1..4 Học thuyết về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân
1.6. Thời kỳ sau Công Xã Paris đến 1895
Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm Công xã Pari, C.Mác và Ph.Ănghen phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học trong các tác phẩm chủ yếu: “Nội chiến ở Pháp” (1871), “Phê phán Cương lĩnh Gơta" (1875), “Chống Đuyrinh" (1878); "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước" (1884)...
Trong tác phẩm “Nội chiến ở Pháp", C.Mác đã phát triển luận điểm quan trọng về phá hủy bộ máy nhà nước tư sản, rằng giai cấp công nhân chỉ đập tan bộ máy quản liêu, khơng đập tan tồn bộ bộ máy nhà nước tư sản. Đồng thời cũng thừa nhận Cơng xã Pari là một hình thái nhà nước của giai cấp cơng nhân, rốt cuộc, đã tìm ra.
Tác phẩm “Chống Đuyrinh" (1878), tác phẩm tổng hợp, được Ph.Ăngghen viết thành ba phần Triết học; Kinh tế chính trị và Chủ nghĩa xã hội khoa học. Trong tác phẩm này có một phần sau này tách ra thành tác phẩm “Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến khoa học", trong đó phân tích rất chi tiết những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và những tiền đề tư tưởng, lý luận trực tiếp cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học. Khi luận chứng về sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến khoa học, Ph.Ăngghen đã phân tích và chỉ rõ những điểm tích cực, tiến bộ mà các ơng kế thừa trong học thuyết của ba nhà không tưởng vĩ đại
36
của thế kỷ XIX để hình thành chủ nghĩa xã hội khoa học. Đánh giá về giá trị của chủ nghĩa xã hội khơng tưởng, VILênin, trong tác phẩm Làm gì? (1902) đã nhận xét; chủ nghĩa xã hội lý luận Đức không bao giờ qn rằng nó dựa vào Xanh Ximơng, Phurie và Ô-oen. Mặc dù các học thuyết của ba nhà tư tưởng này có tính chất ảo tưởng, nhưng họ vẫn thuộc vào hàng ngũ những bậc trí tuệ vĩ đại nhất. Họ đã tiên đoán được một cách thiên tài rất nhiều chân lý mả ngày nay chúng ta đang chứng minh sự đúng đắn của chúng một cách khoa học"
Khẳng định chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác, các ông đã nêu ra nhiệm vụ nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học: “Nghiên cứu những điều kiện lịch sử và do đó, nghiên cứu chính ngay bản chất của sự biến đổi ấy và bằng cách ấy làm cho giai cấp hiện nay đang bị áp bức và có sứ mệnh hồn thành sự nghiệp ấy hiểu rõ được những điều kiện và bản chất của sự nghiệp của chính họ - đó là nhiệm vụ của chủ nghĩa xã hội khoa học, sự thể hiện về lý luận của phong trào vô sản
Cũng trong tác phẩm nảy, hai ơng đã dự đốn về tương lai của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Đó là khi tình trạng vơ chính phủ trong nền sản xuất xã hội được thay thế bằng nền sản xuất có tổ chức, có kế hoạch thì những điều kiện sống xung quanh con người chi phối và kiểm sốt, lúc đó con người trở thành những người làm chủ thực sự. Cũng từ lúc đó, con người bắt đầu sự sáng tạo ra lịch sử của mình một cách hồn tồn có ý thức. Đó là bước nhảy vọt của con người từ vương quốc tất yếu sang vương quốc tự do
Mặc dù, với những cống hiến tuyệt vời cả về lý luận và thực tiễn, song cả C.Mác và Ph.Ăngghen khơng bao giờ tự cho học thuyết của mình là một hệ thống giáo điều, “nhất thành bất biến", trái lại, nhiều lần hai ơng đã chỉ rõ đó chỉ là những gợi ý cho mọi suy nghĩ và hành động. Trong Lời nói đầu viết cho tác phẩm "Đấu tranh giai cấp ở Pháp" từ 1848 - 1850 của C.Mác, Ph.Ăngghen đã thẳng thắn thừa nhận sai làm về dự bảo khả năng nổ ra của những cuộc cách mạng vơ sản ở châu Âu, vì lẽ “Lịch sử đã chỉ rõ rằng trạng thái phát triển kinh tế trên lục địa lúc bấy giờ còn rất lâu mới chín muỗi để xóa bỏ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa". Đây cũng chính là “gợi ý” để VILênin và các nhà tư tưởng lý luận của giai cấp công nhân tiếp tục bổ sung và phát triển phủ hợp với điều kiện lịch sử mới
