05. ĐỨC CHÚA TRỜI THÁCH THỨC CHÚNG TA
Bây giờ chúng ta sẽ xem chính Đức Chúa Trời thật sự thách thức chúng ta như thế nào qua việc Ngài kêu chúng ta thử Ngài trong những câu Kinh Thánh tiêu biểu về việc dâng hiến một phần mười. Sự thách thức này được ghi lại trong Ma-la-chi 3:7-12. Đức Chúa Trời đang phán với dân Y-sơ-ra-ên:
Từ thời tổ phụ của các con, các con đã quay khỏi luật lệ Ta, và khơng tn giữ. Hãy trở lại cùng Ta thì Ta sẽ trở lại cùng các con.” Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy.
Nhưng các ngươi nói rằng: “Chúng con sẽ trở lại như thế nào?”
“Người ta có thể ăn trộm Đức Chúa Trời được sao? Thế mà các con ăn trộm Ta!” Nhưng các ngươi nói: “Chúng con có ăn trộm Chúa đâu?”
“Các con đã ăn trộm một phần mười và tế lễ phải dâng.”
Hãy chú ý rằng việc giữ lại phần được chỉ định dành cho Đức Chúa Trời được gọi là ăn trộm của Đức Chúa Trời. Hầu hết chúng ta không bao giờ ăn trộm của con người, nhưng chúng ta lại có thể phạm tội ăn trộm của Đức Chúa Trời.
Sau đó Đức Chúa Trời nói cho dân Y-sơ-ra-ên biết hậu quả của việc ăn trộm của Ngài và biện pháp khắc phục:
Các con bị nguyền rủa vì tất cả các con, cả nước, đều ăn trộm Ta.
[Và đây là biện pháp khắc phục:]
Hãy đem tất cả phần mười vào kho để có lương thực trong nhà Ta. Và từ nay, hãy lấy điều nầy mà thử Ta, Đức Giê-hô-va vạn quân phán, xem Ta có mở các cửa sổ trên trời cho các con, và đổ phước xuống cho các con đến nỗi khơng chỗ chứa chăng!
(Ma-la-chi 3:9-10)
Dựa vào điều kiện gì mà Đức Chúa Trời hứa sẽ chúc phước? Khi chúng ta đem toàn bộ của dâng một phần mười vào kho. Ngài phán “Hãy thử Ta, xem Ta có làm theo những gì Ta đã hứa hay không.” Đức Chúa Trời yêu cầu chúng ta thử Ngài bằng tài chính của chúng ta, hay nói cách khác, chúng ta phải hành động bởi đức tin.
Sau cùng, Ngài tiếp tục nói thêm về những kết quả khác nữa:
Vì các con, Ta sẽ ngăn cấm các vật cắn phá hoa quả của đất đai các con; và khơng để cây nho ngồi đồng của các con rụng trái trước mùa nữa đâu.” Đức Giê-hô-va phán vậy.
“Mọi nước sẽ cho các con là có phước, vì đất nước các con sẽ là đất nước được vui thích.” Đức Giê-hơ- va vạn quân phán vậy.
(Ma-la-chi 3:11-12)
Đức Chúa Trời phán rằng nếu bạn tôn vinh Ngài bằng cách này thì Ngài sẽ đổ phước xuống cho bạn đến nỗi bạn khơng có đủ chỗ để chứa. Ngài sẽ ngăn
05 - Đức Chúa Trời Thách Thức Chúng Ta
cấm các vật phá hoại (kẻ cắn nuốt) ăn nuốt những gì thuộc về bạn. Tất cả mọi quốc gia sẽ nhìn vào bạn và nói rằng bạn là một dân tộc được phước và họ sẽ công nhận rằng Đức Chúa Trời thật sự đã ban phước và làm cho bạn thịnh vượng. Tất cả những lời hứa này là kết quả của việc dâng toàn bộ một phần mười vào kho.
