Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động dạy học tại trường trung học phổ thông Sơn Động số 3, tỉnh Bắc Giang đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 71 - 72)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

2.4. Đánh giá chung

2.4.2. Những mặt hạn chế

Việc nhận thức không đồng đều ở những công việc khác nhau trong các biện pháp quản lý của cán bộ quản lý và giáo viên dẫn đến mức độ thực hiện chưa thường xuyên ở một số biện pháp vẫn còn cao.

Cịn có các văn bản quy phạm pháp luật của Ngành và liên quan đến Ngành chồng chéo.

Năng lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên chưa đồng đều, có mặt còn hạn chế, yếu kém; nhiều cán bộ, giáo viên, nhân viên thiếu tính chuyên nghiệp, làm việc khơng đúng chun mơn, sở trường; trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp và khả năng làm việc trong môi trường quốc tế cịn nhiều hạn chế. Khơng ít cán bộ trẻ thiếu bản lĩnh, ngại rèn luyện.

Công tác bồi dưỡng giáo viên còn nhiều phụ thuộc vào các chính sách của cấp trên, cán bộ quản lý nhà trường chưa thực sự chủ động, linh hoạt.

Cơng tác cán bộ cịn nhiều hạn chế, bất cập, việc thực hiện một số nội dung cịn hình thức. Đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu, chưa phản ánh đúng thực chất, chưa gắn với kết quả, sản phẩm cụ thể, khơng ít trường hợp cịn cảm tính, nể nang, dễ dãi hoặc định kiến.

Chất lượng đội ngũ giáo viên mặc dù được nâng lên về trình độ và tay nghề. Tuy nhiên, về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ dạy học, khả năng tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp dạy học chưa tương xứng, chưa đồng đều trong đội ngũ của

63

nhà trường. Một số giáo viên còn ngại đổi mới và chưa chủ động cách soạn bài, cách thiết kế bài học và tổ chức tiết học theo các phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh nhằm đáp ứng chương trình giáo dục phổ thơng mới sẽ được áp dụng trong thời gian đến.

Cán bộ quản lý nhà trường đã quan tâm đến việc quản lý xây dựng kế hoạch dạy học và thực hiện kế hoạch dạy học xong tính khả thi của kế hoạch dạy học chưa cao, kết quả đem lại chưa tương xứng với mục tiêu đề ra.

Việc chuẩn bị bài dạy của giáo viên chưa đảm bảo theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Giáo chưa mạnh dạn áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.

Cơ sở vật chất mặc dù đã được đầu tư, nâng cấp khá tốt. Tuy nhiên các trang thiết bị bên trong phòng học cũng chưa đảm bảo cho hoạt động dạy và học được tổ chức theo hướng tích cực một cách hiệu quả.

Việc quản lý đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh chưa thật sự là mục tiêu để động viên, khuyến khích giáo viên tiến hành đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả.

Công tác quản lý sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện hỗ trợ cho hoạt động dạy học chưa thực sự phát huy tác dụng. Chính sách động viên, hỗ trợ giáo viên và học sinh tự làm đồ dùng dạy - học chưa thiết thực, chưa kích thích sự say mê nghiên cứu, tìm tịi của giáo viên, học sinh trong giảng dạy và học tập.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động dạy học tại trường trung học phổ thông Sơn Động số 3, tỉnh Bắc Giang đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)