(Dvesahāyakabhikkhuvatthu)
KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 29)
“Appamatto pamattesu, “Tinh cần giữa phóng dật,
Suttesu bahujāgaro; Giác tỉnh giữa thụy miên.
Abalassaṃ’va sīghasso, Kẻ trí, ngựa hay nhất,
Hitvā yāti sumedhasoti”. Thắng bỏ ngựa gầy hèn”.
Kệ Pháp Cú nầy, Đức Bổn Sư thuyết ra khi Ngài an ngự tại Jetavana. Đề cập đến hai vị Tỳ khưu bạn đồng tu.
Tương truyền rằng: Hai vị Tỳ khưu nầy, sau khi thọ huấn đề mục tham thiền nơi Đức Bổn Sư, đồng vào ngự nơi một ngôi Thiền lâm Tịnh xá.
Một trong hai vị dùng thời gian của mình bằng cách đi kiếm củi khơ về bỏ trong lị sưởi, rồi ngồi hơ cho ấm vừa nói chuyện khào với mấy ơng Sa di trẻ tuổi suốt cả canh một. Còn vị kia là người hành Sa môn pháp. Cố khuyên cần nhắc nhở bạn mình rằng: “Nầy đạo hữu! Đừng làm như vậy, quả thật người dể duôi hằng đi vào bốn ác đạo, như đi về nhà của mình và khơng thể hưởng hồng ân của chư Phật”.
Vị Tỳ khưu lười biếng không thèm đếm xỉa đến lời khuyên của bạn, cứ tiếp tục ngồi hơ ấm kế bên lò sưởi.
Vị siêng tu thấy mình cứ nói hồi cũng vơ ích, bèn một mình hằng Sa mơn pháp, khơng dám giải đãi.
Đến cuối canh một vị nầy nghỉ đi kinh hành vì tới giờ vào cốc, thì vị kia cũng nghỉ hơ ấm.
Vị lười biếng tự nghĩ: “Nầy Mahākusīta (Đại Lân), người vào rừng thanh vắng là để ngủ cho yên giấc, còn việc thọ huấn đề mục tham thiền nơi Đức Phật, ráng thức cả đêm ngày mà hành Sa mơn pháp thì khơng nên đâu…”. Nói rồi vị ấy đi về cốc riêng để ngủ. Còn vị kia, sau khi kinh hành trong canh đầu, ngồi nghỉ trong canh giữa đến canh chót thì hành Sa mơn pháp. Nhờ chun cần như thế mãi không bao lâu vị siêng tu đắc quả A La Hán với Tuệ phân tích. Vị lười biếng thì vẫn dể di, hoang phí thời giờ của mình.
Mãn kỳ an cư, hai vị đồng tu cùng về đảnh lễ yết kiến Đức Thầy và ngồi qua một bên.
Chú giải KINH PHÁP CÚ – Quyển 1 Trang 269 Đức Bổn Sư tiếp chuyện thân mật với hai vị Tỳ khưu và hỏi: “Nầy các Tỳ khưu! Các ơng có chun cần hành Sa mơn pháp khơng? Các ơng có đạt đến mục đích cứu cánh của người xuất gia chưa?”.
Vị Tỳ khưu phóng dật bèn đáp trước rằng: “Bạch Ngài! Ơng ấy đâu có chuyên cần, kể từ lúc ra hành đạo cho tới nay ơng ta chỉ có nằm ngủ mãi cho hết ngày, hết giờ mà thôi?”.
- Thế cịn ơng làm những gì?
- Bạch Ngài! Lúc rảnh con đi tìm củi khơ đem về chụm trong lị sưởi, ngồi hơ ấm trong canh đầu, trải qua thời gian không nằm như thế.
Khi ấy, Đức Bổn Sư khiển trách vị nầy rằng: “Ta là người chuyên cần, còn người chun cần ơng lại cho là bng lung. Ơng ở gần cái trại ta cũng như con ngựa gầy yếu, chậm lụt, còn con ta sánh với ông như con tuấn mã thần tốc, lanh lẹ, thắng bỏ bạn rất xa”.
Phán rồi, Đức Bổn Sư nói kệ ngơn rằng: “Appamatto pamattesu,
Suttesu bahujāgaro; Abalassaṃ’va sīghasso, Hitvā yāti sumedhasoti”.
“Chuyên cần giữa đám bng lung, Kẻ trí tỉnh thức trong vùng mộng mơ.
Như con tuấn mã trường đồ, Bôn phi bỏ dứt ngựa thô gầy hèn”.
CHÚ GIẢI:
Trong bài kệ, Phạn ngữ Appamatto là người chuyên cần, ám chỉ bậc Lậu tận đã
đắc pháp chánh niệm, quảng bác và có đầy đủ chánh niệm và sự chuyên cần.
Pamattesu: Chỉ những chúng sanh đã buông bỏ chánh niệm.
Suttesu: Chỉ những người không giữ trạng thái tỉnh giác trong tứ oai nghi, cũng
giống như người nằm ngủ mà thôi.
Bahujāgaro: Là người ln ln có sự tỉnh giác quảng bác sự chánh niệm vĩ đại. Abalassaṃ’va: Ví như con ngựa cùn, chậm lụt yếu sức đem thi đua với con tuấn
mã là giống ngựa bay, gốc từ miền Sindha (Tín độ) của xứ Ấn Độ.
Sumedhasoti: Là bậc trí thượng đỉnh, đã đạt đến mức độ sáng suốt mà thường nhân chưa đạt được.
Chú giải KINH PHÁP CÚ – Quyển 1 Trang 270 Cho nên ăn đứt họ, chẳng hạn như một người tối dạ học một bài kinh dù là tận lực cũng thua bậc trí tuệ học trọn phẩm. Người tối dạ trong chỗ hành thiền ban ngày hoặc ban đêm, sau khi thọ giáo đề mục rồi, dầu cho ráng hết sức mình luyện tập, cũng thua bậc trí tuệ, chấp cho bạn mình trước một canh đầu, đến canh kế vào chỗ hành thiền ban đêm hoặc chỗ hành ban ngày. Sau khi quán thông đề mục dứt tận phiền não, liền đắc pháp siêu thế. Cũng giống như trong cuộc chạy đua trong vòng luân hồi, bậc trí tuệ vượt qua, thắng bỏ người tối dạ ấy mà đi đến mức giải thoát trước vậy.
Sau kệ ngơn có nhiều vị chứng đắc Thánh quả nhất là Sơ quả.
Dịch Giả Cẩn Đề
Người trí cần chun ấy hạnh đầu, Ngu thì giải đãi hóa ra lâu.
Ai tu nấy đắc, khơn chờ bạn, Đó xuống đây lên khó bắt cầu.
Dặm thẳng chỉnh nghe lòng quá ngại, Đường dài há nản ngựa Long câu? Tỉnh rồi một giấc Nam Kha mộng, Thiên hạ thùy miên vạn khổ sầu.
DỨT TÍCH HAI VỊ TỲ KHƯU BẠN
Chú giải KINH PHÁP CÚ – Quyển 1 Trang 272