- CÁCH THỨC TRIỂN KHAI VÀ KẾT QUẢ
1. Sự cần thiết ban hành mơ hình
Qua việc triển khai thực hiện các Chương trình, Đề án về PBGDPL giai đoạn 2008 – 2012 và giai đoạn 2013 – 2016 trên địa bàn tỉnh, Sở Tư pháp nhận thấy cán bộ và nhân dân ở cơ sở là đối tượng rất cần được PBGDPL, cung cấp các dịch vụ pháp lý cần thiết nhằm từng bước nâng cao hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật cho họ. Tuy nhiên, qua khảo sát của tỉnh thì hầu hết các địa phương cấp xã đều có khó khăn về bố trí kinh phí cho cơng tác PBGDPL; đối với các xã đồng bằng phổ biến từ 5 đến 7 triệu đồng/năm, đối với các xã miền núi thì phổ biến từ 3 đến 5 triệu đồng/ năm, cá biệt có xã chỉ 2 triệu đồng/năm. Nhiều đơn vị cấp xã chỉ chi thù lao cho tuyên truyền viên pháp luật cịn mang tính "gọi là", từ 50 đến 100 ngàn đồng/buổi, cịn tun truyền viên thì coi đó là sự "động viên trách nhiệm" để hoàn thành nhiệm vụ. Rõ ràng sự "động viên trách nhiệm" còn khá khiêm tốn như vậy với một nhiệm vụ mang tính lâu dài thì rất khó địi hỏi chất lượng công tác PBGDPL ở cơ sở sẽ được nâng cao.
Trong khi đó, việc tổ chức thực hiện các đề án PBGDPL thời gian qua theo mơ hình tỉnh giao kinh phí cho một số đơn vị sở, ngành của tỉnh để triển khai thực hiện tại các địa phương, bên cạnh những kết quả tích cực thu được và
trở thành bài học kinh nghiệm hiện nay, cũng đã bộc lộ một số bất cập: như các đơn vị sở, ngành của tỉnh triển khai thực hiện đề án trực tiếp tại các địa phương đã qua nhiều năm, nhưng về cơ bản vẫn mang tính chất "làm điểm", làm "bài học mẫu" cho các địa phương, còn việc nhân rộng để đáp ứng yêu cầu phủ kín địa bàn cơ sở ở một tỉnh có địa hình khá rộng và khơng đồng đều như Quảng Nam là điều không thể. Hơn nữa ở các sở, ngành của tỉnh hiện nay chưa hình thành được tổ chức pháp chế cấp phịng, do đó nguồn lực về nhân sự chưa thể đáp ứng được yêu cầu trực tiếp cung cấp thông tin pháp luật chuyên ngành về cơ sở cho người dân một cách thường xuyên, chuyên nghiệp. Trong quá trình tổ chức thực hiện các đề án PBGDPL của các sở, ngành, hiện tượng trùng lắp về nội dung tuyên truyền và địa bàn thực hiện thường xảy ra làm cho một số địa phương gặp khó khăn trong việc phối hợp trong khi một số địa phương khác bị "bỏ trống".
Nhận thấy đối tượng quan trọng hàng đầu của cơng tác PBGDPL chính là cán bộ và nhân dân ở các địa bàn cơ sở, nhưng nguồn lực về ngân sách và con người ở đây chưa thể tự đáp ứng được, trong khi cấp chính quyền càng xa cơ sở thì nguồn lực càng lớn. Để khắc phục những bất cập trên, đầu năm 2017, Sở Tư pháp đã mạnh dạn đề xuất UBND tỉnh chuyển đổi mơ hình PBGDPL theo hướng thay vì giao kinh phí theo chiều ngang cho một số sở, ngành chức năng của tỉnh tổ chức tuyên truyền pháp luật xuống các địa phương bằng việc chuyển dọc nguồn kinh phí này xuống các địa phương theo mơ hình "tỉnh bố trí kinh phí, huyện tổ chức thực hiện, xã tiếp nhận kết quả".
Theo đó, mỗi năm UBND tỉnh bố trí bình qn khoảng 1.500 triệu đồng hỗ trợ cho cấp xã; các xã đồng bằng được hỗ trợ 8 triệu đồng/năm; các xã trung du 9 triệu đồng/năm và các xã miền núi 10 triệu đồng/năm, góp phần khơng nhỏ tạo điều kiện cho các hoạt động PBGDPL ở cơ sở được tổ chức hết sức sôi nổi.