Sự ảnh hưởng của những sự kiện kinh tế chính trị trên thế giới lên các nước phát triển và các quốc gia đang phát triển có sự giống nhau.

Một phần của tài liệu Kết thúc học phần môn Kinh Doanh Quốc Tế Trường ĐH Kinh tế Thành Phố HCM (Trang 38 - 50)

và các quốc gia đang phát triển có sự giống nhau.

Hầu hết các nhà kinh tế học đều cho rằng triển vọng toàn cầu vào năm 2022 sẽ tệ hơn dự kiến trước đó và mức độ tồi tệ phụ thuộc vào cuộc khủng hoảng Ukraine.

2022 được cho là năm kinh tế thế giới sẽ phục hồi sau cú sốc COVID-19. Theo các tổ chức dự báo chính thức, vào cuối năm 2022, kinh tế Mỹ, châu Âu và Trung Quốc gần như sẽ trở lại mức trước đại dịch. Dù tụt lại phía sau, các nền kinh tế mới nổi khác cũng sẽ tăng trưởng nhanh và dần trở lại bình thường. Trong bản đánh giá tháng 10/2021, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định lạm phát chắc chắn sẽ là vấn đề, song cho rằng mức tăng giá nhanh "sẽ giảm dần khi sự mất cân đối cung-cầu giảm dần trong năm 2022 và chính sách tiền tệ ở các nền kinh tế lớn có tác dụng.” IMF khơng q lạc quan. Trong bản đánh giá, IMF lưu ý những rủi ro địa chính trị và từ đại dịch, song hy vọng những rủi ro này sẽ tránh được. Ba tháng sau khi thế giới bước vào năm 2022, những cảnh báo trên đã trở thành hiện thực và nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nguy cơ suy thối cao.”

Biến số khó lường

“ Căng thẳng giữa Nga và Ukraine đang gây ra cú sốc lạm phát đình trệ nghiêm trọng, đẩy giá cả

tăng cao khi nguồn cung năng lượng bị đe dọa và siết chặt thu nhập của các hộ gia đình và doanh nghiệp khi các mặt hàng thiết yếu trở nên đắt đỏ hơn. Với cuộc xung đột lớn nhất ở châu Âu trong vòng 80 năm, nguy cơ leo thang căng thẳng khiến niềm tin tiêu dùng giảm sút trong khi châu Âu phải giải quyết cuộc khủng hoảng tị nạn thậm chí cịn lớn hơn năm 2015. Trong khi đó, dịch COVID-19 bùng phát trở lại ở Trung Quốc một lần nữa đe dọa chuỗi cung ứng toàn cầu, làm gia tăng áp lực tăng giá và giảm sản lượng. Những diễn biến này làm suy yếu triển vọng kinh tế toàn cầu với quá nhiều bất ổn tới mức Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Mathias Cormann cho biết OECD không thể đưa ra đánh giá triển vọng kinh tế toàn cầu thơng thường của mình.

“ Nhà kinh tế trưởng tồn cầu tại tập đoàn Citi và là cựu quan chức Bộ Tài chính Mỹ, ơng

Nathan Sheets, cho biết, trước cuộc khủng hoảng Ukraine, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 dự kiến đạt 5%, song nếu căng thẳng kéo dài hoặc tiếp tục leo thang, triển vọng tăng trưởng năm nay có thể bị ảnh hưởng.

Trên khắp thế giới, các nhà hoạch định chính sách đã có các động thái ứng phó, hướng tới một viễn cảnh ảm đạm hơn. Cách đây hơn một tháng, bà Christine Lagarde, Chủ tịch Ngân hàng

Trung ương châu Âu (ECB), đưa ra nhận định lạc quan về triển vọng Khu vực đồng euro (Eurozone), dự báo "tăng trưởng sẽ phục hồi mạnh mẽ." Tuy nhiên, bà đã thay đổi quan điểm, nói rằng các sự kiện gần đây "gây rủi ro đáng kể cho tăng trưởng.”

“ Lo ngại về lạm phát gia tăng ở Mỹ, tuần trước Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã quyết định tăng

lãi suất, mở đường cho các đợt tăng lãi suất tiếp theo trong thời gian còn lại của năm và năm tới. Chủ tịch Fed Jerome Powell nói rằng ơng "nhận thức sâu sắc về sự cần thiết phải đưa nền kinh tế trở lại trạng thái ổn định về giá cả và quyết tâm sử dụng các cơng cụ để thực hiện chính xác điều này." Lo ngại về tình hình hiện tại, ơng Lưu Hạc, quan chức kinh tế hàng đầu Trung Quốc, ngày 16/3 cam kết chính phủ sẽ "thúc đẩy kinh tế trong quý đầu tiên," đồng thời đưa ra "các chính sách có lợi cho thị trường."

