Hoàn thiện cơ chế phối hợp về phòng, chống hàng giả, hàng kém chất

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hàng giả, hàng kém chất lượng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 59 - 60)

6. cấu Kết khóa luận tốt nghiệp

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hàng giả, hàng kém chất

3.2.5. Hoàn thiện cơ chế phối hợp về phòng, chống hàng giả, hàng kém chất

Hiện nay, hoạt động sản xuất, vận chuyển, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng hết sức tinh vi, các đối tượng có sự móc nối trong nước và ngồi nước, giữa các tỉnh, thành phố. Bên cạnh đó, tỉnh Vĩnh Phúc nằm trên quốc lộ 2A, 2B, 2C và tuyến đường sắt, đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai; là cầu nối giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với Thủ đơ Hà Nội, do đó địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc vừa là nơi tập kết hàng hóa vừa trung chuyển hàng hóa qua địa bàn làm tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng.

Do đó, để cơng tác phịng, chống hàng giả, hàng kém chất lượng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đạt hiệu quả cần tập trung tăng cường công tác phối hợp như:

Đẩy mạnh công tác xây dựng quy chế phối hợp với các lực lượng chức năng phòng, chống hàng giả, hàng kém chất lượng của các tỉnh, thành phố. Đặc biệt, đối với các tỉnh, thành phố tiếp giáp với tỉnh Vĩnh Phúc như Hà Nội, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên và các tỉnh biên giới như Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh trong việc trao đổi, cung cấp thông tin về các đối tượng sản xuất, kinh doanh, phương tiện vận chuyển hàng giả, hàng kém chất lượng để kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Căn cứ quy chế về phân công nhiệm vụ và trách nhiệm phối hợp trong cơng tác đấu tranh phịng, chống hàng giả, hàng kém chất lượng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Thực hiện xây dựng quy chế phối hợp với các sở, ngành chức năng và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh trong việc trao đổi thông tin, hỗ trợ chuyên môn nghiệp vụ và hỗ trợ lực lượng trong công tác phát hiện, kiểm tra, xử lý các đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện ký quy chế phối hợp với hiệp hội các doanh nghiệp, hiệp hội chống hàng giả, hiệp hội ngành hàng,... trong việc trao đổi cung cấp thông tin, dấu hiệu nhận biết phân biệt hàng giả; đối tượng, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng giả để kịp thời kiểm tra xử lý.

Xây dựng hệ thống mạng lưới cung cấp thơng tin trong cơng tác đấu tranh phịng, chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hình thành cơ chế trao đổi thông tin giữa các lực lượng chức năng trong cơng tác phịng, chống hàng giả, hàng kém chất lượng.

Phối hợp với Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trong việc trao đổi, học tập kinh nghiệm trong cơng tác phịng, chống hàng giả, hàng kém chất lượng để vận dụng các cách làm hay, sáng tạo vào tình hình thực tế tại địa phương.

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hàng giả, hàng kém chất lượng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w