V ạn Lý Trường Thành
Tại chùa Kim Sơn và Vô Hy
và Vô Hy
rên đường đi đến Vô Hy phái đồn chúng tơi ghé thăm chùa Kim Sơn. Đây là một ngôi chùa khá nổi tiếng ở vùng nầy. Chùa nầy còn gọi là Giang Thiên Thiền Tự ....................... . Có lẽ nằm gần con sơng Dương Tử và cảnh trí thiên nhiên trời đất bao la hùng vĩ; nên gọi là Giang Thiên cũng nên. Tên nầy do vua Khang Hy đổi ra, sau khi đến chùa thăm phong cảnh tại đây.
Hầu hết các chùa của Trung Quốc đều xây về
hướng Nam. Chỉ có duy nhất chùa nầy xây về hướng Tây mà thôi. Lý do xây về hướng Tây được giải thích rằng: Trước đây chùa cũng xây về hướng Nam; nhưng thường hay bị hỏa hoạn. Khi cháy thì khơng có nước
để dập tắt ngọn lửa. Do vậy mà chùa đổi lại xây về
hướng Tây; nếu hỏa hoạn có xảy ra, lấy nước sông Dương Tửđể chữa cháy cho kịp thời; nhưng lạ thay, từ
khi thay đổi hướng đến bây giờ, chùa không bị cháy nữa.
Tháp chùa Kim Sơn
Tại chùa nầy đặc biệt thường hay tổ chức đàn cầu siêu, chẩn tế thủy lục. Có nghĩa là cầu nguyện cho những người bị chết trôi và chết trên đất liền. Có nơi cịn làm trai đàn để cầu nguyện cho những người chết trên không và trong rừng sâu nữa. Sau khi thăm Đại Hùng Bửu Điện chúng tôi đã lên một nơi cao nhất trong chùa để xem phong cảnh chung quanh. Nơi đây có ghi lại 4 chữ là: .................... Giang Thiên Nhất Lãm
Tương truyền rằng chữ nầy của vua Khang Hy viết. Một ông vua hay chữ và có hiếu với mẹ, như vua Tự Đức của Việt Nam chúng ta thời nhà Nguyễn vậy. Vua Khang Hy đến thăm chùa với mẹ và đã tức cảnh
sanh tình đặt bút viết đến 3 chữ và chữ thứ 4 thì quên. Các vị Đại Thần đứng chung quanh không dám nhắc sợ vua giận; nên chỉ nói bóng nói gió rằng hơm nay nhà vua đi thăm nơi đây với mẹ và cùng xem phong cảnh chung quanh đó. Do vậy vua mới viết thêm chữ Lãm ( ) vào để trở thành 4 chữ như ngày nay cịn an trí tại nơi nầy.
Chùa nầy có từ đời nhà Đường, lúc bấy giờ có 2 ngọn tháp 7 tầng; nhưng đến đời nhà Minh thì bị hư hết một tháp và tháp hiện có, mới xây lại cách đây 170 năm mà thôi. Chánh điện của chùa mới xây lại cách đây 4 năm. Một phần tiền của do dân địa phương đóng góp và phần chính là do các Phật Tử Singapore cúng dường.
Phía sau chùa có dựng tượng của Thanh Xà và Bạch Xà. Tượng hình người; nhưng cốt rắn. Nơi nầy gọi là Bạch Long Động. Tương truyền rằng: Nơi đây vào đời nhà Đường có một vị Sưđến đây để tu hành và nhà Sư biết hốt thuốc chữa bịnh; nên dân chúng đã đến nơi nầy càng ngày càng đông. Trong khi đó thì Thanh Xà lấy chồng tại Trấn Giang nầy cũng dùng pháp thuật
để chữa bịnh. Nhà Sư kêu hai vợ chồng đến đây cùng cho thuốc; nhưng Thanh Xà không chịu, do đó dùng nọc độc bằng lửa dữ phun ra trong am nơi nhà Sưở và bỏ chồng mình, hiện nguyên hình là cốt rắn xanh để