Mục tiêu tổng của chiến lược phát triển kinh tế xã hội mười năm 2001-2010 của Việt nam được nêu rõ trong Văn kiện Đại hội Đảng IX:"Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất tinh thần của nhân dân tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hoá theo hướng hiện đại; nguồn lực con người, năng lực khoa học công nghệ , kết cấu hạ tầngười tiềm lực kinh tế, quốc hòng an ninh được tăng cường vững chắc, thẻ chế
kinh tế thị trường XHCN được hình thành cơ bản, vị thế của nước ta trong quan hệ kinh tế được củng cố và nâng cao". Để thực hiện được các mục tiêu đó, vấn đề xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển thị trường tài chính nói riêng trong đó có chiến lược phát triển thị trường chứng khoán việt nam đến năm 2010 có một ý nghĩa rất quan trọng.Trên cơ sở nghiên cứu xuất phát điểm của nền kinh tế đất nước, thực trạng của hệ thống tài chính cũng như TTCK Việt Nam trong thời gian qua, và mục tiêu yêu cầu phát triển thị trường tài chính Việt Nam
từ nay đến năm 2010, chiến lược phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 tập trung vào những nội dung chính sau:
1. Phát triển TTCK tập trung theo mô hình từ Trung tâm giao dịnh Chứng khoán lên Sở Giao Dịch Chứng khoán . dịnh Chứng khoán lên Sở Giao Dịch Chứng khoán .
Quá trình phát triển của thị trường chứng khoán đến năm 2010 có thể chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn một từ năm 2010 đén năm 2004, là giai đoạn xây dựng và hoàn thiện hoạt động của 2 Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (TTGDCK) tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, chuẩn bị các điều kiện về cơ sở hạ tầngười và khung pháp luật để từng bước phát triển TTGDCK thành Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK). Giai đoạn hai từ năm 2005 đến năm 2010, là giai đoạn vận hành SGDCK với quy mô hiện đại.
2. Xây dựng thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC).
Hiện nay, nhu cầu mua bán chứng khoán của công chúng đầu tư là rất lớn, trong khi đó số lượng chứng khoán niêm yết trên TTGDCK cồn quá ít ỏi và chiém tỷ trọng thấp trong tổng số chứng khoán đang lưu hành trên thị trường. Do vậy, hoạt động mua bán chứng khoán bên ngoài TTGDCK diễn ra hết sức sôi động, nằm ngoài sự quản lý và kiểm soát của nhà nước. Điều đó đặt ra yêu cầu khách quan cho việc xây dựng một TTCK phi tập trung giao dịch các loại chứng khoán này.
Để có thể đưa thị trường OTC đi vào vận hành trong thời gian sớm nhất, mô hình giao dịch thị trường OTC dự kiến thiết kế sử dụng mạng máy tính cục bộ (LAN) như hệ thống Put through hiện nay của TTGDCK Thành Phố Hồ Chí Minh. Qua mạng này, các công ty chứng khoán sẽ liên tục đưa các chào giá hai chiều và khối lượng giao dịch chứng khoán vào hệ thống. Các thành viên đối tác có thể dò tìm các lệnh đối ứng và thoả thuận với nhau về các giá, khối lượng chứng khoán giao dịch.
Dự kiến việc xây dựng thị trường OTC ở Việt Nam được chia làm hai giai đoạn: năm 2003 đưa vào vận hành thị trường OTC dạng đơn giản dành cho các chứng khoán có chất lượng thấp hơn các chứng khoán được niêm yết trên TTGDCK. Từ năm 2009 trở đi sẽ xây dựng thị trường phi tập
trung theo tiêu chuẩn quốc tế và được tổ chức thành hai dạng: (i) thị trường theo kiểu NASDAQ của Mỹ cho chứng khoán có chất lượng thấp hơn chứng khoán được niêm yết; (ii) thị trường OTC đầy đủ cho các chứng kgoans còn lại theo kiểu thị trường chứng khoán thứ ba.
3 Phát triển hàng hoá cho thị trường
Hiện nay hàng hoá trên thị trường còn rất khan hiếm toàn thị trường mới chỉ có 19 công ty có cổ phiếu và hai loại trái phiếu được niêm yết. Mục tiêu đến năm 2010 khối lượng chứng khoán niêm yết sẽ đạt 15- 20% GDP.
