Về phát triển thị trường:

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng sản xuất và biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới docx (Trang 28 - 29)

II. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU LÚA GẠO CỦA VIỆT NAM.

4. Về phát triển thị trường:

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các nước về xuất khẩu gạo như hiện nay và các năm tới, Việt Nam nhất thiết phải có hệ thống các giải pháp hữu hiệu về thị trường ngoài nước. Để tăng sức cạnh tranh của hạt gạo Việt Nam trên thị trường thế giới cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ, không chỉ là tăng năng suất và chất lượng sản xuất trong nước để giảm chi phí, mà còn phải mở rộng và ổn định thị trường theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa, đảm bảo chữ tín với khách hàng, tăng cường tiếp thị, đầu tư nghiên cứu và dự báo thị trường… Các giải pháp cụ thể như:

- Hoàn thiện hệ thống thông tin về tình hình mặt hàng gạo trên thế giới. Tăng cường hỗ trợ trong việc cung cấp các thông tin về biến động thị trường gạo thế giới, phát triển mạng lưới cung cấp thông tin về thị trường thế giới cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường xuất khẩu thông qua hệ thống tham tán thương mại.

- Đăng ký nhãn mác cho gạo xuất khẩu nhằm bảo vệ thương hiệu của gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.

- Tích cực tham gia các cuộc đàm phán tiến tới việc mở cửa thị trường gạo ở các nước khác trong Châu Á và tiến tới tự do hóa thị trường gạo trên phạm vi toàn cầu.

- Tiếp tục duy trì và phát triển quan hệ thương mại với các nước thuộc thị trường truyền thống, đặc biệt là thị trường SNG và Đông Âu, vì đây là một thị trường có dung lượng trao đổi lớn và yêu cầu về chất lượng sản phẩm không khắt khe như thị trường các nước phát triển. Theo nhận định của Bộ Thương Mại trong những năm tới thị trường này vẫn có nhu cầu lớn. Việc chủ động khai thác thị trường SNG và Đông Âu, một mặt vừa là sự chủ động của các doanh nghiệp, mặt khác cơ quan quản lý vĩ mô phải có trách nhiệm thực hiện các hoạt động khâu nối đàm phán.

- Khai thác thị trường Trung Quốc: đây là nước có dân số đông nhất thế giới với khoảng 1,3 tỷ dân, Trung Quốc là thị trường có mức tiêu thụ lớn, trong những năm gần đây Trung Quốc nhập khẩu khá nhiều gạo của Việt Nam nhưng chủ yếu là nhập khẩu tiểu ngạch. Đối với thị trường này đòi hỏi nhà nước phải có sự chỉ đạo đồng nhất trong hoạt động xuất khẩu. Thực hiện đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại ở các cấp độ khác nhau (Cấp Tỉnh, Trung ương, Cấp Tỉnh, Huyện) bảo đảm quan hệ ngoại thương lâu dài và ổn định nhằm tránh những rủi ro và tổn thất.

- Thị trường các nước ASEAN, trong giai đoạn chuyển đổi thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản phẩm lúa gạo của Việt Nam nói riêng, thị trường ASEAN đóng vai trò quan trọng và chiếm một tỷ lệ lớn. Tuy nhiên, từ 1996 đến nay đã có những thay đổi, xu hướng giảm tỷ lệ xuất khẩu về đặc trưng cơ bản của các nước ASEAN là có cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giống nhau nên các nước này nhập khẩu gạo của Việt Nam chủ yếu là hình thức tạm nhập tái xuất, đặc biệt là Singapo nên không phù hợp với yêu cầu nâng cao giá trị xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới. Mặt khác do tác động của Hiệp định ưu đãi thuế quan (CEPT/AFTA) ít có tác động đến khối lượng xuất khẩu các sản phẩm nông sản nói chung và sản phẩm lúa gạo của Việt Nam nói riêng trong tương lai. Tuy nhiên, thị trường ASEAN vẫn là thị trường xuất khẩu quan trọng đối với gạo xuất khẩu của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng sản xuất và biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới docx (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w