Phần 2 Rà soát số liệu
2. Những dữ liệu còn thiếu hoặc đã có nhưng chưa được phân tích đầy đủ
tích đầy đủ
Hiện nay, chúng ta cần thực hiện điều tra tổng thể và hàng năm về khu vực phi chính thức với bảng câu hỏi phỏng vấn chi tiết nhằm thu thập thơng tin về trìnhđộgiáo dục, đào tạo, an sinh xã hội, nhu cầu, khả năng tiếp cận tới các dịch vụxã hội, vv .. Chỉbằng cách này mới có thểnắm bắt đầy đủvềsựphát triển của khu vực kinh tếphi chính thức, thấy được các đặc điểm và nhu cầu của khu vực này, từ đó xây dựng các chính sách phù hợp nhằm dần chính thức hóa và đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động khu vực phi chính thức.
Việc xem xét các cơ sởdữliệu hiện có vềlực lượng lao động và khu vực phi chính thức tại Việt Nam cũng cho thấy rằng hiện nay đã có các dữliệu đáng tin cậy và phù hợp. Tuy nhiên, dữliệu này vẫn chưa được phân tích một cách hồn tồn đầy vì vậy cần tiếp tục tận dụng phân tích và sửdụng nguồn sốliệu này. Một sốví dụ được nêu như sau:
• Điều tra vềlực lượng lao động đã thu thập thông tin về khu vực phi chính thức và việc làm phi chính thức, trong đó có thơng tin về việc làm thứ nhất và việc làm thứhai. Những sốliệu này cho phép phân tích mối liên hệ giữa các khu vực thếchế(chính thức và phi chính thức) liên quan đến an sinh xã hội, ví dụ như có bao nhiêu người đang làm cơng việc hiện tại là công việc thứnhất hoặc thứhai trong khu vực phi chính thức khơng được hưởng an sinh xã hội? hoặc có bao nhiêu người lao động trong khu vực phi chính thức đang làm việc cho khu vực khác (với vị trí là việc làm thứ nhất hoặc việc làm thứ hai), hoặc bao nhiêu người được hưởng các chế độan sinh xã hội ít nhất là đối với một cơng việc họ đang làm.
• Điều tra hộkinh doanh và khu vực phi chính thức (HB&IS) cung cấp thông tin liên quan đến lực lượng lao động trong khu vực phi chính thức và đưa ra những minh chứng cho thấy nhiều người lao động khu vực phi chính thức có trình độ học vấn rất thấp (Cling et al., 2010, 25). Bằng chứng này đòi hỏi phải phân tích sâu hơn, ví dụ như những kỹ năng nào là quan trọng cần đào tạo? Những vướng mắc và tồn tại hiện nay là gì? Cần đào tạo nghềgì vàđào tạo thêm những gì?
• Điều tra hộ kinh doanh và khu vực phi chính thức (HB&IS) cũng cung cấp các dữ liệu liên quan đến chi phí và các khoản phí, vốn, đầu tư và tài chính. Từ những thơng tin này cũng cho thấy rằng thu nhập bình quân của khu vực phi chính thức rất thấp so với các khu vực khác,ởmức 1,1 triệu đồng/tháng (Cling et al, 2010, 25). Từ đây nảy sinh một sốcâu hỏi như: quy mô thu nhập trong khu vực phi chính thức như thếnào? Liệu có khả năng đóng góp bảo hiểm xã hội tự nguyện? Bảo hiểm xã hội tựnguyện có thểáp dụng với nhóm nào trong khu vực phi chính thức? Hiện nay có bao nhiêu hộ kinh doanh nghèo, rất nghèo, hoặc đang ởtình trạng rất khókhăn, yếu thế?
• Ngồi ra, khảo sát này cũng cung cấp thông tin liên quan đến những khó khăn vướng mắc và triển vọng của khu vực này. Cần phải phân tích và tìm hiểu sâu hơn để xem người lao động phi chính thức hiện nay đang cần những chính sách gì và những chính sách an sinh xã hội nào đang phát huy tác dụng, bám sát được thực trạng của khu vực phi chính thức và hộkinh doanh?
• Điều tra hộkinh doanh và khu vực phi chính thức (HB&IS) đang mởra một giai đoạn tiếp theo cho các nghiên cứu chính sách xã hội liênquan đến điều kiện lao động, khía cạnh giới và phân biệt đối xử, di cư và tham nhũng (Cling et al., 2010, 28, 32, 33).
• Điều tra mức sống hộ gia đình có thể được sử dụng để phân tích mối liên hệ giữa khu vực phi chính thức và các lĩnh vực khác như y tế, giáo dục, di cư và nghèo đói (Cling et al., 2010, 70).
Tuy nhiên, những cuộc khảo sát và cơ sơ dữliệu hiện có chưa đủ đểphân tích và trả lời được tất cả những băn khoăn về khu vực phi chính thức. Những thiếu hụt và khoảng trống vềdữliệu đãđược xác định như sau:
• Điều tra vềhộkinh doanh và khu vực phi chính thức 2007 (giai đoạn 2 của khảo sát được thiết kếgồm 3 giai đoạn) chỉphỏng vấn chủ hộ kinh doanh. Cần thực hiện một cuộc khảo sát đối với đại diện người lao động trong khu vực phi chính thức, điều này rất cần thiết và quan trọng nhằm tìm hiểu về đặc điểm của người lao động khu vực này.
• Điều tra về lực lượng lao động (LFS) và hộkinh doanh khu vực phi chính thức (HB&IS) thể hiện giai đoạn 1 và giai đoạn 2 theo phương pháp thiết kế điều tra hỗn hợp 1-2-3 ), giai đoạn 3 chưa được thực hiện. Cần tiến hành giai đoạn 3 để đo lường quy mơ và đóng góp của khu vực chính thức và phi chính thức trong chi tiêu hộ gia đình, theo sản phẩm và theo loại hộ gia đình.
• Cũng cần thực hiện khảo sát và phân tích sâu về khả năng của cơ sở sản xuất kinh doanh trong việc chuyển đổi từphi chính thức sang chính thức (Cling et al., 2010, 63).
• Điều tra mức sống hộ gia đình thu thập thơng tin khá chung chung, chỉcó một vài câu hỏi về đặc điểm cơng việc. Hơn nữa, nó cũng không thiết kế các đầu ra quan trọng liên quan đến khu vực kinh tế phi chính thức. Một số chỉ số về thị trường lao động được thu thập nhưng không áp dụng các định nghĩa theo tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, dữliệu từ điều tra mức sống hộ gia đình có thể được sửdụng như cơ sở để thiết kế các mẫu điều tra cho các cuộc khảo sát riêng cho khu vực phi chính thức (Cling et al., 2010, 69, 70).