Các doanh nghiệp chế biến nông sản

Một phần của tài liệu Đầu tư đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp Nhà nước.DOC (Trang 25 - 27)

III. Thực trạng công nghệ và đầu t đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp Nhà nớc trong

5.Các doanh nghiệp chế biến nông sản

a. Các doanh nghiệp xay xát, chế biến gạo.

Hàng năm, nớc ta sản xuất trên 20 triệu tấn thóc và xuất khẩu từ 3 đến 4 triệu tấn gạo, do đó nhu cầu xay xát, chế biến gạo là rất lớn. Hiện nay, tổng công suất xay xát, chế biến là 14- 15 triệu tấn thóc/năm, trong đó DNNN chiếm 35%. Các doanh nghiệp xay xát có công suất lớn nhng do thiết bị cũ nên chỉ huy động đợc 15- 20% công suất. Do công nghệ xay xát không hiện đại nên

làm giảm chất lợng gạo chế biến, do đó gía trị gạo xuất khẩu của nớc ta thờng thấp hơn so với sản phẩm cùng loại của các nớc xuất khẩu gạo khác.

b. Các doanh nghiệp nghành mía đờng.

Hiện nay nớc ta có khoảng trên 300000 ha mía với sản lợng 15 triệu tấn mía cây. Hầu hết các nhà máy đờng đều có công suất trung bình và thấp Các nhà máy đờng Quảng Ngãi, Bình Dơng, Hiệp Hoà, Lam Sơn có công suất trên 1000 tấn/ngày. Phần lớn các nhà máy trong tình trạng công nghệ chế biến lạc hậu , thiết bị cũ nên mới chỉ ép đợc 25% sản lợng mía cây. Phần còn lại do các lò đờng thủ công đảm nhiệm, hiệu suất và chất lợng chế biến thấp .

Trong vài năm gần đây, để thực hiện mua tiêu sản xuất 1 triệu tấn đờng trên một năm, chúng ta đã xây dựng thêm hàng chục nhà máy đờng Đại bộ phận máy móc thiết bị của các nhà máy mới này đều nhập từ Trung Quốc. Các thiết bị kĩ thuật đều tính đến khả năng mở rộng công suất, đợc cung cấp về vật t, vật liệu phụ cho lắp ráp vận chuyển, có chuyển giao công nghệ, đào tạo công nhân ... Về giá cả thì suất đầu t mua thiết bị khoảng 5000 USD cho một tấn mía

công suất bằng 60% giá thiết bị của úc và bằng 50% của Tây Ba Nha .

Các nhà máy đờng mua thiết bị Trung Quốc đều dùng công nghệ sunfít hoá là phơng pháp thông dụng trên thế giới, chất lợng đờng phù hợp với thị tr- ờng tiêu thụ. Việc lựa chọn thiết bị Trung Quốc với quy mô công suất mức độ cơ khí hoá ,tự động hoá nói chung là thích hợp. Trình độ kĩ thuật đạt mức tiên tiến, giá cả hợp lí, phù hợp với quy mô vùng nguyên liệu ...

c. Các doanh nghiệp chế biến chè

Hiện nay diện tích chè nớc ta có khoảng 80000 ha, sản lợng chè búp tơi là 300000 tấn/ năm. Hiện có 24 nhà máy chế biến chè trung ơng với công suất bình quân là 15-40 tấn một ngày. Ngoài ra còn các doanh nghiệp chế biến chè của các địa phơng Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ ,Tuyên Quang, Lâm Đồng ... Nhìn chung, công nghệ chế biến lạc hậu, thiết bị cũ nên không thể huy động hết công suất, chất lợng thấp. Gần đây đã có một số thành công trong đầu t đổi mới công nghệ thiết bị, công nghệ phân loại chè bằng khí động học, đóng gói, công cụ vo chè VC 40 ...

6.Các doanh nghiệp nghành điện tử

Hiện nay chúng ta đã có một số DNNN (chủ yếu là liên doanh ) sản xuất lắp ráp hang điện tử cao cấp, tập trung phần lớn ở Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà ( Hanel ,Viêt tronic ...). Các doanh nghiệp đã từng bớc làm chủ công nghệ, tăng dần tỉ lệ nội địa hoá sản phẩm. Tuy nhiên thực tế vẫn trong giai đoạn tiếp nhận công nghệ điện tử thế hệ những năm 70-80 của các nớc công

nghiệp mới (NIC) nh lắp ráp CKD, SKD, sản xuất đèn hình, chế tạo linh kiện bán dẫn đơn giản .

Một phần của tài liệu Đầu tư đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp Nhà nước.DOC (Trang 25 - 27)