1. Những giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng hiện nay tỉnh Lâm Đồng hiện nay
Để có thể bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị của các tài nguyên du lịch tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng một cách hiệu quả, lâu dài, bền vững, tùy theo tính chất, đặc thù của từng loại di sản trước mắt ngành du lịch Lâm Đồng cần phải thực thi một số giải pháp sau đây:
- Phải kiên quyết trong việc tiến hành giải tỏa lấn chiếm trả lại các khu vực đã được khoanh vùng bảo vệ.
- Bảo vệ nghiêm ngặt rừng đầu nguồn, rừng cảnh quan của thắng cảnh, cải tạo khai thông hệ thống sông suối, xây dựng các hồ lắng, xử lý nước trước khi chảy về các hồ thác.
- Khi xây dựng các dự án tôn tạo khai thác phải nghiên cứu, tham khảo hồ sơ khoa học cụ thể của di tích đã được Bộ phê duyệt khi ra quyết định cơng nhận.
19
- Trước khi phê duyệt và thực hiện các dự án xây dựng cũng như trùng tu, tơn tạo cần có sự tham vấn, góp ý của các nhà chuyên mơn có kinh nghiệm, am hiểu về lĩnh vực bảo tồn di tích và kiến trúc, xây dựng.
- Mỗi di tích, thắng cảnh phải có phương án bảo vệ, tơn tạo và khai thác riêng dựa vào những yếu tố đặc thù của chúng. Phải tìm chọn được điểm nhấn độc đáo, đặc sắc nhất để tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo, riêng biệt đem lại ấn tượng cho du khách.
- Đối với di tích cách mạng kháng chiến: bảo tồn, tơn tạo lại di tích, mơi trường cảnh quan một cách trung thực với thời điểm lịch sử, phục dựng lại hầm hào, chiến lũy.
- Đối với các di sản kiến trúc Pháp: Cần giữ nguyên kiến trúc và môi trường cảnh quan cây xanh xung quanh, các cơng trình phụ trợ trong khn viên trước đây của di tích nếu có.
Để phát triển du lịch bền vững, từ năm 2018, Lâm Đồng đã triển khai thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch trên địa bàn tỉnh và tích cực tuyên truyền bằng nhiều hình thức. Các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân hoạt
động kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch và cộng đồng dân cư địa phương ngày càng nhận thức rõ hơn về vai trị, vị trí của ngành du lịch; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong tổ chức, kinh doanh du lịch; tham gia quản lý, bảo vệ môi trường tự nhiên - xã hội trong hoạt động du lịch.
Bên cạnh việc khai thác các loại hình du lịch truyền thống của địa phương, tỉnh cần tập trung phát triển các loại hình du lịch mới. Việc đầu tư, phát triển các sản phẩm du lịch có vai trị quan trọng của doanh nghiệp và người dân. Nhiều dự án du lịch được đầu tư hiện đại và sang trọng, sản phẩm du lịch độc đáo, cơ bản đáp ứng nhu cầu thăm quan, nghỉ dưỡng của khách du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch Lâm Đồng ngày càng nâng cao cả về số lượng và chất lượng.
Nhằm phát triển thị trường và thu hút khách quốc tế đến địa phương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác phát
20
triển du lịch với Hiệp hội Doanh nghiệp Thái Lan - Việt Nam, Quỹ JeJu Olle và Quỹ Đầu tư xã hội Hàn Quốc. Định kỳ hằng năm, các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch và triển khai thực hiện thường xuyên, góp phần nâng cao thương hiệu du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng, được truyền thông quốc tế ghi nhận.
Những khó khăn do sự biến động về nguồn khách du lịch, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, ở một khía cạnh nhất định cũng là cơ hội để Lâm Đồng nhìn nhận, đánh giá đúng thực trạng ngành du lịch của mình thời gian qua, Lâm Đồng cần xác định phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, hạn chế sự trùng lặp với các địa phương có tiềm năng tương đồng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, tạo ra sự hấp dẫn và chất lượng, làm gia tăng giá trị và thương hiệu du lịch của Lâm Đồng:
Một là, đổi mới, nâng cao nhận thức, tư duy về phát triển du lịch trên cơ sở
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức xã hội về phát triển du lịch; tăng cường triển khai Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch, qua đó, nâng cao ý thức của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng trong ứng xử văn minh, thân thiện với khách du lịch, hướng đến mỗi người dân thực sự là một hướng dẫn viên du lịch, góp phần nâng cao uy tín, thương hiệu của du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng; có giải pháp thực tế để nâng cao tính cộng đồng trong hoạt động du lịch.
Hai là, hồn thiện thể chế, chính sách phát triển du lịch qua việc triển khai
cơ chế đặc thù về khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch tại Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm, Khu du lịch Dankia - Suối Vàng; đơn giản hóa thủ tục hành chính, áp dụng chính sách hấp dẫn, thuận lợi về đất đai, tài chính, hạ tầng… cho các dự án đầu tư phát triển du lịch; hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ khởi nghiệp du lịch; thu hút các nhà đầu tư chiến lược để đầu tư các dự án du lịch cao cấp có quy mơ lớn; ưu tiên nguồn lực cho cơng tác quy hoạch, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu thị trường, xúc tiến, phát triển các sản phẩm du lịch.
