Nhóm giải pháp về đấu tranh phòng, chống âm mƣu, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề quyền của các dân tộc

Một phần của tài liệu 09473313_Bao cao tom tat_20-12-23 (Trang 34 - 36)

b. Nguyên nhân

3.3.6. Nhóm giải pháp về đấu tranh phòng, chống âm mƣu, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề quyền của các dân tộc

hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề quyền của các dân tộc thiểu số để kích động, chia rẽ khối đại đồn kết dân tộc ở Việt Nam

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh, cần coi trọng các giải pháp: i) Nhận diện âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề quyền của các dân tộc để kích động, chia rẽ khối đại đồn kết dân tộc, chống phá sự nghiệp đổi mới; ii) Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan Đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hộ; iii) Phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống mọi mặt của đồng bào các dân tộc, đồng bào các tôn giáo; iv) Xây dựng nền quốc phịng tồn dân gắn với an ninh nhân dân vững chắc trên địa bàn đồng bào dân tộc thiểu số; v) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề quyền của các dân tộc thiểu số để kích động, chia rẽ khối đại đồn kết dân tộc ở Việt Nam.

KẾT LUẬN

Trong thời kỳ đổi mới, trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tiếp thu và vận dụng sáng tạo các quan điểm của cộng đồng quốc tế về vấn đề dân tộc; Đảng, Nhà nước Việt Nam ln coi trọng bổ sung, hồn thiện luật pháp, chính sách nhằm đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền của các DTTS ở nước ta. Tính đúng đắn và hiệu quả của hệ thống pháp luật, chính sách đã được minh chứng bằng những thành tựu có ý nghĩa về sự hưởng thụ quyền của các DTTS ở Việt Nam trong lĩnh vực chính trị, dân sự cũng như lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa.

Tuy nhiên, nghiên cứu của đề tài cho thấy, vẫn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế về chính sách, pháp luật cũng như vấn đề cơ chế thực thi và giám sát. Trên một số lĩnh vực chính sách, pháp luật chưa cung cấp được các biện pháp cần thiết, hiệu quả để bảo vệ các nhóm DTTS trước nhiều thách thức khác nhau, nhất là trước các tác động của kinh tế thị trường, tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Nhiều quyền về tham gia, sinh kế, việc làm, mức sống thỏa đáng, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống…đã bị bỏ qua trong thực hiện các chương trình, dự án phát triển ở vùng DTTS; sự chồng chéo về chính sách, pháp luật đã làm tăng chi phí cho tiếp cận phổ cập, có chất lượng một số quyền kinh tế, xã hội. Khoảng cách giàu nghèo đang làm giảm cơ hội của các DTTS trong việc hưởng thụ công bằng thành quả của đổi mới; một số thiết chế về dân chủ, các cơ quan hành chính, tư pháp các cấp, các tổ chức cung cấp dịch vụ công vùng DTTS hoạt động thiếu hiệu quả, hạn chế về tính chuyên nghiệp, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình. Sự bất cập này cùng với tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chưa thực sự am hiểu văn hóa dân tộc thiểu số của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đang là những trở ngại không nhỏ đối với mục tiêu hiện thực hóa quyền của các dân tộc thiểu số ở nước ta. Hơn nữa, với sự tác động của các vấn đề mới trong quan hệ kinh tế quốc tế; quan hệ tôn giáo, dân tộc; ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu; tình trạng di cư trong nước và quốc tế…đang làm bộc lộ rõ hơn sự thiếu hụt các giải pháp bảo đảm hiệu quả quyền của các DTTS. Tình hình này đang làm cho quyền của họ vẫn thuộc

nhóm quyền yếu thế trong tương quan với các quyền phổ biến của các nhóm xã hội khác ở Việt Nam. Khắc phục các bất cập, hạn chế nêu trên cùng những thách thức phức tạp, đan xen trong bảo đảm quyền của các DTTS ở Việt Nam tiếp tục là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay.

Dựa trên phân tích, đánh giá tác động của các xu hướng trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, đề tài đã luận giải một số quan điểm, nhóm giải pháp và kiến nghị nhằm bảo đảm hiệu quả hơn quyền của các DTTS ở Việt Nam trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Các nhóm giải pháp, kiến nghị bảo đảm quyền của các DTTS ở Việt Nam hiện nay tập trung vào các vấn đề cơ bản như: Hoàn thiện pháp luật, chính sách; Thơng tin, giáo dục và truyền thông; Hoạt động của bộ máy nhà nước trong lĩnh vực công tác dân tộc; Hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp; Hợp tác quốc tế; Đấu tranh phòng, chống âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề quyền của các dân tộc thiểu số để kích động, chia rẽ khối đại đồn kết dân tộc ở Việt Nam. Tính khả thi của các giải pháp và kiến nghị đòi hỏi phải được triển khai một cách đồng thời, sáng tạo của các cơ quan có thẩm quyền về công tác dân tộc.

Hiện nay, Việt Nam đang có nhiều cơ hội để hiện thực hóa tốt hơn quyền của các DTTS. Triển vọng và tiềm năng của vấn đề này đang phụ thuộc vào việc tăng cường trách nhiệm của các cơ quan Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương, các đồn thể chính trị, xã hội; đặc biệt là những nỗ lực của các cơ quan, đội ngũ cán bộ cơng chức, viên chức có trách nhiệm xây dựng và thực thi luật pháp, chính sách về bảo đảm quyền của các DTTS. Để hỗ trợ hiệu quả quá trình này, việc tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu toàn diện, liên ngành lý luận và thực tiễn dựa trên hệ thống các dữ liệu được thu thập một cách khoa học, nhằm hồn thiện luật pháp, chính sách và cơ chế bảo đảm quyền của các DTTS trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế vẫn là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết hiện nay.

Một phần của tài liệu 09473313_Bao cao tom tat_20-12-23 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)