Là lục địa gần nhất với Ukraine cả về địa lý và kinh tế, nền kinh tế châu Âu dễ chịu tổn thương nhất. Mặc dù không dự báo, OECD đưa ra mô phỏng về những tác động dự kiến của cuộc xung đột và biến động giá cả hàng hóa trong cả năm, theo đó mức tăng trưởng trong Eurozone giảm gần gấp đơi so với Mỹ. Bà Laurence Boone, nhà kinh tế trưởng của OECD, cho biết có sự khác biệt thực sự giữa giá khí đốt của Mỹ và Nga và cú sốc cịn lớn hơn ở châu Âu, nơi phụ thuộc nhiều hơn vào khí đốt của Nga. Theo mơ phỏng của OECD dựa trên các tác động cho đến nay, nền kinh tế châu Âu trong năm 2022 sẽ giảm 1,4 điểm phần trăm. Tuy nhiên, các quan chức lo ngại tác động kinh tế thực sự còn lớn hơn. Mặc dù giá dầu đã giảm trong tuần này, một phần là do triển vọng kinh tế toàn cầu xấu đi, các quan chức cảm thấy lo ngại về những diễn biến này.”

“ Tờ Financial Times (FT) dẫn lời một quan chức kinh tế cấp cao của châu Âu lo ngại về "một

hiệu ứng niềm tin thực sự lớn" đối với các hộ gia đình và các công ty một khi hậu quả thực sự của chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga và sự gián đoạn chuỗi cung ứng ở châu Âu được cảm nhận. Cuộc xung đột cũng sẽ địi hỏi sự đồn kết lớn của châu Âu với Ba Lan và các nước Đông Âu khác- các quốc gia đang phải đối mặt với gánh nặng tìm chỗ ở và hỗ trợ cho 3 triệu người đã vượt qua biên giới Ukraine và dự kiến sẽ có thêm hàng triệu người nữa.”

“ Các chính phủ ở châu Âu hiện đang tăng cường địn bẩy chính sách trong nỗ lực bảo vệ các hộ

gia đình khỏi một số tác động tồi tệ nhất của tình trạng giá cả hàng hóa cao hơn mức sống. Chính phủ Pháp và Ireland đã đồng ý trợ cấp chi phí nhiên liệu cao hơn, trong khi Đức cũng sẽ sớm thực hiện việc này.”

“ Tuy nhiên, những động thái này không ngăn cản những tác động kinh tế của cuộc xung đột,

hiện đã được người tiêu dùng và các công ty cảm nhận rõ ràng. Các hãng sản xuất ôtô Đức đã phải ngừng hoạt động do thiếu các bộ phận được sản xuất tại Ukraine, trong khi một số siêu thị của Italy thậm chí đang thiếu mỳ ống. Các tài xế xe tải ở Tây Ban Nha đã đình cơng trong tuần này để phản đối chi phí nhiên liệu cao, gây nên tình trạng khan hàng tại các siêu thị.”

“ FT dẫn lời ông Herbert Diess, Giám đốc điều hành Volkswagen, cho biết so với đại dịch

COVID-19, một cuộc xung đột kéo dài ở Ukraine gây nguy cơ "tồi tệ hơn rất nhiều" đối với kinh tế châu Âu, do gián đoạn chuỗi cung ứng, tình trạng khan hiếm năng lượng và lạm phát cao.”

“ Chuỗi cung ứng toàn cầu đã bị gián đoạn nặng nề bởi đại dịch, song cuộc khủng hoảng Ukraine

gây nguy cơ mới đối với nguồn cung các nguyên liệu quan trọng. Ukraine cung cấp cho thế giới 70% khí neon, được sử dụng để sản xuất chất bán dẫn, trong khi Nga là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu palladium - nguyên liệu để sản xuất bộ chuyển đổi xúc tác.”

“ Các nhà kinh tế và ngân hàng trung ương dự kiến kịch bản xấu nhất là khi nguồn cung năng

lượng của Nga cho châu Âu bị cắt. Ông Jan Hatzius, nhà kinh tế trưởng tại ngân hàng Goldman Sachs, ước tính lệnh cấm nhập khẩu năng lượng từ Nga của Liên minh châu Âu (EU) sẽ khiến sản xuất giảm 2,2% và gây suy thoái tại Eurozone.”

“ Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak cũng cảnh báo lệnh cấm của EU sẽ gây tác động lớn hơn

và khiến nền kinh tế Anh thiệt hại 70 tỷ bảng, tương đương 3% Tổng sản phẩm quốc nội của nước này, bởi Anh vẫn có mối quan hệ vẫn chặt chẽ với kinh tế châu Âu.”

