Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường kỹ năng giao tiếp cho nhân

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO NHÂN VIÊN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP (Trang 39 - 49)

IV. Chương 4: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường kỹ

4.4.1 Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường kỹ năng giao tiếp cho nhân

Mặc dù đã rất cố gắng, xong mức độ giải quyết vấn đề NCKH của nhóm chúng tôi còn ở mức trung bình. Nhóm chưa đi sâu khai thác được đầy đủ các thông tin về tình hình thực tế trên địa bàn Hà Nội.

4.3 Các dự báo triển vọng về các vấn đề nghiên cứu

Trong thời buổi hội nhập hiện nay, vấn đề nhóm chúng tôi đề xuất nghiên cứu thực sự có ý nghĩa. Bởi đây là vấn đề mà bất cứ ai cũng quan tâm, đặc biết là nhân viên các doanh nghiệp. Kỹ năng giao tiếp tốt mang lại những thế mạnh thực sự cho bản thân mỗi chúng ta.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu và phát triển thêm các nội dung về vấn đề này là điều đáng để chúng ta quan tâm.

Đã, đang và sẽ tiếp tục được đào tạo trong thời gian tới, kỹ năng giao tiếp của các nhân viên trong Winmark theo thời gian chắc chắn sẽ được cải thiện. Mục tiêu của Winmark đầu tiên khi giao tiếp với khách hàng, đó là lấy được niềm tin và tạo được mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên. Chính vì vậy, công ty hiện nay vẫn đang có những chương trình đào tạo cho nhân viên. Trong thời gian tới, công ty sẽ chú trọng sâu hơn về hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ, đó là những cử chỉ, tư thế, nét mặt,..

- Dùng mắt để giao tiếp: dùng mắt để biểu hiện cảm xúc của bản thân. Dùng ánh mắt để hỗ trợ ngôn ngữ nói và có thể thay thế lời nói. - Nụ cười: dùng nụ cười để biểu lộ tình cảm, thái độ của mình. - Các cử chỉ: Gồm các chuyển động của đầu, bàn tay, cánh tay…

- Tư thế: Nó liên quan mật thiết với vai trò vị trí xã hội của cá nhân, thông thường một các vô thức nó bộc lộ cương vị xã hội mà cá nhân đảm nhận. - Là những đặc điểm tự nhiên ít thay đổi như: Dáng người, màu da và

những đặc điểm thay đổi được như tóc, râu, trang điểm trang sức. - Nét mặt: Biểu lộ thái độ cảm xúc của con người, các công trình nghiên cứu thống nhất rằng nét mặt của con người biểu lộ 6 cảm xúc: Vui mừng, buồn, ngạc nhiên, tức giận, sợ hãi, ghê tởm. Ngoài ra, nét mặt còn cho ta biết về cá tính của con người

Những cử chỉ phi ngôn ngữ trên có vai trò không nhỏ quyết định sự thành công của quá trình giao tiếp.

Nếu có thời gian và cơ hội, nhóm chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển đề tài một các sâu hơn nữa. Có thể nghiên cứu và hệ thống hóa một mô hình giao tiếp hiệu quả cho đối tượng là nhân viên các doanh nghiệp.

4.4. Các đề xuất, kiến nghị với vấn đề nghiên cứu

4.4.1 Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường kỹ năng giao tiếp cho nhân viên trong các doanh nghiệp. nhân viên trong các doanh nghiệp.

Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp

Đồng nghiệp, cấp trên hay cấp dưới là người bạn phải tiếp xúc mỗi ngày, có thể nói, thời gian danh cho họ còn nhiều hơn cả người thân, vậy làm thế nào để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp? Chiếc chìa khóa giúp bạn làm được điều đó chính là cách giao tiếp, ứng xử của bạn đối với mọi người trong tổ chức. Muốn vậy, là một nhân viên, bạn cần chú ý những điểm sau:

Trân trọng mối quan hệ với đồng nghiệp

- Công việc cần tinh thần tập thể đoàn kết, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp là điều vô cùng quan trọng.

- Chào hỏi với mỗi người khi đến cơ quan;

- Hòa nhã, khiêm tốn, lễ độ và vui vẻ để lại ấn tượng tốt đối với đồng nghiệp; - Thể hiện thái độ tích cực, tinh thần làm việc hăng say, tránh mang lại cảm

giác lười biếng cho người khác;

- Thường xuyên vệ sinh bàn làm việc ngăn nắp, gọn gang, sạch sẽ.