Hãy để tơi tóm tắt lại bốn điểm nổi bật từ phân đoạn trong Ma-la-chi:
- Hơn 1000 năm, Đức Chúa Trời ghi chép lại sự dâng hiến của dân Y-sơ-ra-ên. Ngài yêu cầu họ dâng hiến một phần mười cho Ngài hơn 1000 năm trước. Vào một thời điểm nhất định nào đó, Ngài bảo họ rằng Ngài đã ghi chép lại tất cả những sự dâng hiến của họ và Ngài nói rằng họ đã ăn trộm của Ngài. Vì vậy, hãy nhớ rằng Đức Chúa Trời đã ghi chép lại tất cả.
- Giữ lại phần dâng hiến lên cho Đức Chúa Trời là ăn trộm của Ngài – không phải ăn trộm của con người, nhưng ăn trộm của Đức Chúa Trời, và nó sẽ mang đến sự rủa sả cho những ai làm điều đó.
- Trung tín dâng hiến một phần mười mang lại phước hạnh và thơng qua những kết quả đó Đức Chúa Trời được tôn vinh qua những phước hạnh mà Ngài ban cho dân sự Ngài.
- Dâng hiến một phần mười là một sự thử nghiệm đức tin của chúng ta và thử nghiệm sự thành tín của Đức Chúa Trời. Nhưng xin hãy lưu ý điều này, nó cần phải được thực hiện trong đức tin.
Chúng ta hãy cùng xem xét cái kho mà phân đoạn này nói đến là gì. Tơi muốn minh họa điều này theo
lẽ tự nhiên. Nhà kho có hai chức năng căn bản: thứ nhất, đó là nơi chúng ta lấy lương thực mà ăn, và thứ hai, đó là nơi chúng ta cất giữ hạt giống để gieo cho vụ mùa kế tiếp. Là Cơ Đốc Nhân, chúng ta nhận thức ăn thuộc linh từ một nguồn hoặc từ những nguồn nào đó, và chắc chắn cũng từ một nguồn đó mà chúng ta nhận hạt giống để gieo vào đời sống của người khác. Lời khuyên của tôi là bạn nhận thức ăn thuộc linh ở nơi nào thì nơi đó là kho của bạn và bạn cần phải mang một phần mười để nộp vào kho. Nếu bạn là thành viên của một Hội Thánh địa phương mà nơi đó cung cấp những nhu cầu trên thì chắc chắn đó là kho của bạn. Hãy trung tín dâng hiến một phần mười tại nơi đó. Nhưng nhiều Cơ Đốc Nhân ngày nay khơng có được đặc quyền đó. Họ phải cân nhắc xem nơi nào là nguồn cung cấp thức ăn của họ và để có hạt giống cho họ gieo.
Hãy để tơi chia sẻ ví dụ nhỏ này mà tôi nghĩ không cần phải giải nghĩa thêm. Thông thường, bạn không thể ăn tại quán Holiday Inn mà lại thanh toán tiền tại nhà hàng Howard Johnson được. Hãy suy ngẫm về điều này và tôi nghĩ bạn sẽ tự hiểu được.
Bây giờ chúng ta phải hiểu rằng dâng hiến một phần mười không phải là chấm hết việc dâng hiến lên cho Chúa, mà nó chỉ là khởi đầu. Dâng hiến một phần mười đặt nền tảng cho sự dâng hiến liên tục một cách có hệ thống của chúng ta lên cho Chúa. Kinh Thánh cũng nói rằng sự dâng hiến có hai loại chính: phần mười và lạc hiến. Chúng ta không thật sự dâng một phần mười của chúng ta lên cho Đức Chúa Trời bởi vì đó là phần luật định. Nhưng, hơn cả một phần mười,
05 - Đức Chúa Trời Thách Thức Chúng Ta
chúng ta dâng của dâng lạc hiến. Hãy nhìn vào tất cả những chọn lựa của dân Y-sơ-ra-ên khi dâng, được nói rõ trong Phục Truyền 12:6.
Anh em sẽ đem đến đó những tế lễ thiêu, các sinh tế, thuế một phần mười, lễ vật dâng giơ lên, lễ vật hoàn nguyện, lễ vật tự nguyện, và các con đầu lòng trong đàn bò và chiên.