Nỗ lực ứng phó

“ Nền kinh tế châu Âu đã được kỳ vọng tăng trưởng nhanh hơn Mỹ trong năm 2022, nhưng hiện

nay ít người tin rằng điều này có thể xảy ra. Ơng Vitor Constâncio, cựu Phó chủ tịch ECB, cảnh báo nếu niềm tin bị mất, suy thối có thể xảy ra dù cuộc xung đột diễn biến ra sao. Ơng nhận định với tình trạng thiếu hụt nguồn cung, tăng trưởng có thể tiếp tục giảm và thậm chí có thể xuống mức âm trong năm nay.

Trái ngược với châu Âu, kinh tế Mỹ đang quá nóng, với tỷ lệ thất nghiệp đạt 3,8% vào tháng 2/2022 - gần như trở lại mức trước đại dịch (3,5%), và lạm phát đạt mức cao nhất trong nhiều thập kỷ, với giá tiêu dùng tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước.”

“ Sau đợt tăng lãi suất đầu tiên kể từ đại dịch, Fed trong tuần qua đã đưa ra tín hiệu sẽ thực hiện

tăng 6 đợt tăng lãi suất (mỗi đợt 0,25 điểm phần trăm) trong năm nay và ba đợt trong năm 2023. Mục tiêu nhằm tạo ra chính sách tiền tệ hạn chế lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, với lãi suất ở mức gần 3%. Động thái nhằm tìm cách làm chậm lại kinh tế Mỹ cho thấy thông điệp của Fed đã thay đổi như thế nào. Một năm trước đó, Fed tuyên bố lãi suất sẽ chỉ ở mức 0,5% vào cuối năm sau.”

“ Mặc dù chính sách tiền tệ của Mỹ gây căng thẳng trong nỗ lực dẫn dắt nền kinh tế vượt qua

thời kỳ khó khăn, trên tồn thế giới, có sự thừa nhận ngày càng tăng rằng chính sách tài khóa nhiều khả năng là cơng cụ phù hợp để khôi phục niềm tin trong các cấu trúc kinh tế. Mỹ không thể dễ dàng đưa ra các biện pháp kích thích hơn nữa cho nền kinh tế đang phát triển q nóng. Tuy nhiên, theo ơng Reza Moghadam, cố vấn kinh tế trưởng tại Morgan Stanley, công cụ thực sự trong giai đoạn này phải là chính sách tài khóa, các chính phủ có thể bù đắp một số chi phí cho người tiêu dùng và doanh nghiệp, song khó có thể bù đắp những tác động tới thương mại hoặc niềm tin do chi phí năng lượng cao.”

“ OECD ước tính sức mạnh chính sách tài khóa, có tác dụng kích thích ở châu Âu và Trung

Quốc trong khi trì hỗn tăng trưởng ở Mỹ, sẽ đủ để giảm một nửa những tác động trực tiếp tới sản lượng kinh tế do cuộc khủng hoảng Ukraine gây nên và sẽ không gây lạm phát nếu nhằm vào các hộ gia đình nghèo, nhóm đối tượng chịu tác động nặng nề hơn do chi phí thực phẩm, sưởi ấm và điện cao. Trung Quốc đã đưa ra tín hiệu sẽ thực hiện gói hỗ trợ khi làn sóng Omicron tác động tới việc mở rộng các đợt phong tỏa trên cả nước, đồng thời chính phủ cũng tạm ngừng mở rộng việc thử nghiệm thuế bất động sản mới. Những cam kết hỗ trợ kinh tế của ông Lưu Hạc không cụ thể, song đã giúp ngăn chặn sự tháo chạy khỏi chứng khoán Trung Quốc ngay cả khi các nhà phân tích khơng tin rằng chính phủ sẽ chấm dứt việc sửa đổi các quy định về phạt doanh nghiệp. Khơng ai biết chắc các phản ứng chính sách này, được đưa ra một cách gấp gáp trước thực tế thay đổi nhanh chóng, sẽ hiệu quả tới đâu. Hầu hết các nhà kinh tế học đều cho rằng triển vọng toàn cầu vào năm 2022 sẽ tệ hơn dự kiến trước đó và mức độ tồi tệ phụ thuộc vào cuộc khủng hoảng Ukraine.”

Qua đó, chúng ta thấy được rằng những sự kiện kinh tế chính trị trên thế giới đều gây ra những ảnh hưởng to lớn đến tồn thế giới, và những ảnh hưởng đó có tác động như thế nào còn tùy thuộc vào từng quốc gia. Các quốc gia phát triển thì sẽ chịu sự tác động ít hơn, cịn các quốc gia đang phát triển thì sẽ chịu sự tác động nhiều hơn, áp lực hơn.