- Tôn trọng người khác, quan tâm đến đồng nghiệp xung quanh và chủ động giúp đỡ đồng nghiệp như rót chè, mời đồng nghiệp một ly café lúc rảnh rỗi, …

- Tìm hiểu và ghi nhớ ngày sinh của đồng nghiệp. Sinh nhật của họ, chỉ cần một lời chúc cùng đã thể hiện sự quan tâm của mình, tăng thêm tình gắn bó giữa các đồng nghiệp với nhau;

- Quan tâm, hỏi thăm và giúp đỡ đồng nghiệp và người nhà của họ khi gặp khó khăn, hoạn nạn;

- Không nên tỏ ra xa lánh, giữ khảng cách với đồng nghiệp. Dù là thân đến mấy cũng cần chú ý đến thái độ, lời nói, cử chỉ và đặc biệt là đồng nghiệp khác giới.

- Chú ý ngôn ngữ, giọng điệu khi nói chuyện với đồng nghiệp nơi đông người. - Hãy dành thời gian chăm sóc, tưới nước cho cây cảnh nơi bạn làm việc; - Vui vẻ dọn dẹp giấy báo cũ, giấy bỏ đi, cốc uống nước khách từng dùng và

kiểm tra đồng hồ ở cơ quan;

- Tránh bàn tán chuyện riêng tư của đồng nghiệp cũng như điểm yếu của họ; - Không nên kể những câu chuyện thiếu văn hóa, làm ảnh hưởng đến văn hóa

công ty.

Học cách ứng xử với cấp trên.

- Xây dựng ý thức tuân thủ cấp trên, điều này giúp bạn có được sự tín nhiệm; - Chú ý bảo vệ hình tượng cấp trên, đồng thời giúp bạn bảo vệ hình tượng của

chính mình;

- Khi sếp đến văn phòng, là một nhân viên, đặc biệt là nhân viên thư kí, cần chuẩn bị tốt bút, sổ ghi nhớ, giấy tờ có liên quan…

- Khi nhận được chỉ thị của sếp, nếu không hiểu hoặc chưa rõ lắm, hãy thỉnh giáo sếp;

- Khi sếp ra nhiệm vụ, để tránh sai sót, hãy nhắn lại một lần để xác định chắc chắn;

- Phản hồi tiến trình công việc với sếp và báo cáo kịp thời khi công việc hoàn thành;

- Khi đi công tác hoặc không thể đi làm, trừ trường hợp bất khả kháng, nên tự mình báo cáo sếp, dù không ở nơi làm trong thời gian ngắn cũng nên thông qua sự đồng ý của sếp;

- Tránh làm việc vượt cấp, trừ trường hợp cần thiết;

- Nếu bạn ra về trong khi xếp còn đang bận rộn, hãy hỏi xem liệu có cần sự giúp đỡ từ bạn? Nếu thật sự không cần thiết, bạn có thể yên tâm ra về. • Xây dựng mối quan hệ với cấp dưới.

- Cấp dưới không những là cánh tay đắc lực của bạn, mà họ còn là nguồn tài nguyên phong phú;

- Hỏi han, quan tâm mỗi nhân viên cấp dưới một cách chân thành; - Đối xử công bằng với nhân viên;

- Không nên thể hiện uy quyền và gò bó cấp dưới, bởi sự khác biệt giữa bạn và họ chỉ là thứ cấp công việc, còn hai bên vẫn bình đẳng về nhân quyền;

- Cổ vũ, khuyến khích cấp dưới, thường xuyên sử dụng ngôn từ mang ý khẳng định với công việc và năng lực của họ;

- Luôn đúng giờ khi nghe cấp dưới báo cáo công việc, lắng nghe ý kiến và phản hồi, tránh tỏ ra phàn nàn, thiếu kiên nhẫn, ngắt quãng công việc cấp dưới;

- Nếu cấp dưới liên tiếp phải tăng ca đêm, hãy chú ý đến sự an toàn và sức khỏe của họ;

- Thể hiện sự quan tâm cao độ khi cấp dưới bị ốm, căng thẳng hoặc áp lực từ công việc;

- Học cách biết ơn cấp dưới, động viên và khen thưởng kịp thời, đặc biệt về mặt tinh thần;

- Không nên than phiền, trách móc liên tục năng lực cấp dưới, điều cần thiết là giúp họ nâng cao năng lực của mình;

- Người cấp trên có năng lực, phải biết cách khuyến khích, cổ vũ cấp dưới và phát huy khả năng vốn có của họ;

- Ngăn chặn đàm tiếu và nói xấu cấp dưới;

- Kỹ năng phê bình cấp dưới: bắt đầu từ sự tán thuworng và sự chân thành; gián tiếp phê bình, trước khi chỉ trích hãy nói đến trách nhiệm của bạn; thay vì ra lệnh hãy dùng những lời đề nghị, phê bình công việc chứ không phải con người; tuyệt đối không nhắc lại sai lầm đã phê bình và kết thúc trong sự bình đẳng, tôn trọng, hữu nghị.

