1. Chuyển đổi từ ER mở rộng về ER kinh điển. 1.1. Các bước thực hiện:
Gồm các 4 bước sau :
B1 : Khử thuộc tính đa trị bằng quy tắc 1 .
B2 : Khử thuộc tính không sơ đẳng bằng quy tắc 3. B3 : Xác định khóa cho các kiểu thực thể chính . B4 :Vẽ mô hình .
1.2. Phát biểu các quy tắc chuyển đổi ( có sử dụng )
Quy tắc 1: Xử lý các thuộc tính đa trị của một kiểu thực thể.
- Thay một kiểu thuộc tính đa trị T của một kiểu thực thể A bởi một kiểu thực thể mới E–T và kết nối A với E-T bởi một kiểu liên kết mới.
- Đưa vào kiểu thực thể mới E-T một kiểu thuộc tính đơn trị t, tương ứng với giá trị thành phần của T.
- Xác định bản số mới cho kiểu liên kết mới (giữa A và E-T).
Quy tắc 3: Xử lý các kiểu thuộc tính phức hợp bởi các kiểu thuộc tính hợp thành.
Thực hiện:
Bảng HÓA ĐƠN ( Mã hóa đơn, Mã sản phẩm, số lượng, Ngày đặt hàng, thành tiền, thanh toán, tổng tiền, tình trạng) có các thuộc tính đa trị là (mã sản phẩm, số lượng, Thành tiền).Ta thực hiện tách các thuộc tính này thành kiểu thực thể CHI TIẾT HÓA ĐƠN như sau:
2. Chuyển từ ER kinh điển về ER hạn chế . 2.1. Các bước thực hiện
B1: Bỏ tên của kiểu liên kết. B2 : Bỏ bản số tối thiểu.
B3 : Khử liên kết 1-1 bằng quy tắc 5. B4 : Khử liên kết n-n bằng quy tắc 6.
B5 : Xác định khóa ngoài cho các kiểu liên kết .
B6 : Xác định khóa chính cho các kiểu liên kết phụ thuộc. B7 : Vẽ mô hình.
2.2. Phát biểu các quy tắc chuyển đổi ( có áp dụng )
- Quy tắc 6: Xử lý các liên kết 2 ngôi nhiều - nhiều và các kiểu liên kết nhiều ngôi : thực thể hoá mối liên kết đó bằng một kiểu thực thể mới có chứa các kiểu thuộc tính là khoá của các kiểu thực thể tham gia (tập hợp các khoá này tạo thành các khoá bội của kiểu thực thể mới).Nối kiểu thực thể này với các kiểu thực thể tham gia với các kiểu thực thể tham gia liên kết bằng các liên kết 1- nhiểu.
- Sử dụng quy luật sau để tìm ra kiểu thuộc tính kết nối ( hay khóa ngoài ):Nếu một thực thể B có chứa một kiểu thuộc tính kết nối, là khoá của một thực thể A, thì giữa A và B có một kiểu liên kết một nhiều ( đầu nhiều về phía B).
Thực hiện:
- Xét quan hệ giữa bảng HÓA ĐƠN và CHI TIẾT HÓA ĐƠN, ta thấy bảng CHI TIẾT HÓA ĐƠN là thực thể phụ thuộc HÓA ĐƠN.Vì vậy ta bổ xung thêm khóa của thực thể hóa đơn vào khóa của Chi tiết hóa đơn như sau:
Thực hiện tương tự ta có các bảng sau:
- Bổ xung thêm khóa của thực thể Nhóm danh mục vào khóa của Danh mục
- Bổ xung thêm khóa của thực thể Người dùng vào khóa của Hóa đơn
- Bổ xung thêm khóa của thực thể Danh mục, Hãng sản xuất vào khóa của Sản phẩm
2.3. Vẽ mô hình ER hạn chế
3. Chuyển đổi từ ER hạn chế về mô hình quan hệ . 3.1. Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuyển kiểu thực thể thành bảng quan hệ và mã hóa các kiểu thuộc tính của bảng quan hệ.
- Mỗi kiểu thực thể chuyển thành một bảng quan hệ với tên bảng quan hệ được mã hoá tương ứng.
- Thuộc tính khóa chính khóa ngoài chuyển thành thuộc tính khóa chính khóa ngoài của bảng quan hệ tương ứng.Trong quá trình chuyển phải mã hóa tên gọi. - Kiểu thuộc tính có thể kết xuất từ các thuộc tính khác thì bỏ đi.
- Kiểu thuộc tính mô tả không xuất hiện ở nhiều kiểu thực thể thì chuyển thành kiểu thuộc tính của bảng quan hệ tương ứng.
- Kiểu thuộc tính mô tả xuất hiên ở nhiều kiểu thực thể : Xét xem các kiểu thuộc tính này thuộc vào kiểu thực thể nào, giữ lại các kiểu thuộc tính này ở bảng quan hệ tương ứng.Đối với những kiểu thực thể khác có chứa các kiểu thuộc tính này sẽ thay thế những kiểu thuộc tính này bằng khóa chính của kiểu thực thể có chứa các thuộc tính đó trong bảng quan hệ tương ứng.
Bước 2 :Biểu diễn mối quan hệ
Mỗi một kiểu liên kết trong mô hình thực thể hạn chế tương ứng với một mối quan hệ trong mô hình quan hệ.
Bước 3 :Vẽ mô hình quan hệ
3.2. Phân tích bài toán:
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ HỆ THỐNG