“ Các nước đang phát triển sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19. Họ đang phải

đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế và sức khỏe chưa từng có, với những hậu quả tiềm ẩn về kinh tế, xã hội và phát triển bền vững có thể đảo ngược tiến trình phát triển trong nhiều thập kỷ và gây nguy hiểm hơn nữa cho các nỗ lực đạt được Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững.

+ Sự gia tăng đáng kể các bệnh nhiễm trùng có thể nhanh chóng lấn át các hệ thống y tế vốn đã yếu.

+ Ở nhiều nước đang phát triển, đại dịch còn xuất phát từ các cuộc khủng hoảng an ninh hoặc lương thực đã có từ trước.

+ Các tác động kinh tế - xã hội đã và đang được cảm nhận và sẽ để lại hậu quả lâu dài, có thể làm đảo ngược nhiều thập kỷ tiến bộ xóa nghèo: xuất khẩu ở châu Á đang phát triển giảm, tăng trưởng ở châu Phi có thể giảm một nửa và thêm 30 triệu người ở châu Mỹ Latinh có thể giảm. lâm vào cảnh nghèo đói.

+ Các biện pháp quản lý ở các nước đang phát triển sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến các doanh nghiệp và hộ gia đình, đồng thời có thể phá vỡ chuỗi cung ứng, gây ra khủng hoảng an ninh lương thực và dẫn đến gia tăng tỷ lệ bạo lực trên cơ sở giới.”

“ Cuộc khủng hoảng sẽ làm trầm trọng thêm những thách thức phát triển hiện có, và trong khi các chính phủ đã bắt đầu ứng phó, năng lực của họ vẫn bị hạn chế chặt chẽ.

+ Nhiều nước đang phát triển đang phải vật lộn với những yếu tố dễ bị tổn thương về cấu trúc như bất bình đẳng kinh tế và xã hội dai dẳng, xung đột và buộc phải di dời, suy giảm lòng tin vào chính phủ, tác động của biến đổi khí hậu và sự mong manh về mơi trường.

+ Các nước đang phát triển rất cần sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế. Họ đang bước vào cuộc khủng hoảng này với vùng đệm tài chính thấp hơn so với những năm 2008-09. Đã có gấp đơi số

quốc gia tiếp cận IMF để được hỗ trợ khẩn cấp ngắn hạn như ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008.”

“ Các chính phủ OECD và cộng đồng quốc tế rộng lớn hơn cần mở ra sự hỗ trợ đầy tham vọng cho các nước đang phát triển, để ngăn chặn thiệt hại về người, ngăn chặn nguy cơ dư chấn và đầu tư vào quá trình phục hồi bền vững của họ.

+ Phản ứng quốc tế đối với COVID-19 phải là chưa từng có về nguồn lực huy động, phạm vi và tham vọng. Nó phải duy trì những thành quả khó giành được trong xóa đói giảm nghèo, hịa nhập xã hội và quản trị dân chủ, đồng thời cho phép phục hồi kinh tế bền vững. Nó sẽ dẫn đến một mơ hình phát triển mới có lợi cho khả năng phục hồi và tính bền vững.

+ Hỗ trợ ngay lập tức cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, người lao động và cơ sở hạ tầng xã hội nên song hành với nỗ lực củng cố hệ thống y tế và mở rộng bảo trợ xã hội và bao phủ y tế. Hỗ trợ cho sự phục hồi kinh tế cũng rất quan trọng, vì các chính phủ cần triển khai các biện pháp hỗ trợ và kích thích thu nhập để bảo vệ việc làm và doanh nghiệp.

+ Hỗ trợ phát triển chính thức, ở mọi mức độ có thể, cần được bảo vệ và tăng cường, đồng thời mở rộng hỗ trợ cho các hàng hóa cơng tồn cầu.

+ Phạm vi cho các nỗ lực phối hợp và quản lý nợ công bằng và các nguồn lực ưu đãi cần được khám phá, dựa trên tình hình bế tắc thanh tốn dịch vụ nợ đã được các Bộ trưởng Tài chính G20 nhất trí vào ngày 15 tháng 4.

+ Ngồi ra, cần có một nỗ lực đầu tư tồn cầu để phục hồi bền vững toàn cầu và xanh, với các quốc gia phát triển và đang phát triển cùng tham gia vào thiết kế của nó.

+ Một hệ thống đa phương hỗ trợ là rất quan trọng để giữ cho các chính phủ có trách nhiệm giải trình và kiềm chế các biện pháp làm gián đoạn dịng chảy của hàng hóa và dịch vụ; để thúc đẩy

Một phần của tài liệu Kết thúc học phần môn Kinh Doanh Quốc Tế Trường ĐH Kinh tế Thành Phố HCM (Trang 38 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w