1.1 .Cơ sở lí luận của đề tài
1.1.2 .Khái quát về hoạt động trải nghiệm
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.3. Thực trạng của việc tổchức hoạt động trải nghiệm cho học sinh
học trong dạy học Âm vần hiện nay
Những năm gần đây các trường Tiểu học đã bắt đầu quan tâm chú ý tới việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Tuy nhiên, việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cịn mang nặng tính hình thức do chưa nắm rõ được quy trình và
37
hiểu đơn giản rằng tổ chức hoạt động trải nghiệm chỉ là tham quan thực tế mà chưa thực hiện cụ thể trong từng môn học. Kết quả điều tra cho thấy giáo viên đã nhận thức đúng về vai trò, đặc điểm của hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Tuy nhiên, do chưa hiểu rõ về bản chất hoạt động trải nghiệm chưa nắm được quy trình tổ chức, phương pháp hướng dẫn, đánh giá trẻ nên giáo viên tổ chức hoạt động cho học sinh tiểu học chưa theo đúng quy trình, mang tính hình thức, gây lãng phí mà khơng hiệu quả.
Đặc biệt, trong phân môn Âm vần, giáo viên vẫn chỉ dựa vào sách giáo khoa và truyền đạt lại kiến thức cho học sinh một cách thụ động. Học sinh ít được chủ động tham gia các hoạt động trải nghiệm tự tìm tịi kiến thức hoặc giải quyết một vấn đề nào đó liên quan đến phân mơn Âm vần. Bên cạnh đó, một số điều kiện về cơ sở vật chất, môi trường,… cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học phân môn Âm vần khiến cho các hoạt động trải nghiệm chưa thực sự đem lại hiệu quả cao.
Ở phần này tôi đã tiến hành khảo sát việc áp dụng hoạt động trải nghiệm vào việc dạy học Âm vần ở khối lớp 1 trường Tiểu học Nghĩa Tân.
tơi cịn tiến hành khảo sát về việc sử dụng sách giáo khoa Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều ở trường Tiểu học Nghĩa Tân.
❖ Mục đích:
– Tìm hiểu về khó khăn khi áp dụng hoạt động trải nghiệm vào dạy học Âm vần
– Tìm hiểu nhu cầu việc áp dụng hoạt động trải nghiệm vào dạy và học Âm vần của học sinh Tiểu học và giáo viên
– Xây dựng cơ sở cho mục đích nghiên cứu xây dựng hoạt động trải nghiệm trong dạy học Âm vần cho HS lớp 1.
❖ Đối tượng khảo sát
– Tôi tiến hành khảo sát ngẫu nhiên 10 GV khối 1 và 30 HS lớp 1 ở trường Tiểu học Nghĩa Tân.
38 ❖ Nội dung khảo sát: (Phụ lục 2)
– Phiếu khảo sát nhu cầu áp dụng hoạt động trải nghiệm trong dạy học Âm vần dành cho GV
– Phiếu khảo sát nhu cầu áp dụng hoạt động trải nghiệm trong học Âm vần đối với học sinh lớp 1
❖ Kết quả khảo sát:
Thông qua phiếu khảo sát, tôi thu thập được số liệu như sau: 100% HSTH yêu thích và hứng thú với việc áp dụng hoạt động trải nghiệm vào việc học Âm vần của mình. Tuy nhiên đa số các em chưa được tham dự vào các tiết học áp dụng hoạt động trải nghiệm nào trong q trình học tập nên vẫn cịn chưa hiểu rõ thế nào là áp dụng hoạt động trải nghiệm vào việc học Âm vần.
Trong khi về phía GV, 99% GV đều biết đến việc áp dụng hoạt động trải nghiệm đề giảng dạy, nghiên cứu trong các môn học giảng dạy. Tuy nhiên, lượng GV áp dụng hoạt động trải nghiệm trong dạy học không nhiều bởi đa phần GV nhận thấy việc áp dụng hoạt động trải nghiệm trong dạy học còn hạn chế, và để có thể xây dựng được một tiết học hoạt động trải nghiệm cần nhiều thời gian, công sức, tiền bạc. Vì vậy, qua khảo sát GV đều muốn biết thêm những cách tổ chức hoạt động trải nghiệm phù hợp với các yếu tố về thời gian, công sức, sự trải nghiệm của học sinh để dễ dàng trong sử dụng giảng dạy.
Để nâng cao hiệu quả của hoạt động trải nghiệm của học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng cần xây dựng mơ hình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ một cách hoàn chỉnh với các thành phần cấu trúc rõ ràng, cụ thể và có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao nhận thức và kĩ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên đảm bảo hiệu quả của quá trình giáo dục, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn giáo dục học sinh tiểu học hiện nay.
39
Tiểu kết chương 1
Ở chương 1, tôi đã đi sâu vào vấn đề nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài. Tơi đã trình bày những nội dung cơ bản của hoạt động trải nghiệm: phân tích để hiểu rõ hơn thế nào là hoạt động trải nghiệm; những đặc điểm của hoạt động trải nghiệm và đưa ra một số hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường Tiểu học. Bên cạnh đó, tơi cịn tìm hiểu sâu về tâm lý học sinh lớp 1 cũng nhưng những tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm đối với sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Hoạt động trải nghiệm hình thành cho học sinh thói quen tích cực trong cuộc sống hằng ngày, chăm chỉ lao động; thực hiện trách nhiệm của người học sinh ở nhà, ở trường và địa phương; biết tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hố; có ý thức hợp tác nhóm và hình thành được năng lực giải quyết vấn đề. Ngoài ra, ở chương này tôi đã khảo sát chương trình sách giáo khoa lớp 1 phân mơn Âm vần nhằm lập bảng thống kê chính xác về số lượng tiết học cũng như bài học trong chương trình lớp, rút ra những thuận lợi và khó khăn khi giảng dạy và đưa ra những biện pháp khắc phục phù hợp nhất với tình hình dạy học với từng lớp. Hiện nay, khi dạy Âm vần, giáo viên vẫn chỉ dựa vào sách giáo khoa và truyền đạt lại kiến thức cho học sinh một cách thụ động. Học sinh ít được chủ động tham gia các hoạt động trải nghiệm tự tìm tịi kiến thức hoặc giải quyết một vấn đề nào đó liên quan đến phân mơn Âm vần. Bên cạnh đó, một số điều kiện về cơ sở vật chất, môi trường,… cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học phân môn Âm vần khiến cho các hoạt động trải nghiệm chưa thực sự đem lại hiệu quả.
40
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH LỚP 1 TRONG DẠY HỌC ÂM VẦN