Sáu loại của dâng điển hình được đề cập đến: - Tế lễ thiêu
- Sinh tế
- Lễ vật dâng giơ lên (quà đặc biệt)
- Lễ vật hồn nguyện (những gì bạn đã hứa) - Lễ vật tự nguyện
- Các con đầu lòng trong gia súc và bầy đàn. Nói cách khác, có nhiều loại của dâng mà chúng ta có thể dâng lên cho Đức Chúa Trời. Nhưng chúng ta không gọi là dâng một phần mười, đơn giản chỉ là vì chúng ta trả lại cho Đức Chúa Trời những gì thuộc về phần của Ngài căn cứ theo Kinh Thánh.
Thêm một loại của dâng nữa mà Kinh Thánh gọi là “bố thí”, ngày nay được gọi là từ thiện. Của dâng này chúng ta không dâng lên cho Đức Chúa Trời mà chúng ta đem cho người có nhu cầu, người nghèo và người bệnh tật. Kinh Thánh nói rất nhiều về việc ban cho người khó khăn hơn những gì mà nhiều Cơ Đốc Nhân đã từng nghe đến. Đây là điều Chúa Jesus nói trong Lu-ca 12:32-34.
32 Hỡi bầy nhỏ, đừng sợ, vì Cha các con đã bằng lòng ban vương quốc cho các con rồi. 33 Hãy bán của cải mình mà làm việc thiện. Hãy sắm cho mình những túi tiền khơng hư cũ và kho báu không hao hụt ở trên trời, nơi kẻ trộm không đến gần được, mối mọt khơng làm hư hại được. 34 Vì của cải các con ở đâu, thì lịng các con cũng ở đó.”
Bạn cất giữ tiền bạc của mình ở đâu thì lịng bạn sẽ hướng về nơi đó. Bạn khơng thể cất tiền bạc ở một nơi mà lịng mình thì để ở một nơi khác. Chúa Jesus nói chúng ta hãy hành xử như con của một vị Vua. Cha của bạn đã ban cho bạn cả một vương quốc để bạn có đủ khả năng trở nên rộng rãi. Hãy ban cho người nghèo và tích trữ kho báu của mình ở trên trời.
Truyền Đạo 11:1-2 vẽ lên một bức tranh tuyệt diệu về hành động ban cho người gặp khó khăn.
1 Hãy rải bánh của con trên mặt nước, Vì sau nhiều ngày, con sẽ tìm lại được.
2 Hãy chia phần của con cho bảy hoặc tám người, Vì con khơng biết tai họa nào sẽ xảy ra trên đất.
Tôi hy vọng rằng bạn có thể thấy được điều này. Khi bạn ban cho người khó khăn, thì bạn đang tích trữ một sự bảo hiểm ở nơi Đức Chúa Trời. Tác giả viết rằng “hãy cho bảy người” – đó là nhiệm vụ của bạn; “hoặc tám người” – làm hơn cả nhiệm vụ của mình, “bởi vì bạn khơng biết tai họa nào sẽ xảy ra trên đất”. Nói cách khác, nếu bạn làm theo ý muốn của Chúa muốn về tiền bạc của mình, Đức Chúa Trời sẽ chăm sóc bạn khi tai họa ập đến. Đó là sự bảo đảm của Ngài và đó là bảo hiểm dành cho bạn. Ban cho là bảo hiểm
05 - Đức Chúa Trời Thách Thức Chúng Ta
cho những thời lúc khó khăn.
Hãy suy nghĩ về bài làm chứng của Oswald J. Smith, một mục sư đã nhiều năm tại Hội Thánh Dân Sự ở Toronto, Canada. Trong suốt cơn Đại Khủng Hoảng, hàng trăm người đến văn phịng ơng mỗi ngày để xin Hội Thánh giúp đỡ về tài chính. Ơng nói họ đã viện trợ cho hàng trăm người nhưng ông cho biết rằng ông luôn kiểm tra từng người xem liệu người này có trung tín dâng hiến một phần mười thu nhập của mình lên cho Đức Chúa Trời hay khơng. Ơng tường thuật lại rằng khơng có một ai trung tín dâng hiến một phần mười mà lại đến xin cứu trợ cả. Ông kết luận rằng Đức Chúa Trời đã chăm sóc tất cả những ai trung tín dâng hiến một phần mười lên cho Ngài.