kim loại nặng, VOC nhằm xác định tính chất của đất, để giúp định hình các thơng số của hệ thống xử lý trước khi bắt đầu.

- 84 mẫu trộn (42 mẫu trước xử lý và 42 mẫu sau xử lý) được phân tích PCDD/F (mỗi mẻ 1 mẫu).

- 26 mẫu đơn (13 mẫu trước xử lý và 13 mẫu sau xử lý) đã được phân tích PCDD/F, kim loại nặng, VOC (mỗi bao 1 mẫu).

- Việc phân tích mẫu trên được Dự án quản lý độc lập 2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp kế thừa, thu thập và tổng hợp tài liệu

Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu là rất quan trọng, giúp kế thừa được các kết quả nghiên cứu đã có, tiết kiệm thời gian và kinh phí; đồng thời có được những định hướng đúng đắn cho việc nghiên cứu.

Các tài liệu thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau đều được phân tích xử lý và lựa chọn sắp xếp theo mục đích sử dụng, theo luận văn.

Đề tài đánh giá mức độ tồn lưu chất độc da cam … trong đất tại khu vực nghiên cứu liến quan đến rất nhiều lĩnh vực: địa chất, môi trường, thổ nhưỡng,… Chính vì vậy các tài liệu cần thu thập khá đa dạng, bao gồm: các tài liệu về địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội, địa chất thủy văn, các loại bản đồ: bản đồ phân vùng ô nhiễm, sơ đồ hiện trạng tồn lưu dioxin tại các khu vực sân bay, sơ đồ tồn lưu dioxin trong đất theo từng vùng,… và các dạng tài liệu có liên quan khác (tạp trí, báo cáo khoa học,…)

2.2.2 Phương pháp lấy mẫu

Nhằm phân tích hiện trạng tồn lưu dioxin trong đất tại khu vực nghiên cứu, ngoài việc thu thập tài liệu và tổng hợp các thông tin về đánh giá về đặc điểm tồn lưu ở dioxin tại sân bay Biên Hòa. Trong phạm vi nghiên cứu và luận văn đã tiến hành thu thập và lấy mẫu

Công tác lấy mẫu được tuân thủ theo nguyên tắc sau:

a. Loại mẫu, lượng mẫu: tiến hành lấymẫu đất tại khu vực Biên Hòa

b. Dụng cụ, hóa chất dung trong lấy mẫu: khoan tay, xẻng, khay chứ mẫu, thìa lấy mẫu, thùng chứa và vận chuyển mẫu, găng tay, ủng cao su, chất rửa dụng cụ lấy mẫu, nước (sinh hoạt) để rửa dụng cụ, dung môi (hexan, axeton loại dung trong phân tích) và máy định vị GPS, máy ảnh.

c. Lấy các loại mẫu:

Thiết kế sơ đồ lấy mẫu theo yêu cầu của nhiệm vụ nghiên cứu. Để đảm bảo tính đại diện khi lấy mẫu, sẽ sử dụng sơ đồ tuyến.Sử dụng máy định vị GPS để xác định vị trí chính xác khi lấy mẫu, ở khu vực nghiên cứu chi tiết đan dày mạng tuyến lấy mẫu. Ưu tiên lấy mẫu theo hướng lan tỏa do đất, bị rửa trôi theo nước mua hoặc theo kênh mương (theo yếu tố địa hình).

* Mẫu đất:

Các thao tác kỹ thuật khi lấy mẫu:

- Xác định vị trí lấy mẫu ở hiện trường theo sơ đồ thiết kế lấy mẫu. - Phát dọn cỏ, dị tìm cắm cờ hiệu cho chỗ khoan/đào phẫu diện lấy mẫu.

- Chuẩn bị các dụng cụ lấy mẫu cần thiết sử dụng cho vị trí lấy mẫu này. - Rửa dụng cụ lấy mẫu.

- Lấy mẫu: mỗi mẫu là tập hợp của nhiều mẫu nhỏ. - Chuyển mẫu vào khay chứa.

- Trộn đều, chuyển vào túi đựng. - Ghi nhãn cho từng túi đựng mẫu.

Về cơ bản, quy trình lấy mẫu đã theo sát những quy trình đã được sử dụng theo tiêu chuẩn của cơng ti tư vấn Hatfield Canada thực hiện. Chỉ có một ngoại trừ là quy trình lấy mẫu đất theo chiều sâu đến 3,2m, phịng thí nghiệm Dioxin – Trung tâm QT Môi trường đã thiết kế một thiết bị lấy mẫu có khả năng lấy mẫu đến độ sâu 3,2m giảm được nhiễm chéo rất nhiều. Hình 2.6 mơ tả kĩ thuật lấy mẫu đất sâu bằng thiết bị lấy mẫu đa chiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, xác định mức độ tồn lưu chất độc da cam dioxin và đánh giá hiệu quả thử nghiệm công nghệ hóa cơ xử lý dioxin tại khu vực sân bay biên hòa (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)