Hình thức 7

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Về hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài theo pháp luật Việt Nam (Trang 38 - 40)

Chương 2 : Các điều kiện hiệu lực của hợpđồng mua bán hàng hoá quốc tế

2.2 Các điều kiện hiệu lực của HĐMBHHQT

2.2.4 Hình thức 7

Theo Đ iều 81 Luật Thương mại “hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài phải thành lập văn bản”. Hình thức văn bản của hợp đồng bao gồm cả điện báo, telex, fax, thư điộn tử và các hình thức thông tin điện tử khác. Như vậy, HĐMBHHQT theo quy định của Luật Thương mại buộc các bên phải

thể hiện dưới hình thức vãn bản. Bởi vì tính chất phức tạp của hợp đổng là có sự tham gia của thương nhân nước ngoài và việc thực hiện hợp đồng cũng thông thường phức tạp hơn hựp đồng trong nước nên loại hợp đồng này khơng thể bằng hình thức khác như lời nói, bằng hành v i... .Quy định này nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của các bên trong hợp đồng.

Cổng ước Viên 1980 không quy định hình thức bắt buộc của HĐMBHHQT [1, Điều 96]. Quy định đó nhằm tạo thuận lợi cho các chủ thể của hợp đồng, đồng thời tôn trọng quyền tự do hợp đổng, tự do thoả thuận của các bên trong hợp đồng.

Tuy nhiên nếu Việt Nam tham gia Công ước Viên 1980 thì quy định về hình thức của hợp đổng buộc phải được thể hiện dưới hình thức văn bản cũng khơng gây trở ngại lớn. Bởi vì căn cứ theo Điều 96, Công ước Viên năm 1980 không bắt buộc các nước thành viên phải chấp nhận ngay hoặc vô điều kiện những hình thức khác của hợp đổng, ngồi hình thức văn bản theo pháp luật của nước thành viên đó.

Theo PICC, hình thức của hợp đồng có thể được tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào [2, Điều 1.2]. PICC khơng hạn chế bất kỳ hình thức nào để giao kết hợp đồng. Đây cũng là một hướng mở trong xu thế hiện đại hiện nay trên thế giới.

Về hình thức của hợp đổng thì Luật Thương mại có những quy định chặt chẽ hơn Công ước Viên năm 1980 và PICC. Luật Thương mại yêu cầu hình thức của hợp đồng cần phải được thể hiện bằng văn bản, cũng được coi là văn bản đối với các hình thức khác như điện báo, telex, fax, thư điện tử và các hình thức thơng tin điện tử khác. Điều này nhằm đảm bảo quyển lợi cho các bên cũng như sự dễ dàng can thiệp của người thứ ba vào quan hệ hợp đồng nếu cần, ví dụ như giải quyết tranh chấp. Công ước Viên năm 1980 và PICC khơng có u cẩu về hình thức hợp đồng bởi, đó là theo xu hướng chung của các điểu ước quốc tế muốn đành điều này cho pháp luật của các quốc gia quy đinh mà tránh xung đột với điều ước quốc tế hay giữa các chủ thể phê chuẩn với nhau.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Về hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài theo pháp luật Việt Nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)