KẾT LUẬN
Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã liên tục đứng dậy cầm vũ khí đánh giặc ngoại xâm với một tinh thần tự vệ rất mạnh. “Chính là trên cơ sở của tinh thần tự vệ mạnh mẽ đó đã nảy sinh ra cách đánh giặc của người Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà trong lịch sử nước ta, mỗi khi dân tộc ta đứng dậy chống ngoại xâm là chỉ tiến công chứ khơng phịng ngự, tiến cơng để bảo vệ độc lập dân tộc của mình” (Lê Duẩn - Võ Nguyên Giáp - Song Hào, Hãy xứng đáng là thanh niên anh hùng của dân tộc anh hùng, quân đội anh hùng. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1966, tr. 30).
Đứng trước mọi kẻ xâm lăng, dù đó là những đế quốc khét tiếng hung bạo và có đất rộng người đơng hơn ta gấp bội, trước sau chiến lược đánh giặc của tổ tiên ta đều là chiến lược tiến cơng. Nếu như có lúc nào đó tổ tiên ta chủ trương phòng ngự do so sánh lực lượng ban đầu quá chênh lệch thì cũng chỉ là tạm thời, với mục đích xoay chuyển thế trận và tìm một thế trận có lợi nhằm chuẩn bị điều kiện cho phản cơng chiến lược. Có thể khẳng định, bắt nguồn từ truyền thống quật cường bất khuất của dân tộc ta, tư tưởng tiến công đã là tư tưởng chỉ đạo mọi hành động chiến lược, chiến thuật quân sự của tổ tiên ta qua hàng ngàn năm lịch sử.
Trong các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, tố tiên ta thường thực hành tiến công địch bằng nhiều cách đánh khác nhau, song tựu trung có thể quy thành hai phương thức tác chiến cơ bản: đánh nhỏ, đánh phân tán và đánh lớn, đánh tập trung.
Điều cần đặc biệt chú ý là, thời nào cũng vậy, tổ tiên ta đều biết kết hợp cả hai phương thức tác chiến nói trên một cách tài tình, cả về chiến lược lẫn chiến thuật, do đó thường đạt được hiệu quả rất cao, dẫn tới thắng lợi oanh liệt. Kết hợp đánh nhỏ, đánh phân tán với đánh lớn, đánh tập trung là nội dung rất cơ bản của nghệ thuật phát động cả nước đánh giặc ở nước ta, nhằm đánh thắng những kẻ địch có đạo quân xâm lược mạnh hơn lực lượng vũ trang tập trung của ta.
Đánh nhỏ, đánh phân tán du kích là lối đánh rộng rãi của đơng đảo nhân dân và các lực lượng vũ trang địa phương như các đội nghĩa binh, dân binh, hương binh, thổ binh... Có thời, nó cịn được một bộ phận quân đội chủ lực của triều đình sử dụng trong một số trường hợp nhất định. Và hơn thế, có thời nó lại được đưa lên thành lối đánh chủ yếu có ý nghĩa chiến lược hàng đầu, chẳng hạn như trong cuộc kháng chiến do Triệu Quang Phục lãnh đạo chống quân Lương xâm lược.
Với hình thức đánh nhỏ, đánh phân tán, dân tộc ta đã phát huy được sức mạnh to lớn của thế trận “cả nước đánh giặc, trăm họ ai cũng là binh”, thực hiện được tiến công địch ở khắp mọi nơi và trong mọi lúc, khiến chúng luôn luôn bị tiêu hao về lực lượng, căng thẳng về tinh thần và khốn đốn về lương thực, tạo nên thế chiến lược có lợi cho ta và làm cho thế chiến lược của địch bị rối loạn. Từ chỗ tập trận lực lượng, địch buộc phải phân tán lực lượng để đối phó với ta một cách bị động, do dó chúng vốn mạnh mà hóa yếu, vốn nhiều mà hóa ít, dễ bộc lộ những nhược điểm và sơ hở, tạo điều kiện thuận lợi cho ta tập trung lực lượng tổ chức những địn tiến cơng quyết định. Bởi vậy, càng mở rộng được hình thức tác chiến phân tán du kích trong đơng đảo nhân dân thì ta càng giữ vững được thế tiến công và đánh bại được mọi cuộc phản công của địch. Những trận đánh nhỏ, đánh phân tán tuy ít được sử sách ghi chép, song qua những tài liệu thư tịch hiếm hoi và nhất là qua những sự tích cịn lưu truyền trong dân gian, ta vẫn có thế thấy được vị trí chiến lược vơ cùng quan trọng của chúng trong các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta, kể từ cuộc kháng chiến chống quân Tần trước công nguyên cho đến ngày nay.