Chủ nghĩa Mác về bản chất là một học thuyết phát triển, là hệ thống mở với bản chất vốn có là luôn được vận dụng, bổ sung, phát triển cho phù hợp thực tiễn.Trong bức thư gửi nhà văn người Mỹ bà Phlo-ren-xơ Ken-li-vi-sne-vét-xcai-a, ngày 27 tháng giêng năm 1887, Ph.Ăngghen đã nói rõ: “Lý luận của chúng tơi là lý luận của sự phát triển, chứ không phải là một giáo điều
37
mà người ta phải học thuộc lòng và lắp lại một cách máy móc”. V.I.Lênin sau này, vào năm 1910, đã nhắc lại lời khẳng định Ph.Ăngghen “Học thuyết của chúng tơi - Ăngghen nói về mình và người bạn nổi tiếng của mình - khơng phải là một giáo điều mà là một kim chỉ nam cho hành động” và cho rằng quên điều này “thì chúng ta sẽ làm cho chủ nghĩa Mác trở thành phiến diện, quái dị, chết cứng, sẽ vứt bỏ linh hồn sống của nó, sẽ phá hủy cơ sở lý luận cơ bản của nó - tức là phép biện chứng”. V.I.Lênin cũng nhấn mạnh “Chính vì chủ nghĩa Mác không phải là một giáo điều chết cứng, một học thuyết nào đó đã hồn thành hẳn, có sẵn đâu vào đấy, bất di bất dịch, mà là một kim chỉ nam sinh động cho hành động, chính vì thế nó khơng thể khơng phản ánh sự biến đổi mạnh mẽ của điều kiện sinh hoạt xã hội”. Chính vì vậy, nó ln phải được vận dụng, bổ sung, phát triển. Chính lịch sử hình thành, phát triển của chủ nghĩa Mác cũng đã chứng minh điều đó. C. Mác và Ph. Ăngghen khơng phải ngay từ đầu đã có lập trường cộng sản chủ nghĩa và thế giới quan duy vật biện chứng. Đó là cả một quá trình chuyển biến, tự bổ sung, phát
triển lý luận của các ông. Chẳng hạn, khái niệm “quan hệ sản xuất” ở “Hệ tư tưởng Đức” (cuối
1845 đầu 1846), chỉ mới được C.Mác và Ph.Ăngghen sử dụng như là “quan hệ giao tiếp”. Đến “Sự khốn cùng của triết học” (1847), được C.Mác sử dụng như là “quan hệ xã hội”, đến “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” mới là “quan hệ sản xuất”. Hay khái niệm “chuyên chính vơ sản”, ở “Sự khốn cùng của triết học” mới được C.Mác trình bày dưới dạng mầm mống, thể hiện ở luận điểm “giai cấp công nhân bằng cách tổ chức liên hiệp lại để loại bỏ giai cấp tư sản”. Đến “Tun ngơn của Đảng Cộng sản”, chun chính vơ sản được thể hiện “nhà nước là công cụ bạo lực để
thiết lập chính quyền”. Đến ngày 5 tháng 3 năm 1852 trong “Thư gửi Vâyđơmayơ” C.Mác lần
đầu tiên dùng thuật ngữ “chun chính vơ sản”
V.I.Lênin đã vận dụng, bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện khoa học về thế giới vi mô phát triển như vũ bão; sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, nhưng bản chất ăn bám, bóc lột của nó khơng đổi; sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực ở nước Nga Xơ viết đặt ra nhiều vấn đề mới chưa có tiền lệ trong lịch sử. Trong bối cảnh đó, V.I.Lênin đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga và đã bổ sung, phát triển nhiều luận điểm lý luận của chủ nghĩa Mác về triết học; kinh tế chính trị và chủ nghĩa cộng sản khoa học. V.I.Lênin đã khẳng định: "Chúng ta không hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng
38
triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống. Chúng tôi
nghĩ rằng những người xã hội chủ nghĩa ở Nga đặc biệt cần phải tự mình phát triển hơn nữa lý
luận của Mác, vì lý luận này chỉ đề ra những nguyên lý chỉ đạo chung, cịn việc áp dụng ngun
lý ấy thì xét riêng từng nơi, ở Anh không giống ở Pháp, ở Pháp không giống ở Đức, ở Đức không
giống ở Nga".
C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin ln địi hỏi những người cộng sản phải biết vận dụng, bổ
sung, phát triển sáng tạo những nguyên lý cơ bản sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, truyền thống văn hóa, v.v... của mỗi nước. Như vậy, yêu cầu vận dụng, bổ sung, phát triển là bản chất đặc trưng vốn có, là yêu cầu nội tại của chủ nghĩa Mác.
Đánh giá về chủ nghĩa Mác, VILênin chỉ rõ “Học thuyết của Mác là học thuyết vạn năng vì nó là một học thuyết chính xác.