ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KHAI THÁC THỦY SẢN XA BỜ Ở THÀNH PHỐ PHAN THIẾT, TỈNH BÌNH THUẬN

Một phần của tài liệu TC KHTN&MT so 29_3-2020 (Trang 84 - 86)

THÀNH PHỐ PHAN THIẾT, TỈNH BÌNH THUẬN

Lê Thị Xoan

Trường Đại học Tài ngun và Mơi trường TP. Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Khai thác thủy sản ở thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận là một ngành có nhiều thế mạnh và cũng là một ngành kinh tế chủ lực của địa phương này. Bài viết này sử dụng một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả ngành khai thác thủy sản ở Phan Thiết, Bình Thuận trên cả 3 phương diện kinh tế (gồm chỉ tiêu giá trị khai thác, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận); môi trường (đánh giá thông qua việc xem xét hoạt động khai thác thủy sản có đảm bảo chất lượng vùng biển khơng bị ô nhiễm do khai thác, không làm suy giảm nguồn lợi thủy sản hay giảm đa dạng sinh vật biển, đảm bảo phát triển bền vững hay không) và xã hội (gồm chỉ tiêu số lao động được giải quyết việc làm và thu nhập mang lại cho người lao động). Kết quả đánh giá cho thấy địa phương này đạt hiệu quả khá cao về mặt kinh tế, không đáng lo ngại về chất lượng môi trường nhưng cần kiểm soát chặt hơn về phương tiện đánh bắt, đồng thời cũng đạt hiệu quả khá cao về mặt xã hội. Tuy vậy mặc dù hiện tại ngành này đạt hiệu quả khai thác khá cao, tuy nhiên ngành này vẫn cịn nhiều khó khăn và bộc lộ nhiều hạn chế làm giảm tính hiệu quả, đặc biệt là nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi. Việc đánh giá đúng thực tế về tính hiệu quả để có những giải pháp cấp thiết và quyết liệt hơn nhằm nâng cao tính hiệu quả và phát triển ngành theo hướng bền vững cho địa phương này là hết sức cần thiết trong thời gian tới.

Từ khóa: Khai thác thủy sản; Hiệu quả; Phát triển bền vững; Phan Thiết; Bình Thuận

Abstract

Evaluate the effi ciency of fi shing in Phan Thiet city, Binh Thuan province

Fishing is a key economic sector with many advantages in Phan Thiet city, Binh Thuan province. This study uses some criteria to evaluate the effi ciency of fi shing sector in Phan Thiet, Binh Thuan on 3 aspects including economics (exploitation value, profi t, profi t rate); environment (marine environmental quality, aquatic resources) and society (number of employees with jobs, labor incomes). The study results show that Phan Thiet fi shing sectorhas relatively high economical effi ciency. The environmental quality is not a present concern. However, it is necessary to improve the control of fi shing means. This sector also has quite high social contribution. Although fi shing is currently quite effi cient in Phan Thiet, the sector is still facing many diffi culties and and limitations, especially the risk of resource depletion. In future, it is necessary to conduct a full assessment of fi shing effi ciency to develop eff ective mearures for more sustainable fi shing in Phan Thiet.

Keywords: Fishing; Eff ective; Sustainable development; Phan Thiet; Binh Thuan

1. Đặt vấn đề

Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng khai thác thủy sản (KTTS) rất lớn vì nhiều điều kiện thuận lợi. Với đường bờ biển dài 3.260 km, có vùng đặc quyền kinh tế biển rộng hơn 1 triệu km2. Theo báo cáo ngành thủy sản Việt Nam năm 2018,

trữ lượng hải sản ước tính có khoảng 4,2 triệu tấn và nguồn tái tạo là khoảng 1,73 triệu tấn. Hơn nữa nghề cá ở Việt Nam đã có q trình hình thành và phát triển rất lâu đời với đội ngũ lao động dồi dào, chịu khó và có kinh nghiệm. Cho đến nay nghề KTTS của Việt Nam có đóng góp lớn cho nền kinh tế và đã khẳng định được

vị thế của mình. Theo cơng bố của FAO, năm 2016 sản lượng KTTS nước mặn của Việt Nam đạt 3.167.610 tấn, đứng thứ 8 thế giới về sản lượng.

