PHÂN LOẠI TÍN DỤNG QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Giáo trình thanh toán quốc tế pdf (Trang 76 - 78)

Để phân loại tín dụng cho khoa học, có thể đưa ra các căn cứ để phân loại:

1. Căn cứ vào đối tượng cấp tín dụng, có thể chia ra: tín dụng hàng hoá và tín

dụng tiền tệ.

- Tín dụng hàng hoá (còn gọi là tín dụng thương mại) là tín dụng mà nhà xuất khẩu cấp cho nhà nhập khẩu. Đối tượng cấp tín dụng là hàng hoá.

Hình thức thể hiện của quan hệ tín dụng là mua bán chịu giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu.

- Tín dụng tiền tệ (còn gọi là tín dụng ngân hàng) là tín dụng mà ngân hàng cấp cho người đi vay. Trong quan hệ tín dụng này, hành vi mua bán đã tách rời hành vi cho vay. Đối tượng tín dụng là tiền tệ.

2. Căn cứ vào người cho vay là ai, tín dụng trong ngoại thương được chia làm các loại như sau:

- Tín dụng thương nghiệp: là loại tín dụng giữa các nhà xuất nhập khẩu cấp cho nhau vay không có sự tham gia của ngân hàng.

- Tín dụng ngân hàng: là loại tín dụng của ngân hàng cấp cho các nhà xuất nhập khẩu vay bằng tiền.

- Tín dụng của người môi giới cấp cho các thương nhân xuất nhập khẩu.

- Tín dụng của các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế cấp cho các nước thành viên.

3. Căn cứ vào mục đích cấp:

- Tín dụng xuất khẩu là loại tín dụng mà nhà xuất khẩu hoặc ngân hàng cấp cho nhà nhập khẩu để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá. Loại tín dụng này rất phổ biến trong ngoại thương của các nước.

- Tín dụng nhập khẩu là loại tín dụng mà nhà nhập khẩu hoặc ngân hàng cấp cho nhà xuất khẩu để nhập hàng hoá phục vụ cho lợi ích của mình.

4. Căn cứ vào thời hạn cho vay:

- Tín dụng không có kỳ hạn ấn định trước: đây là loại tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay nhưng không qui định thời hạn nhất định. Trước khi muốn thu hồi vốn, ngân hàng sẽ báo trước cho khách hàng một số ngày nhất định.

- Tín dụng thời hạn rất ngắn, hay còn gọi là cho vay nóng. Thời hạn của loại tín dụng này có thể là qua một đêm, qua một ngày...các loại tín dụng này có thể bao gồm:

+ Tín dụng O/N (Over night), tức là chỉ vay qua một đêm. Ví dụ: Ngày kí hợp đồng vay là 30/7/1994, thì ngày trả nợ là 31/7/1994.

+ Tín dụng T/N (Tomorrow next), tức là ký hợp đồng vay một ngày, ngày kế là ngày sử dụng, ngày sau đó là ngày trả nợ. Ví dụ: Ngày kí hợp đồng vay là 30/7/1994, ngày trả nợ là ngày 1/8/1994.

+ Tín dụng S/N (Spot next), giống như tín dụng T/N, nhưng việc trả nợ kéo dài thêm một ngày nữa, tức là ngày 2/8/1994.

- Tín dụng ngắn hạn với thời hạn từ 1 tháng đến 12 tháng, có thể kéo dài tới 24 tháng. Tín dụng này thường là loại tín dụng thương mại.

- Tín dụng trung hạn với thời hạn từ 1 năm đến 5 năm.

- Tín dụng dài hạn với thời hạn từ 5 năm trở lên. Tín dụng trung hạn và dài hạn thường kéo được sử dụng vào hạ tầng kinh tế cơ sở, công nghiệp nặng và cơ khí.

5. Căn cứ vào khả năng bao tín dụng của chủ nợ:

- Tín dụng Factoring là loại tín dụng mà một công ty tài chính cỡ lớn thường ứng trước cho các nhà xuất khẩu 70-80% tổng trị giá hoá đơn bán hàng của họ và giành lấy quyền đòi nợ khách mua hàng.

Tỷ lệ ứng trước cao hay thấp là do sự thoả thuận của công ty tài chính và nhà xuất khẩu. Nhìn chung nó phụ thuộc vào tỷ suất chiết khấu hối phiếu trên thương trường và phí nhờ thu cùng với các chi phí rủi ro có thể xảy ra cho công ty tài chính không đòi được tiền.

- Tín dụng Forfaiting là loại tín dụng trung và dài hạn của một công ty tài chính ứng trước không hoàn lại cho các nhà xuất khẩu một tỷ lệ % nhất định so với tổng giá trị hoá đơn để giành lấy quyền đòi lại tiền ở người nhập khẩu, và chịu mọi rủi ro mà người nhập khẩu không thanh toán được nếu có xảy ra, tỷ lệ phần trăm này do hai bên thoả thuận. Đương nhiên, công ty tài chính chỉ cấp tín dụng Forfaiting cho nhà xuất khẩu khi người nhập khẩu của anh ta đã được một ngân hàng hạng nhất bảo lãnh thanh toán.

6. Căn cứ vào người cấp tín dụng là các tổ chức tài chính, ngân hàng quốc tế:

- Tín dụng điều chỉnh cơ cấu là loại tín dụng do IMF và IBRD cấp cho các nước đang phát triển nhằm cải tổ nền kinh tế quốc dân. Loại tín dụng này có thời hạn tới 30 năm, lãi suất rất thấp từ 1 đến 1,5% năm.

- Tín dụng tô nhượng là loại tín dụng do ADB cấp cho các nước thành viên vay với điều kiện nước đi vay phải tuyên bố dành cho việc sử dụng khoản tín dụng

này những điều kiện đặc quyền, đặc lợi. Ví như giảm thuế đến miễn các loại thuế liên quan đến việc sử dụng tín dụng... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giáo trình thanh toán quốc tế pdf (Trang 76 - 78)