Ba là, phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
thông qua đẩy mạnh xây dựng hệ thống hạ tầng viễn thông, mạng internet không
21
dây tại các điểm, khu du lịch, các khách sạn, trung tâm dịch vụ du lịch; tranh thủ các nguồn đầu tư hoàn thành tuyến đường cao tốc Dầu Dây - Liên Khương, các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và đường nối vào các khu du lịch quốc gia, khu du lịch trọng điểm; đầu tư nâng cấp Cảng hàng không Liên Khương từ tiêu chuẩn 4D lên 4E; phát triển các tuyến vận tải hành khách công cộng đến các khu điểm du lịch; đẩy nhanh thực hiện quá trình “chuyển đổi số” trong ngành du lịch.
Bốn là, đẩy mạnh đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân
lực chất lượng cao qua việc tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch quốc tế, kết hợp khai thác các nguồn tài trợ của các doanh nghiệp về đào tạo nhân lực để phát triển, cung ứng lực lượng lao động có tay nghề cao, các cán bộ quản lý chun nghiệp; đa dạng hóa loại hình đào tạo, tiến đến xã hội hóa cơng tác đào tạo nguồn nhân lực trên cơ sở liên kết ba nhà (nhà trường, nhà kinh tế, nhà khoa học); hướng dẫn, bồi dưỡng cho cộng đồng dân cư trở thành đội ngũ quảng bá, giới thiệu hình ảnh du lịch của địa phương với khách du lịch.
Năm là, phát triển và đa dạng hóa thị trường du lịch trên cơ sở nghiên cứu
thị trường khách du lịch, qua đó nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch để xây dựng chương trình, hình thức xúc tiến quảng bá phù hợp với từng thị trường. Đa dạng hóa dịng khách quốc tế, hướng mạnh đến dịng khách nội địa. Đây cần được xem là “sự tự vệ” để thích nghi với tình hình mới, tìm hướng đi có tính ổn định, bền vững và hiệu quả, lâu dài hơn cho việc thu hút khách du lịch từ trong nước và nước ngoài. Tiếp tục tập trung thu hút khách du lịch quốc tế đến từ các thị trường truyền thống. Tích cực hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch, cải thiện chất lượng dịch vụ, đồng thời hướng đến du khách thông qua phương châm “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”.
Sáu là, ưu tiên phát triển du lịch thơng minh. Trong đó, xây dựng thành phố
Đà Lạt trở thành thành phố thông minh thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông và các phương tiện khác để nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện hiệu quả hoạt động của chính quyền, thúc đẩy phát triển kinh tế -
22
xã hội toàn diện và bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh; phấn đấu đến năm 2025, đưa Đà Lạt cơ bản trở thành thành phố thông minh.
Bảy là, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền qua các phương tiện
thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử của thành phố, của các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn nhằm tạo sự lan tỏa về hình ảnh một Đà Lạt - Lâm Đồng sáng - xanh - sạch - đẹp, an tồn, thân thiện, thanh bình, lãng mạn, với nhiều điểm đến hấp dẫn, kèm theo những ưu đãi đặc biệt về giá cả dịch vụ khi khách du lịch đến tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng; kết nối, mời gọi kiều bào tại các nước trên thế
giới về thăm quê hương, cũng như tăng cường khuyến nghị các cơ quan tổ chức hội nghị kết hợp du lịch để phát triển loại hình du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa, du lịch canh nông…
Tám là, tăng cường quản lý chất lượng các sản phẩm du lịch, đặc biệt là
các sản phẩm du lịch đặc thù thông qua tổ chức các kênh thơng tin để du khách có thể phản ánh về chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm du lịch khi đến tham quan du lịch trên địa bàn thành phố, qua đó kiểm tra và xử lý kịp thời để bảo đảm quyền lợi cho du khách, tạo uy tín cho sản phẩm du lịch trên địa bàn. Tăng cường công tác tuyên truyền, nhất là đối với các doanh nghiệp du lịch hoạt động trên địa bàn về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bảo đảm chất lượng sản phẩm du lịch Lâm Đồng, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Lâm Đồng trong quá trình hội nhập quốc tế.
2. Kiến nghị
Diện tích nhà kính ở Lâm Đồng hiện nay đã gấp 5 lần so với 5 năm trước đó. Hiện trạng xây dựng nhà kính được phát triển một cách tự do và gần như thả nổi tùy vào "sức mạnh" của từng hộ gia đình. Lũ xuất hiện là hậu quả nhãn tiền của lạm dụng nhà kính. Do đó, Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên cần đánh giá lại toàn diện các yếu tố tác động gây biến đổi cảnh quan, suy giảm hệ số thấm nước, mật độ xây dựng đô thị và cả yếu tố lâu nay chúng ta bỏ ngỏ là tổ chức sản xuất nông nghiệp. Việc đánh giá sẽ cho những cơ sở quan trọng để phòng chống lũ lụt.