Đối với cổ phiếu: có thể chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1 từ năm 2000 đén năm 2006 là giai đoạn cơ bản hoàn thành quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước . Hiện nay chúng ta đã cổ phần hoá được khoảng hơn 1000 doanh nghiệp nhà nước, trong đó mới có khoảng hơn 80 doanh nghiệp có đủđiều kiện niêm yết trên thị trường tập trung, và vẫn còn khoảng gần 5000 doanh nghiệp chưa được cổ phần hoá. Mục tiêu đến năm 2006 sẽ tiến hành cổ phần hoá cho toàn bộ số doanh nghiệp nhà nước còn lại. Giai đoạn 2 2007- 2010: mục tiêu sẽ đưa một số lượng lớn các doanh nghiệp CPH có đủ điều kiện niêm yết trên SGDCK, ban hành các chính sách cần thiết để khuyến khích và hỗ trợ các công ty cổ phần không thuộc diện DNNN đã tiến hành CPH niêm yết cổ phiếu trên thị trường tập trung để tăng cường hàng hoá giao dịch trên thị trường.
Đối với Trái phiếu : ngoại trừ trái phiếu chính phủ vẫn được coi là hàng hoá chính trên thị trường, mục tiêu đặt ra là cần tập trung phát triển các loại công cụ nợ khác như trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu
ngân hàng thương mại , trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu công trình… thông các giải pháp như: xây dựng một khung pháp lý đầy đủ, đồng bộ quản lý việc phát hành và giao dịch trái phiếu, hanjchees và tiến tới xoá bỏ trương trình cho vay ưu đãi, áp dụng các chính sách ưu đãi về thuế, lệ phí đối với các doanh nghiệp tham gia thị trường trài phiếu, thành lập và phát triển hệ thống tổ chức định mức tín nhiệm làm cơ sở cho việc xác định lãi suất trái phiếu doanh nghiệp khi phát hành…
4. phát triển các định chế tài chính trung gian
Hiện nay mặc dù TTCK Việt Nam Dã đi vào vận hành, song mới chỉ ở giai đoạn thử nghiệm, các thiết chế vận hành, quy mô đối tượng tham vào thị trường (đặc biệt là sự tham gia của các định chế tài chính trung gian) còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của một thị trường vốn đầy đủ. Vì vậy trong chiến lượn phát triển đến năm 2010 cần có chiến lược phát triển cụ thể cho việc phát triển các định chế tài chính trung gian của thị trường, bao gồm các công ty trứng khoán, tổ chức định mức tín nhiệm và tổ chức kiểm toán độc lập. Riêng đối với công ty chứng khoán trong tương lai khi có đủ điều kiện sẽ cho phép các công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài có thể thành lập và hoạt động tại Việt nam.
5. Chiến lược hội nhập quốc tế
Nằm trong xu thế chung khi Việt Nam chuẩn bị tham gia vào các tổ chức quốc tế quan trọng (AFTA, WTO…) thì việc tham gia vào các tổ chức quốc tế về CK&TTCK được đặt ra như một nhân tố cần thiết trong quản lý các hoạt động đầu tư chứng khoán xuyên biên giới. Điều đó cũng có nghĩa là TTCK Việt Nam cũng cần phải có sự chuẩn bị về nhiều mặt cho việc hội nhập đúng đắn và phù hợp, trong đóquan trọnglà:
+ Kế hoạch hành động Hà Nộitại hội nghị thượng đỉnh ASEAN tháng 12 năm 1998 và các cam kết hợp tác về phát triển thị trường vốn giữa các nước ASEAN nhằm xây dựng một cơ chế niêm yết chéo giữa TTCK các nước ASEAN vào năm 2003.
+ Gia nhập Hiệp hội các SGDCK Đông á và Châu Đại Dương (EAOSEF).
+ Gia nhập Hiệp hội quốc các SGDCK (FIBV).
Việc trở thành thành viên chính thức của FIBV là rất thuận lợi và phù hợp với xu thế hội nhập vào khu vực vì phần lớn các nước trong thành viên ASEAN đã tham gia vào Hiệp hội này.
6. Đào tạo và nâng cao dân trí trong lĩnh vực TTCK
Chiến lược đào tạo, nâng cao trình độ dân trong lĩnh vực TTCK bao gồm đào tạo một đội ngũ cán bộ có năng lực, tâm huyết với sự nghiệp của
ngành chứng khoán, đồng thời với việc tăng cường sự hiểu biết của dân chúng về CK&TTCK, mà trước hết là phổ cập các kiến thức cơ bản về TTCK cho toàn dân trên các phương tiện thông tin đại chúng. Để có thể đảm đương tốt công tác đào tạo cho toàn ngành chứng khoán chúng ta cần mở rộng phạm vi cũng như nângười cao chất lượng hoạt động của Trung tâm nghiên cứu khoa học và Bồi dưỡng nghiệp vụ chứng khoán hiện nay ngang tầm với các học viện nghiên cứu và đào tạo CK của các TTCK các nước trên thế giới và rong khu vực.
Vậy để thực hiện chiến lược này và để thị trường chứng khoán việt nam thực sự là công cụ huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế chúng ta cần thực hiện các giải pháp sau