Nói riêng về thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận cũng là nơi có nhiều tiềm năng để phát triển ngành KTTS, và đây cũng là địa phương có truyền thống phát triển ngành KTTS từ lâu. Với 57,4 km bờ biển dài, thoải dốc, tài nguyên sinh vật biển rất phong phú và đa dạng có khả năng khai thác 60 nghìn tấn/năm; ngồi ra cịn có nguồn lợi thủy sản có giá trị hàng năm có thể khai thác 600 - 700 tấn tôm các loại, 3.200 - 3.500 tấn mực, 10.000 - 12.000 tấn sị điệp, sị lơng và các loại hải sản khác. Theo báo cáo của Phòng kinh tế thuộc Ủy ban Thành Phố Phan Thiết, tổng sản lượng khai thác thủy sản xa bờ của Phan Thiết, Bình Thuận năm 2016 đạt 35.573 tấn, năm 2017 đạt 35.432 tấn, năm 2018 đạt 32.882 tấn.

Mặc dù Việt Nam nói chung và Phan Thiết, Bình Thuận nói riêng có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển ngành KTTS. Tuy nhiên với tính chất là một quốc gia đang phát triển, ngành cơng nghiệp nói chung và ngành khai thác thủy sản nói riêng ở nước ta vẫn kém phát triển hơn so với thế giới bởi cả những nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan, dẫn đến hiệu quả ngành KTTS nhìn chung còn thấp. Điều đáng lo ngại hơn nữa là tình trạng khai thác quá mức nhiều lồi, mang tính tận diệt, dẫn đến nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi và tuyệt chủng nhiều lồi sinh vật như là tình trạng dùng điện, chất nổ, lưới rê, lưới kéo có mắt lưới quá nhỏ, đánh bắt cả trong mùa sinh sản, khai thác trái phép,... Do vậy những giải pháp cần tiến hành để hướng đến phát triển ngành KTTS ở Việt Nam nói chung và ở Phan Thiết nói riêng hướng đến một ngành kinh tế phát triển đạt hiệu quả cao hơn và theo hướng bền vững hiện nay là một nhu cầu hết sức cấp thiết.

2. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Phương pháp thu thập thông tin

- Về thông tin sơ cấp: gồm những

thông tin như thời gian khai thác, phương thức khai thác, tình hình đời sống, thu nhập của ngư dân từ KTTS được thu thập bằng cách khảo sát ý kiến 80 hộ ngư dân khai thác thủy sản xa bờ (thông qua bảng câu hỏi) trên địa bàn thành phố Phan Thiết, Bình Thuận theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện.

- Về thông tin thứ cấp: gồm những

thông tin như hiện trạng khai thác, số lượng tàu thuyền, công suất tàu thuyền, số lượng lao động, thu nhập của lao động, sản lượng, chi phí, doanh thu qua các năm được thu thập tại Phòng Kinh tế thuộc ủy ban thành phố Phan Thiết, Bình Thuận.

2.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả khai thác quả khai thác

2.2.1. Một số khái niệm

- Khai thác thủy sản (đánh bắt thủy sản): Theo từ điển bách khoa toàn thư, khai thác thủy sản là những hoạt động của con người (ngư dân) thông qua các ngư cụ, ngư thuyền và ngư pháp nhằm khai thác nguồn lợi thủy sản.

- Hiệu quả: Cũng theo từ điển bách khoa toàn thư, hiệu quả là khả năng tạo ra kết quả mong muốn hoặc khả năng sản xuất ra sản lượng mong muốn. Khi cái gì đó được coi là có hiệu quả, có nghĩa là nó có một kết quả như mong muốn hoặc mong đợi.

- Phát triển bền vững: Là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong xã hội hiện tại (kinh tế, xã hội, môi trường) mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa.

2.2.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau:

- Giá trị khai thác (giá trị sản xuất) = sản lượng khai thác * đơn giá bán

- Lợi nhuận = tổng doanh thu - tổng chi phí

- Hiệu quả sử dụng vốn = lợi nhuận/ tổng chi phí

2.2.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả mơi trường

Xét về khía cạnh mơi trường, hiệu quả mơi trường của hoạt động KTTS đó là việc đảm bảo chất lượng vùng biển không bị ô nhiễm do hoạt động khai thác,

không làm suy giảm nguồn lợi thủy sản hay giảm đa dạng sinh vật biển, đảm bảo phát triển bền vững.

2.2.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả xã hội

Có khá nhiều đóng góp cho xã hội do ngành KTTS mang lại. Tuy nhiên trong phạm vi bài báo này, hiệu quả xã hội của hoạt động KTTS được tác giả đánh giá thông qua hai chỉ tiêu cơ bản là số lao động được giải quyết việc làm và thu nhập mang lại cho NLĐ (được phản ánh thông qua chỉ tiêu giá trị ngày công lao động).

Một phần của tài liệu TC KHTN&MT so 29_3-2020 (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)