Bài 16 (2 tiết) Phương trình hoá học A Mục tiêu

Một phần của tài liệu Sách giáo viên tham khảo hóa lớp 8 (Trang 61 - 66)

A. Mục tiêu

1. HS hiểu được :

 Phương trình dùng để biểu diễn phản ứng hoá học, gồm công thức hoá học của các chất phản ứng và sản phẩm với các hệ số thích hợp.

 ý nghĩa của phương trình hoá học là cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng.

2. HS biết cách lập phương trình hoá học khi biết các chất phản ứng và sản phẩm, giới hạn ở những phản ứng thông thường.

B. Nội dung và thông tin bổ sung

 Trong bài học về công thức hoá học không có mục trả lời cho câu hỏi : Công thức hoá học là gì ? Trong bài học này cũng tương tự, không có mục trả lời cho câu hỏi : Phương trình hoá học là gì ? Nhưng dựa theo nội dung phát triển trong bài học, phải hiểu phương trình hoá học dùng để biểu diễn gì, gồm những gì, như ở phần mục tiêu đã nêu.

Nói phương trình hoá học biểu diễn phản ứng hoá học, cần thấy đó là một phản ứng có thực, có xảy ra. Không phải cứ viết được thành phương trình vì số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai bên đều

bằng nhau, thì biểu diễn được một phản ứng hoá học. Thí dụ, các phương trình hoá học sau : 2NaOH + K2SO4 2KOH + Na2SO4

64

không biểu diễn một phản ứng nào cả. Hay nói cách khác, không có phản ứng hoá học nào xảy ra theo các phương trình này(1).

Trong một phương trình hoá học, tất cả các công thức hoá học đều phải viết đúng. Các phương

trình sau đây, mặc dù số nguyên tử của mỗi nguyên tố đều bằng nhau, không phải là phương trình hoá học.

Ca + O2 CaO2 (1) BaCl2 + KCO3 BaCO3 + KCl2 (2)

Phương trình thứ hai sai có thể do lúc ghi sơ đồ của phản ứng có một công thức viết sai, chẳng hạn sơ đồ phản ứng sau (công thức viết sai là KCO3) :

BaCl2 + KCO3 BaCO3 + KCl

Đến bước cân bằng số nguyên tử thì thêm chỉ số 2 ở KCl.

 Cuối cùng, cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố (hay số nhóm nguyên tử). GV không nói cân bằng phương trình(2) mà là lập phương trình hoá học.

C. Gợi ý tổ chức dạy học I  Lập phương trình hoá học

Bằng phương pháp đàm thoại (vấn đáp), cho HS cùng tham gia để chủ động nắm được cách lập phương trình hoá học theo ba bước.

Hướng dẫn HS đọc phương trình hoá học. Thí dụ :

 Phương trình : O2 + 2H2 2H2O (1)

đọc là : Một phân tử oxi tác dụng (hay phản ứng) với hai phân tử hiđro tạo ra (hay sinh ra) hai phân tử nước.

 Phương trình : 4Al + 3O2 2Al2O3 (2)

đọc là : Bốn nguyên tử nhôm tác dụng (hay phản ứng) với ba phân tử oxi(1) tạo ra hai phân tử nhôm oxit.

(1) HS chưa thể biết được phản ứng nào xảy ra hay không xảy ra, có thể nghĩ rằng cứ sắp xếp sao cho số nguyên tử của từng nguyên tố ở hai vế bằng nhau là được. Phân tích cho HS biết : "Chất có phản ứng thế nào còn do nó có tính chất như thế không, các em sẽ được học sau". Và không ra những bài tập có phương trình tương tự.

65

 Phương trình : Na2CO3 + Ca(OH)2 CaCO3 + 2NaOH (3)

đọc là : Một phân tử natri cacbonat tác dụng (hay phản ứng) với một phân tử canxi hiđroxit tạo ra (hay sinh ra) một phân tử canxi cacbonat và hai phân tử natri hiđroxit.

Lưu ý HS :

 Các công thức hoá học phải viết đúng từ bước viết sơ đồ của phản ứng. Khi cân bằng số nguyên tử (hay số nhóm nguyên tử) không được thay đổi chỉ số trong các công thức này. Hệ số phải viết cao bằng kí hiệu.

 Khi đã quen có thể nhẩm miệng. GV phân tích thêm :

 Mỗi phương trình hoá học biểu thị một phản ứng hoá học, một hiện tượng thực tế có thể xảy ra. Thí dụ, phương trình thứ nhất ở trên biểu thị phản ứng hoá học giữa khí oxi và khí hiđro, sinh ra nước. Hơn nữa phương trình hoá học cũng có tính chất quốc tế như các kí hiệu hoá học. Nghĩa là, chỉ cần phương trình hoá học, không phải lời lẽ hay câu chữ mô tả mà mọi người, ở đâu cũng hiểu như nhau, cùng một thông tin như trong thí dụ trên. Vì vậy, người ta nói : Phương trình hoá học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hoá học.

 Phương trình hoá học  biểu thị sự biến đổi từ chất này thành chất khác, khác với phương trình toán học  biểu thị sự bằng nhau giữa hai vế. Không được hoán vị chất đầu (chất phản ứng) và chất cuối (sản phẩm) của phương trình hoá học, như hai vế của phương trình toán học.

