Do đó trục của bánh xe tiến về trước một đoạn so với trường hợp khơng biến dạng. Vì thế vận tốc thực tế của xe được tăng lên, đó là bản chất của hiện tượng trượt lết. Mặt khác sự biến dạng theo hướng tiếp tuyến của các thớ lốp dưới tác dụng của mômen phanh cũng làm tăng vận tốc của xe, tạo nên sự trượt lết ở các bánh xe ñang phanh.
Ngoài ra tải trọng, vật liệu chế tạo lốp, áp suất trong lốp và điều kiện mặt đường cũng là nguyên nhân gây nên sự trượt ở bánh xe.
Hình 2.9: Sơ đồ biến dạng của đất khi bánh xe chủ động lăn.
BỘ MƠN: CƠNG NGHỆ KỸ THUẬT ƠTƠ – KHOA CƠ KHÍ
2.1.4.2. Khả năng bám, hệ số bám giữa bánh xe với mặt đường và lực bám:
Khả năng bám:
Điều kiện để ô tô có thể chuyển động được là ở các bánh xe chủ động phải có mơmen xoắn chủ động truyền đến và tại bề mặt tiếp xúc giữa bánh xe và mặt đường phải có độ bám nhất định. Nếu độ bám nhỏ thì bánh xe có thể bị trượt quay khi ở bánh xe có mơmen chủ động lớn hoặc bánh xe bị trượt lết khi ở bánh xe có mơmen phanh lớn
Như vậy, khả năng bám là khả năng bánh xe chuyển động bình thường khơng có trượt quay dưới tác dụng của mơmen chủ động hoặc khơng có trượt lết khi bánh xe đang chịu mômen phanh.
BỘ MƠN: CƠNG NGHỆ KỸ THUẬT ƠTƠ – KHOA CƠ KHÍ
Hệ số bám:
Độ bám giữa bánh xe với mặt đường được đặc trưng bởi hệ số bám. Tùy theo chiều của phản lực mặt đường tác dụng lên bánh xe mà hệ số bám sẽ có tên gọi khác nhau.
Nếu xét khả năng bám theo chiều dọc (khi dưới bánh xe chỉ có phản lực dọc: lực kéo hoặc lực phanh), thì hệ số bám được gọi là hệ số bám dọc và được định nghóa như sau:
b k x G P max Với:
Pkmax – Lực kéo tiếp tuyến cực đại giữa bánh xe với mặt đường.
Gb – Tải trọng thẳng đứng tác dụng lên bánh xe (được gọi là trọng lượng bám).
BỘ MÔN: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ƠTƠ – KHOA CƠ KHÍ
Nếu xét khả năng bám theo chiều ngang (khi dưới bánh xe chỉ có phản lực ngang Yb), thì hệ số bám được gọi là hệ số bám ngang và được định nghóa như sau:
b b y G Y max Ở đây:
Ybmax – Phản lực ngang cực đại của mặt đường tác dụng lên bánh xe.
Trường hợp tổng quát, khi dưới bánh xe có tác dụng đồng thời cả phản lực dọc Xb và phản lực ngang Yb, thì phải xét khả năng bám theo chiều của vectơ lực là hợp lực của Xb và Yb.
Lúc này hệ số bám được gọi là hệ số bám tổng quát và được định nghóa như sau:
22 2 b bY X Q tq