Không ngừng cải thiện, nâng cao kỹ năng giao tiếp

Ngày nay, mọi loại hình công việc đều đòi hỏi nhân viên phải có kỹ năng giao tiếp tốt. Đây là một kỹ năng rất quan trọng bên cạnh yếu tố chuyên môn bởi nó giúp bạn trở thành một nhân viên hoàn hảo và có nhiều cơ hộ thăng tiến.

Do đó, hãy không ngừng cải thiện và vun đắp kỹ năng giao tiếp nơi công sở để gặt hái thành công.

Nếu không có tổ chức, bạn sẽ nói ngay những điều mình nghĩ một cách rời rạc, thiếu logic, thậm chí lỡ lời, nói cả điều không nên nói. Để tránh tình huống đó, hãy cố gắng sắp xếp suy nghĩ của mình theo trình tự trước khi nói.

Nếu tham gia một cuộc đối thoại liên tục, bạn nên nói với tốc độ chậm (nhưng không quá chậm chạp, ngắt quãng dài) để có thời gian suy nghĩ và phản ứng một cách thích hợp.

Lắng nghe mọi người xung quanh

Hãy để ý những người xung quanh bạn và xác định ai là người giao tiếp tốt, ai là người không khéo léo trong ăn nói. Từ thực tế của họ, bạn có thể rút ra kinh nghiệm cho bản thân : học hỏi ưu điểm của người giao tiếp tốt và tránh sai lầm của người không khéo léo.

Tuy nhiên, bạn không nên copy y nguyên cách nói chuyện của người khác. Hãy tự tạo cho mình một phong cách tự tin, riêng biệt để ai cũng có thể nhận thấy đó chính là bạn.

Không phản ứng lại ngay lập tức

Cũng như lời khuyên đầu tiên, bạn nên dành khoảng 10 - 15 giây để hình thành suy nghĩ của mình thay vì phản ứng lại ngay tức khắc trước một câu hỏi hay lời đề nghị.

Đọc nhiều

Đây là điều rất cần thiết bởi nó là nguồn kiến thức của bạn và khi có kiến thức bạn sẽ có cơ sở để giao tiếp tự tin và hiệu quả hơn. Do đó, hãy tích cực đọc những bài báo hay, câu chuyện ý nghĩa cả trong và ngoài lĩnh vực của bạn. Nhờ đó, bạn cũng có thể đa dạng hóa chủ đề cho các cuộc nói chuyện với đồng nghiệp và sếp ngoài công việc.

Xây dựng tự tin

Phải tự tin bạn mới có thể phát biểu trước đám đông và mạnh dạn chia sẻ ý kiến của mình. Và để xây dựng sự tự tin, bạn phải không ngừng bồi dưỡng kiến thức cho bản thân.

Thể hiện ngôn ngữ cử chỉ hợp lý

Bạn đã hội tụ những điều trên nhưng vẫn còn một yếu tố không thể thiếu để giao tiếp thành công : ngôn ngữ cử chỉ. Ngôn ngữ cử chỉ phải song song và phù hợp với lời nói của bạn. Vai thẳng và nghiêm chứng tỏ bạn đã sẵn sàng cho cuộc nói chuyện. Lưu ý ở công sở, bạn không thể nói chuyện với sếp và đồng nghiệp trong tư thế thoải mái như ở nhà.

Từ bỏ 6 thói quen xấu khi giao tiếp nơi làm việc

Những thói quen giao tiếp cẩu thả nơi làm việc đôi khi gây cho bạn những hậu quả hết sức nặng nề, thậm chí nó chặn cả con đường tiến thân của bạn. Hãy thử xem mình có mắc phải những thói quen xấu sau không. Nếu có, tất nhiên nên bỏ càng sớm càng tốt.

Chỉ liên lạc với người khác khi cần tới họ.

Có thể bạn đã từng làm như vậy. Bạn chỉ liên lạc với anh A. khi cần nhờ anh ấy xin việc hộ. Bạn chỉ hỏi thăm chị B. khi muốn nhờ chị tìm giúp tài liệu hiếm,…

Giữa những “giai đoạn cần” đó, bạn thường không có liên lạc gì, thậm chí không thèm trả lời thư từ hay điện thọai hỏi thăm họ.

Chắc chắn những người trước đây đã nhiệt tình giúp bạn, giờ sẽ cảm thấy đang bị lợi dụng. Họ dần trở nên khép mình, cảnh giác với bạn. Họ cũng chẳng hơi đâu nhiệt tình giúp đỡ những người vô ơn. Và bạn sẽ bị loại khỏi bộ nhớ của họ không thương tiếc.

