Một số biện pháp điều trị đặc biệt khác

Một phần của tài liệu triệu chứng, chẩn đoán, điều trị suy tim (Trang 32 - 34)

1. Biện pháp hỗ trợ tuần hoàn đặc biệt: có thể đợc áp

dụng ở những bệnh nhân suy tim mà những biện pháp điều trị khác thất bại hoặc ít hiệu quả.

a. Đặt bóng trong động mạch chủ: Bằng phơng

pháp thông tim, ngời ta đa một ống thông có gắn một quả bóng đặc biệt, từ động mạch đùi, ống thông đợc đẩy lên tới động mạch chủ. Bóng sẽ đ- ợc đặt ở vị trí trong lòng động mạch chủ dới chỗ phân nhánh ra động mạch dới đòn trái. Bóng sẽ đ- ợc bơm căng ra một cách đồng bộ vào thời kỳ

tâm trơng của chu chuyển tim. Kết quả là nó sẽ làm tăng lợng máu đến tới cho động mạch vành và làm giảm nhu cầu ôxy của cơ tim. Thêm vào đó, nó làm giảm đáng kể tiền gánh và hậu gánh, cải thiện một cách rõ rệt cung lợng tim cho bệnh nhân.

b. Thiết bị hỗ trợ thất: Là thiết bị phải mổ để cấy

ghép giúp các bệnh nhân suy tim quá nặng để kéo dài thêm thời gian chờ thay tim.

2. Thay (ghép) tim:

a. Là biện pháp hữu hiệu cuối cùng cho những bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối, đã kháng lại với tất cả các biện pháp điều trị nội, ngoại khoa thông thờng. Đó thờng là những trờng hợp có tổn thơng cơ tim rất rộng và nặng nề.

b. Một thống kê gần đây cho thấy kể từ khi có thuốc giảm miễn dịch Cyclosporine, tỷ lệ sống sót sau một năm ghép tim là 90% và sau 5 năm là 65- 70%. Nói chung thì chức năng và chất lợng cuộc sống của bệnh nhân đợc cải thiện đáng kể sau ghép tim.

c. Các thuốc thờng hay dùng nhất để điều trị giảm miễn dịch sau ghép tim là: Glucocorticoids, Cyclosporine và Azathioprine. Một số loại thuốc giảm miễn dịch mới khác còn đang trong giai đoạn thử nghiệm.

d. Những biến chứng có thể gặp sau ghép tim bao gồm: thải ghép sớm, nhiễm trùng do dùng thuốc giảm miễn dịch. Sự phát triển của bệnh mạch vành sau mổ cũng là một nguyên nhân quan trọng gây tử vong sau năm đầu tiên đợc ghép tim.

Một phần của tài liệu triệu chứng, chẩn đoán, điều trị suy tim (Trang 32 - 34)