Là nhà vua, các vị vua đều sống cuộc đời đế vương. Nhưng vua Lê Thánh Tông sống cuộc đời bình dị. Ơng dè sẻn, tiết kiệm trong chi dùng.
Đức tính này của ơng được thể hiện trong dụ “Hiệu định quan chế”mà ông đã ban bố cho tất cả quân và nhân dân trong nước biết: “Phép cũ đặt quan đều lấy phẩm hạnh thì cao, tước thì hậu. Phép nay dựng quan đều theo lộc thì bớt, trật thì thấp. Các chức so với trước có thêm mà lộc phí so với trước lại vừa"(1).
Nhà vua tỏ ra rất nghiêm khắc trước những hành vi lãng phí của công. Tháng 3 năm 1467, năm Quang Thuận thứ 8, Nhà vua đã ra lệnh bỏ ngục Đinh Thiện viên quan lang Hồng Văn Biển và phạt 50 quan tiền, cơng Bộ Hữu thị lang Trịnh Công Đán bị phạt 30 quan tiền vì bỏ phơi nắng những gỗ lạt của cơng.
Nhưng trong khen thưởng nhà vua lại tỏ ra là người rộng rãi và nhạy cảm.
1. Khen thưởng
Ngày 11 tháng 10 năm 1460, năm đầu khi được tôn lên ngôi vua, ông đã ra lệnh cấp ruộng thế nghiệp cho 30 viên công thần; “ Lê Lăng: 3000 mẫu; Lê Niệm: 200 mẫu; Lê Nhân Thuận: 130 mẫu; Lê Thọ Vực, Lê Sư Hồ, Lê Nhân Khoái: 150 mẫu"(2)
Tháng 5 năm 1464, Quang Thuận năm thứ 5, vua ra sức dụ chưởng Hình Bộ là Lê Cảnh Huy rằng: “Ngươi đã từng giữ việc then máy của triều chính, cơng trạng đáng nên ghi, căn ngăn dám nói, chỉ bày lỗi của trẫm, tuy nửa được nửa hỏng, mà phương cứu tế giúp đời tự lòng trung quân ái quốc đã có đến bao nhiêu câu bao nhiêu dòng. Từ nay về sau, ngươi nên xét kỹ những việc oan uổng, dẹp bớt những kẻ gian ngoan, bàn luận việc triều đình cho tỏ rõ bớt những kẻ gian ngoan, bàn luận việc triều đình cho tỏ rõ trắng đen, lấy nghĩa mà so sánh, chớ coi như trò đùa. Dùng làm chức to, ký thác việc nặng, trẫm cịn nhớ ở một mình ngươi thơi". (3)
1. xem dụ “Hiệu định quan ché”
(2. Đại Việt sử ký toàn thư- Tập II, Kỳ nhà Lê, tr 244 23. Sdd, tr, 258
Tháng 8 năm 1464, năm Quang Thuận thứ 5, vua ra sắc dụ Hình Bộ tả thị lang Nguyễn Mậu Rằng: “Người chăm lo việc nước, điều gì hay quy về
cho vua khơng kém gì Như Hồi, Huyền Linh. Đến Như Đái Trụ xử việc phức tạp khó khăn, Ngạn Bác tâu bày rõ ràng tường tận(1) so với hai người đó cũng có khá hơn một chút. Làm bề tôi như vậy thực đáng khen ngợi lắm, nên ban cho bạc lạng. Khi nào nào bạc ban đến nơi, người càng thêm mài giũa thêm lịng son vốn có mong cho ta tới cõi trị bình. Ta có lỗi lầm gì hãy thẳng thắn chỉ ra, hãy cứng cỏi như Đổng Tuyên(2), chớ như Tô Uy quen thối giấu diếm".3.
Tháng 12 năm 1464, Quang Thuận năm thứ 5, Vua ra sắc dụ Độ Ngự sử Nguyễn Thiện rằng: “Người làm bề tơi của ta, hết lịng thành lo việc nước,
kính cẩn trách nhiệm, thường dâng lời nói hay, trẫm hoặc có khi ra oai, ngươi chưa từng chịu nhụt bớt. Tuy công việc chưa sáng tỏ được gì, kẻ gian nịnh chưa tâu hoặc hết được, nhưng đại khái cũng đủ đáng khen. Đặc biệt sai Tư Lệ giám đem sắc đến dụ và thưởng cho bạc lạng. Mong ngươi cố gắng hơn nữa"(4).
Vua Lê Thánh Tông đã nhiều lần ban thưởng cho quan lại dưới quyền. Một số dẫn chứng trong sử liệu, trích ra trên đây cho thấy rằng mỗi lần khen thưởng, nhà vua đều chỉ rõ cho người được khen thưởng và mọi quan lại biết lí do vì sao họ được thưởng. Trong lời khen có cả lời dặn dị là phải cố gắng làm những điều chưa làm được, thậm chí có lúc Nhà vua cịn nói thẳng ra những điều khơng bằng lịng của mình đối với người được khen thưởng. Ơng khen thưởng về mặt tinh thần lại kèm theo cả vật chất nữa.
Đó là cái hay trong việc khen thưởng của nhà vua Lê Thánh Tông.
1. Như Hồi, Huyền Linh, Đái Trụ,Ngạn Bác, đều là tôi giỏi của Đường Thái Tông
2. Đổng Tuyên là quan lệnh ở Lạc Dương, tính cứng cỏi, thẳng thắn, khi xử vụ án công chúa Hồ Dương giết người đầu bếp, Hán Vũ Đế bắt Tuyên phải lạy cơng chúa. Tun chóng 2 tay xuống đất, nhất định không chịu lạy.
3. Tô Uy là trọng thần của Nhà Tuỳ. Nhà Tuỳ mất, Uy sống tuỳ thời, triều nào cũng xin thờ phụng và đều được trọng dụng. Đến khi Đường Thái Tông được nước, Uy xin yết kiến, không được Thái Tông chấp nhận.
Trong khen thưởng nhà vua tỏ ra là người nhạy cảm đối với quan lại dưới quyền. Ơng khơng bỏ sót ai. Xã quan, huyện quan ở các đạo, lập được công đều được nhà vua biết đến.