Không trả lời những cuộc gọi điện hoặc e-mail

Thói xấu này ngày càng trở nên phổ biến, nhất là khi cuộc sống ngày càng bận rộn. Bạn đang vi phạm quy luật của cuộc sống văn minh đấy. Thói quen giao tiếp cẩu thả này đôi khi sẽ lấy đi của bạn những cơ hội lớn trong đời. Giả dụ có một đối tác lớn rất quan tâm đến doanh nghiệp của bạn, nhưng bạn thờ ơ không đáp lễ. Tất nhiên, họ sẽ quên ngay bạn, thị trường rộng lớn mà.

Bỏ qua những giao tiếp căn bản

Những người có thói xấu này thường xuyên quên nói “cảm ơn” hoặc “làm ơn” khi nhận hoặc yêu cầu điều gì. Những phép giao tiếp căn bản này thường bị lãng quên bởi rất nhiều lý do: con người ta quá bận rộn, không được dạy dỗ căn bản hoặc có tư tưởng là mình xứng đáng được yêu cầu người khác.

Không biết lắng nghe.

Đã có nhiều trường hợp phải trả giá đắt cho sự không biết lắng nghe này. Một trong những hậu quả của việc không biết lắng nghe là không biết đặt câu hỏi, cứ nín thinh không thể hiện việc mình có đồng ý với ý kiến của khách hàng hay không. Khi giao tiếp, không biết lắng nghe sẽ dẫn đến việc thông tin sai lệch, mất đi nhiều cơ hội và làm giảm năng suất vì còn phải vừa làm vừa sửa sai. Không những thế, trong giao tiếp với cấp trên, nếu bạn tỏ ra không biết lắng nghe, sếp sẽ đánh giá bạn là thiếu năng lực, hoặc không có ý thức cầu tiến. Nói dối

Có những người còn cố tình nói dối, còn những người khác thì chỉ “nói dối chút chút”. Dù nói dối ít hay nhiều thì hậu quả của nó đều không hay, hoặc làm hại người khác, hoặc làm hại mình.

Việc nói dối chỉ có thể thông cảm được trong trường hợp bất khả kháng, hoặc khi nó không gây hại cho ai.

Tuy nhiên, trong giao tiếp với đồng nghiệp, hay hơn cả vẫn là nói thật, nhưng nói thật một cách khéo léo, nhạy cảm, không làm tổn thương người khác. • Luôn miệng nói những lời tiêu cực.

Có những người thường xuyên thốt ra những lời chê bai tiêu cực về mọi thứ: chê công việc, chê không khí công sở, chê sếp, chê đồng nghiệp,… Hãy thử tưởng tượng, bạn có hứng thú làm việc không nếu người ngồi cạnh bạn cứ luôn miệng chê bai mọi thứ.

Buổi sáng mà cứ phải nghe những câu kiểu như “tôi ghét…”, “thằng điên ấy…”, “chán nhỉ”, “sếp làm sao í nhỉ…”, chắc ngày làm việc sẽ trở thành địa ngục.

Những lời khuyên cho nhân viên doanh nghiệp khi giao tiếp.

Giao tiếp trong bất kì một doanh nghiệp nào là một nghệ thuật. Nó không chỉ là kết hợp giữa sự khéo léo trong giao tiếp mà là cả sự điều hòa ở bản thân mỗi

người. Làm sao để tạo cho mình một môi trường thật thoải mái trong suốt tám giờ đồng hồ. Dưới đây là một vài lời khuyên dành cho bạn.

• Biết sắp đặt từ ngữ: Chọn từ ngữ rất quan trọng. Không nên nói kiểu cách đại loại như “Thật là tuyệt vời nếu anh làm điều đó”. Tốt nhất nói thẳng: “Tôi muốn nhờ anh làm điều này”. Điều này rất lợi thế khi đồng nghiệp là nam giới. Nói chung trong công việc không nên dùng lời nói hay từ ngữ quá cầu kì. Nếu người dễ tính sẽ dễ dàng bỏ qua nhưng ao hay xét nét thì lại rất dễ nổi cáu.

• Biết cách “chỉnh” với giọng nói của mình. Giọng nói the thé,, run run hay hụt hơi đều không gây được ấn tượng tốt. Những người giàu kinh nghiệm bao giờ cũng biết cách nói thật chậm rãi và trầm lắng.

• Đừng cười khúc khích hoặc cười phá lên.Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là khi ở nơi làm việc, bạn lúc nào cũng im lặng.

• Luôn giữ cái đầu “mát mẻ”. Tình trạng căng thẳng, sầu muộn là kẻ thù của

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO NHÂN VIÊN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP (Trang 39 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w