Thế nhưng, lịch sử chiến tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta cũng lại cho thấy: nếu chỉ hạn chế hành động tiến công trong khuôn khổ của hình thức đánh nhỏ, đánh phân tán thì khơng thể giành được thắng lợi quyết định trong chiến tranh.
“Vấn đề cơ bản của mọi cuộc chiến tranh là tiêu diệt lực lượng vũ trang của quân địch” (Võ Nguyên Giáp, Đường lối quân sự của Đảng
là ngọn cờ trăm trận trăm thắng của chiến tranh nhân dân ở nước ta, Nhà xuất bảo Quân đội nhân đân, Hà Nội, 1973, tr. 80). Để đạt
được mục đích cao nhất của chiến tranh tức là giành thắng lợi hoàn toàn trong chiến tranh, cả hai bên đối chiến đều phải tìm mọi cách tiêu diệt các lực lượng vũ trang của đối phương, đè bẹp sức kháng cự của chúng, đặt chúng vào tình thế khơng thể chiến đấu được nữa và cuối cùng phải từ bỏ ý chí chiến đấu Đó là yêu cầu cao nhất của chiến tranh.
Tùy theo điều kiện cụ thể và so sánh lực lượng hai bên đối chiến trong từng thời gian và khơng gian nhất định, có thể có những địn tiêu diệt ở mức khác nhau: có tiêu diệt nhỏ, tiêu diệt vừa và tiêu diệt lớn; có tiêu diệt chiến thuật, tiêu diệt chiến dịch và tiêu diệt chiến lược. Mỗi mức độ tiêu diệt đều có tầm quan trọng của nó. Nếu biết khéo léo kết hợp các đòn tiêu diệt ở các mức độ khác nhau thì chúng sẽ bổ sung và tạo diều kiện cho nhau phát triển, hình thành một sức tiêu diệt tổng hợp rất lớn.
Tuy nhiên, nói về ý nghĩa quyết định chiến tranh thì tiêu diệt chiến lược vẫn là quan trọng nhất trong các mức tiêu diệt.
Nhiều đòn tiêu diệt chiến thuật được tiến hành liên tục và có hiệu quả vào các mục tiêu, đối tượng quan trọng của địch, lại kết hợp chặt chẽ với mọi hình thức đánh giặc của đông đảo nhân dân (kế “thanh dã” - vườn không nhà trống, phá hoại, đốt lương thảo của địch...) dĩ nhiên có tác động lớn, thậm chí có thời đã tạo nên sự chuyển biến về chất, buộc kẻ địch phải thay đổi chiến lược chiến tranh. Nhưng, rõ ràng nhiều đòn tiêu diệt chiến thuật, dù có hiệu quả lớn đến như thế nào cũng vẫn có mặt hạn chế mặt không triệt để và không thể thay thế được vai trò quyết định chiến tranh của những đòn tiêu diệt chiến lược. Muốn nhanh chóng thay đổi so sánh lực lượng, tạo ra thế chiến lược mới để xoay chuyển cục diện chiến tranh hoặc kết thúc thắng lợi chiến tranh thì phải có sự thay đổi, phát triển nhảy vọt về mức độ đánh tiêu diệt, tức là phải có tiêu diệt chiến lược.
Đánh nhỏ, đánh phân tán có chỗ mạnh căn bản, vơ cùng lợi hại. Đó là lợi thế triển khai lực lượng tại chỗ: ở đâu có địch là ở đấy có người trực tiếp hoặc gián tiếp tham chiến, tạo thành một “thiên la địa võng” đối với địch. Nhưng, lực nào thì thế ấy? Cái lợi thế của đánh nhỏ, đánh phân tán chỉ có thể phát huy mạnh mẽ trong phạm vi cái lực hạn chế của các đơn vị vũ trang nhỏ bé ở từng dịa phương, không thể
vượt quá được giới hạn của những trận tiêu hao hoặc tiêu diệt chiến thuật. Vì vậy, đi đơi với việc phát triển rộng khắp hình thức đánh nhỏ, đánh phân tán du kích, tổ tiên ta cũng ngày càng nâng cao nghệ thuật đánh lớn, đánh tập trung bằng các lực lượng vũ trang cơ động tập trung để thực hành những đòn tiêu diệt chiến lược có ý nghĩa quyết định chiến tranh.