23
Đối với Đà Lạt, điều quan trọng là giữ gìn linh hồn của thành phố, duy trì diện mạo tổng thể và cải thiện chất lượng cuộc sống. Để đáp ứng nhu cầu tương lai nhưng vẫn giữ được giá trị lâu đời, Đà Lạt cần lưu ý những điểm dưới đây:
- Duy trì lối kiến trúc với diện mạo cổ điển, nội thất hiện đại. Phong cách kiến trúc nên dựa trên các nguyên tắc truyền thống và tự nhiên như mái nhà rộng tránh mưa, nắng, nét cổ điển nhấn vào các chi tiết như cột nhà, mái vòm, hoa văn...
- Độ cao của các tòa nhà cần được hạn chế, tạo khơng gian thống, làm nổi bật nét đẹp thiên nhiên của Đà Lạt. Ngồi ra, thành phố nên có những con đường dành cho người đi bộ, xây dựng cảnh quan đơ thị gần gũi hiền hịa bởi những quán cà phê, quầy hàng nhỏ…
- Cố gắng giữ lại nhiều nhất có thể những cơng trình biểu tượng của thành phố. Nếu Đà Lạt là một gia đình, những cơng trình biểu tượng gắn bó chẳng khác gì thành viên trong nhà, mỗi thành viên đều mang trong mình kỷ niệm riêng. Những ngơi nhà cũ là một phần truyền thống, một phần linh hồn của thành phố sương.
- Cơ sở hạ tầng là vấn đề quan trọng trong việc quy hoạch Đà Lạt. Chính quyền địa phương có thể cho xây dựng những bãi đỗ xe ngầm nhằm tạo không gian thơng thống cho mặt đất, dành chỗ xây dựng những con đường cho xe đạp, cho người đi bộ. Mở rộng những con đường lớn ở ngoại ô để giảm thiểu lưu lượng giao thông trong khu vực trung tâm.
- Không nên xâm lấn không gian tự nhiên và công viên trong thành phố, cải tạo lại đường phố bằng việc nhân giống thêm những hàng hoa biểu tượng Đà Lạt như phượng tím hay mai anh đào. Đồng thời, phát triển những trang trại hữu cơ trồng các loại rau củ, hoa quả chất lượng, cải thiện chất lượng nguồn thực phẩm cho người dân địa phương.
- Hạn chế các tòa nhà lớn ở trung tâm thành phố như khách sạn, siêu thị hay trung tâm mua sắm. Để bảo tồn Đà Lạt cũ, một điều quan trọng nữa là giảm thiểu sự tập trung của những khu dân cư tại khu vực trung tâm.
24
BI. VẬN DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TẾ
1. Vận dụng kết quả nghiên cứu thực tế đối với bản thân trong thực hiện nhiệm vụ ở địa phương, cơ quan, đơn vị đang công tác nhiệm vụ ở địa phương, cơ quan, đơn vị đang công tác
Bản thân hiện là đồn viên, viên chức trẻ cơng tác tại phòng Hành chánh quản trị thuộc Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang. Tham gia nghiên cứu thực tế tại thành phố Đà Lạt, bản thân có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận các thơng tin có liên quan, tìm hiểu được những giá trị hiện hữu về việc khai thác tài nguyên du lịch và những giá trị tiềm ẩn vơ cùng to lớn, góp phần đánh giá, rút kinh nghiệm về các vấn đề thực tế trong khai thác du lịch ở tỉnh Tiền Giang.
Nhận thức du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, thời gian qua tổ chức Đồn thanh niên đã tích cực thực hiện tốt cơng tác tuyên truyền, định hướng cho đoàn viên, thanh niên chung tay quảng bá, phát triển du lịch. Bằng những hoạt động cụ thể, các bạn trẻ đã góp phần giới thiệu hình ảnh đất và người Tiền Giang đến với du khách gần xa.
Phát huy vai trò của tuổi trẻ chung tay bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa và phát triển du lịch, thời gian qua, Đồn Thanh niên đã và đang có những hành động cụ thể như:
Một là, tuyên truyền nâng cao nhận thức về giá trị di tích và ý thức chấp hành pháp luật về di tích, bảo vệ di tích trong cộng đồng
Ảnh 16: Lớp tập huấn nâng cao kỹ năng tuyên truyền viên về lĩnh vực du lịch
25
Phát huy vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ di tích với phương châm “đưa di tích về cộng đồng”. Bên cạnh đó, tun truyền nhằm xây dựng, vun đắp giá trị bền vững chính là “tính thiêng” của mỗi di tích, để vừa tạo ra sự riêng biệt của di tích, vừa thu hút du khách thập phương đến tham quan, chiêm bái.
Hai là, tham mưu các cấp chính quyền nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm cơng tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích.
Xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng cho nhân lực hiện đang đảm nhiệm công việc này tại các cấp, nhằm nâng cao trình độ về chun mơn, cập nhật tiếp thu kiến thức mới áp dụng vào việc quản lý di tích trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Chú trọng xây dựng đội ngũ thợ lành nghề tham gia các hoạt động bảo quản, tu bổ, tơn tạo di tích. Đồng thời, thường xuyên tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức pháp luật về di sản cho cán bộ cơ sở, các ban quản lý