II  ý nghĩa của phương trình hoá học

GV diễn giải : Như đã biết, phản ứng hoá học xảy ra với từng phân tử, nguyên tử (đơn chất kim loại...) điều này thấy rõ khi đọc phương trình hoá học. Từ đó, rút ra ý nghĩa của phương trình hoá học.

Cho HS nói tỉ lệ của cặp chất còn lại ở thí dụ trong SGK. Sau đó cho luyện tập, thí dụ với phương trình hoá học : 2H2 + O2 2H2O.

Phân phối tiết dạy :

Tiết 1. Dạy mục I. Bài tập về nhà : Bài 1.a) và b) ; Bài 2.a) và Bài 3.a). Tiết 2. Dạy mục II. Làm Bài tập 2.b), Bài 3.b) ; Bài 5 và Bài 6.b) tại lớp.

(1) Chỉ cho HS biết, phải làm chẵn số nguyên tử oxi vì oxi là phân tử hai nguyên tử, số nguyên tử oxi trong phản ứng luôn là số chẵn. Nếu viết : 2Al + 3O2 Al O2 3

2  thì đúng về mặt cân bằng số nguyên tử, nhưng sai với thực tế ở chỗ không thể có 0,5 phân tử. không thể có 0,5 phân tử.

66

D. hướng dẫn giải bài tập trong SGK

Chú ý : Không yêu cầu đọc tên các chất theo công thức hoá học trong các bài tập.

1. b) Sơ đồ của phản ứng khác với phương trình hoá học là chưa có hệ số thích hợp, tức là chưa cân bằng số nguyên tử. (Đúng hơn là : "thường thì chưa",có một số trường hợp thì sơ đồ cũng là phương trình hoá học, thí dụ : C+ O2 CO2)

2. a) 4Na + O2 2Na2O

Số nguyên tử Na : số phân tử O2 : số phân tử Na2O = 4 : 1 : 2. b) P2O5 + 3H2O 2H3PO4

Số phân tử P2O5 : số phân tử H2O : số phân tử H3PO4 = 1 : 3 : 2. 3. a) 2HgO 2Hg + O2

Số phân tử HgO : số nguyên tử Hg : số phân tử O2 = 2 : 2 : 1 b) 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O

4. a) Na2CO3 + CaCl2 CaCO3 + 2NaCl 5. a) Phương trình hoá học của phản ứng (cũng là sơ đồ) :

Mg + H2SO4 MgSO4 + H2 b) Đều là tỉ lệ 1 : 1.

6. a) Phương trình hoá học của phản ứng : 4P + 5O2 2P2O5

b) Số nguyên tử P : số phân tử O2 : số phân tử P2O5 = 4 : 5 : 2 7. a) 2Cu + O2 2CuO

b) Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 c) CaO + 2HNO3 Ca(NO3)2 + H2O

Bài 17 (1 tiết) Bài luyện tập 3

A. Mục tiêu

67 1. Củng cố kiến thức về :

 Phản ứng hoá học (định nghĩa, bản chất, điều kiện xảy ra và dấu hiệu nhận biết).

 Định luật bảo toàn khối lượng (phát biểu, giải thích và áp dụng).

 Phương trình hoá học (biểu diễn phản ứng hoá học, ý nghĩa). 2. Rèn luyện các kĩ năng :

 Phân biệt được hiện tượng hoá học.

 Lập phương trình hoá học khi biết các chất phản ứng và sản phẩm (trọng tâm). B. Gợi ý tổ chức dạy học

I  Kiến thức cần nhớ

1. Cho HS đọc hiểu SGK và trả lời những câu hỏi của GV, dựa theo những vấn đề ghi trong phần : Mục tiêu 1. Củng cố kiến thức.

2. Tiến hành như mục 1. Riêng phần lập phương trình hoá học, dùng phương pháp đàm thoại. Làm bài tập 3, 4 tại lớp.

II  Bài tập

Hướng dẫn giải bài tập trong SGK.

1. a) Chất tham gia : khí nitơ, khí hiđro. Chất sản phẩm : khí amoniac.

b) Trước phản ứng, hai nguyên tử H liên kết với nhau, hai nguyên tử N cũng vậy. Sau phản ứng cứ ba nguyên tử H liên kết với một nguyên tử N.

Phân tử hiđro và phân tử nitơ biến đổi và phân tử amoniac được tạo ra.

c) Số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên trước và sau phản ứng, số nguyên tử H là 6 và số nguyên tử N là 2. 2. Phương án D. 3. a)   3 2 CaCO CaO CO m m m

b) Khối lượng canxi cacbonat đã phản ứng :

3

CaCO

m 140 110 250 (kg)

Tỉ lệ phần trăm về khối lượng canxi cacbonat chứa trong đá vôi : 3

250

%CaCO .100% 89, 3% 280

68

4. a) Phương trình hoá học của phản ứng :

C2H4 + 3O2 2CO2 + 2H2O b) Cứ 1 phân tử etilen tác dụng với 3 phân tử oxi.

Cứ 1 phân tử etilen phản ứng tạo ra 2 phân tử cacbon đioxit. 5. 2Al + 3CuSO4 Al2(SO4)3 + 3Cu

Một phần của tài liệu Sách giáo viên tham khảo hóa lớp 8 (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)