Trong thời kỳ phong kiến độc lập trước đây, nhưng kẻ đến xâm lược nước ta vốn đều là những đế chế phồn thịnh có đất rộng người đơng hơn ta gấp bội và đế chế nào cũng từng nhiều lần đem qn thơn tính các nước xung quanh. Với tham vọng vô độ, chúng xâm lược nước ta chẳng những nhằm bóc lột nhân dân, vơ vét của cải, khai thác tài nguyên... mà còn muốn biến nước ta thành một đầu cầu chiến lược để bành trướng ra khắp vùng Đông Nam á, từ biển cả tiến sâu vào đại lục hoặc từ đất liền tỏa ra các vùng hải đảo. Về tiềm lực kinh tế và quân sự, chúng có khả năng huy động những đạo quân xâm lược lớn hàng chục vạn. Tiếp viện một lần khơng đủ, chúng có thể tiếp viện tới năm - bảy lần (nhà Minh); xâm lược một lần thất bại, chúng có thể tiếp tục xâm lược tới hai - ba lần (nhà Tống, nhà Nguyên). Về nghệ thuật quân sự, chúng phần lớn đều có kinh nghiệm tác chiến trong chiến tranh xâm lược. Đặc biệt, quân Mơng - Ngun thì nổi tiếng thiện chiến, giỏi dùng kỵ binh, có sức cơ động mãnh liệt và rất giỏi đánh vu hồi lớn ngoài đồng nội; quân Minh thì thơng thạo cơng thành, giữ thành...Và, bất cứ đạo quân nào sang xâm lược nước ta cũng đều được chuẩn bị rất kỹ về mọi mặt.
Với tất cả những tham vọng và khả năng như thế, các tập đoàn phong kiến xâm lược nước ta tất nhiên không dễ dàng từ bỏ quyết tâm xâm lược của chúng, nếu khơng bị đối phương giáng cho những địn chí tử.
Đó là một đặc điểm nổi bật về kẻ thù trong các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta. Nó giúp ta hiểu thêm được vì sao trong một số cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, do điều kiện cụ thể phải bắt đầu từ đánh nhỏ, tổ tiên ta đã không dừng lại mà vẫn tích cực phát triển lên thành đánh vừa, đánh lớn, dù gặp rất nhiều khó khăn trở ngại.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Lương, sau “ba, bốn năm không hề đối diện chiến đấu, chỉ đột xuất ra đánh cướp lương thực, cầm cự lâu ngày, làm cho quân giặc mệt mỏi”, các nghĩa quân cho Triệu Quang Phục lãnh đạo đã lợi dụng thời cơ nội bộ địch có loạn, quyết tâm tập trung lực lượng kéo về giáng đòn quyết định ở vùng Long Tiên (Bắc Ninh ngày nay), nhờ đó đã giải phóng được đất nước khỏi ách đô hộ của nhà Lương.
Trong cuộc chiến tranh giải phóng chống quân Minh, nghĩa quân Lam Sơn khởi đầu chỉ là một đội quân nhỏ bé, hoạt động theo lối đánh nhỏ, đánh phân tán, nhưng rồi dần dần cũng tiến lên thành một đạo quân đơng mạnh, có cả bộ binh, kỵ binh, Tượng binh, thủy binh, đánh theo lối tập trung, tiêu diệt hàng vạn địch. Cuối cùng, vào năm cuối của cuộc chiến tranh đã phát triển thành một lực lượng hùng hậu đủ sức đánh tập trung quy mô lớn, diệt hàng chục vạn địch. Rõ ràng, phải không ngừng đẩy quy mô tác chiến ngày càng phát triển lên thì nghĩa quân Lam Sơn mới thúc đẩy được cuộc kháng chiến phát triển từ khơng đến có, từ nhỏ đến lớn, và cuối cùng giành được thắng lợi hồn tồn.
Đưa đánh phân tán, du kích lên đánh tập trung và kết hợp đánh tập trung với đánh phân tán, du kích là một truyền thống đánh giặc vô cùng sáng tạo, một nội dung quan trọng trong nghệ thuật quân sự của tổ tiên ta. Vì thế, đi đơi với vơ vàn trận đánh nhỏ lẻ phân tán, rỉ rả như “kiến soi đê”, lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta thời nào cũng xuất hiện những trận đánh tập trung, những trận đánh lớn nhanh - mạnh như “sấm ran chớp giật”, những trận “sạch sanh kình ngạc, tan tác chim mng”, những trận quyết chiến lừng danh như Bạch Đằng, Như Nguyệt, Chương Dương, Vạn Kiếp, Tốt Động - Chúc Động, Chi Lăng - Xương Giang, Rạch Gầm - Xoài Mút, Ngọc Hồi - Đống Đa... mà ngày nay mỗi lần nhắc đến chúng ta đều xiết bao tự hào, phấn chấn.
Nếu như những trận đánh phân tán du kích, những địn tiêu hao tiêu diệt nhỏ là những miếng võ “thiên biến vạn hóa” làm cho địch phân tán, tiêu hao, sa lầy, mệt mỏi và ngày càng suy yếu thì những trận quyết chiến chiến lược chính là những quả đấm “thơi sơn” giáng
vào chỗ hiểm khiến địch không sao chịu nổi, đi đến tan rã hồn tồn hoặc ít nhất cũng bị sa sút nghiêm trọng về ý chí xâm lược.
Rõ ràng, quyết chiến chiến lược là yêu cầu tất yếu của phản công và tiến cơng chiến lược, vì có tiến hành quyết chiến chiến lược mới tiêu diệt được những lực lượng nòng cốt của địch và giành được thắng lợi quyết định, triệt để trong chiến tranh. Sự xuất hiện những trận quyết chiến chiến lược nổi tiếng trong lịch sử nước ta vừa phản ánh quy luật tiến hành chiến tranh nói chung đồng thời lại vừa nói lên đặc điểm của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm nói riêng trên đất nước ta.
* **
Tiến hành quyết chiến chiến lược là để thực hiện tiêu diệt chiến lược. Muốn có tiêu diệt chiến lược thì phải tổ chức các trận đánh lớn có tính chất quyết chiến.
Qua một số binh thư cổ hoặc tài liệu hiện còn, chúng ta chưa tìm thấy những điều quy định và giải thích rõ ràng về khái niệm trận. Trận có thể là cuộc giao chiến nhỏ dăm bảy chục người, vài ba trăm người và cũng có thể là cuộc giao chiến lớn mà mỗi bên tham chiến huy động tới hàng vạn hoặc hàng chục vạn người. Những trận giao chiến lớn như Bạch Đằng, Chi Lăng - Xương Giang, Ngọc Hồi - Đống Đa thường bao gồm nhiều trận giao chiến nhỏ, hoặc cùng lúc diễn ra trong một vài ngày hoặc liên tục diễn ra trong hàng tháng. Thời Lý, trận phòng ngự trên tuyến sông Cầu thực tế đã diễn ra suốt từ đầu đến cuối cuộc kháng chiến bao gồm nhiều trận mà kết thúc là trận phản công Như Nguyệt vào cuối mùa xuân 1077.
Như vậy, những trận lớn trong lịch sử dân tộc ta trước đây thường có dáng dấp của hiện tượng mà ngày nay ta gọi là chiến dịch, mặc dầu tổ tiên ta hẳn khơng có những quan niệm giống như chúng ta ngày nay.
Về mục tiêu của những trận đánh lớn, chúng ta cũng chưa được sử sách hiện còn giải đáp một cách cụ thể. Tuy nhiên, thơng qua những sử liệu ít ỏi và nhất là kết quả của các chiến thắng lịch sử, chúng ta cũng có thể rút ra được một vài nhận xét:
Trước hết, điểm nổi bật ai cũng có thể thấy là: những chiến thắng lịch sử của dân tộc ta đều đánh quỵ hoặc tiêu diệt được từng mảng lực lượng địch, thường từ hàng vạn trở lên, trong một thời gian ngắn hoặc tương đối ngắn.
Trận phản công Như Nguyệt đã giáng đòn nặng vào hai tập đoàn chiến lược dưới quyền chánh tướng và phó tướng Tống. Riêng trận tập kích lớn ban đêm do Lý Thường Kiệt đích thân chỉ huy đã đánh rã đạo quân của phó tướng Triệu Tiết và “giết tới năm - sáu phần mười”. Trận Chương Dương - Thăng Long đã đánh thẳng vào tập đoàn chiến lược chủ yếu của Thoát Hoan và làm cho nó bị thiệt hại nặng. Trận Tây Kết tiêu diệt 8 vạn quân của Toa Đô, trận Vạn Kiếp tiêu diệt và đánh tan tác đại quân của Thoát Hoan trên đường rút chạy. Cịn trận Bạch Đằng thì lại cho xuống thủy cung toàn bộ đạo quân thủy 6 vạn tên của Ô Mã Nhi.
Trong cuộc chiến tranh giải phóng chống quân Minh, nếu như trận Tốt Động - Chúc Động tiêu diệt được 6 vạn trong đạo quân 10 vạn của Vương Thơng thì sau đó trận Chi Lăng - Xương Giang lại tiêu diệt được toàn bộ đạo quân viện hàng chục vạn tên của Liễu Thăng.
Đặc biệt, trận Rạch Gầm - Xoài Mút của Nguyễn Huệ đã tiêu diệt toàn bộ đạo quân Xiêm xâm lược gồm 5 vạn tên, và trận Ngọc Hồi - Đống Đa lại tiêu diệt gần như tồn bộ đạo qn chủ yếu của Tơn Sĩ Nghị, đông tới hàng chục vạn tên.
Các lực lượng địch bị tiêu diệt đều là những tập đoàn chiến lược