Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phát triển

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình (Trang 33 - 76)

6. cấu Kết khóa luận

2.1. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phát triển

triển nơng nghiệp trên huyện Thái Thụy, Thái Bình

2.1.1. Tổng quan tình hình quản lý nhà nước về nơng nghiệp tại huyện Thái Thuy, Thái Bình

Giai đoạn (2018-2020) Nhà nước vẫn tiếp tục quan tâm, chỉ đạo, đề xuất đưa ra những kế hoạch, dự án, chương trình, mục tiêu,... giúp phát triển nền nơng nghiệp đất nước nói chung và huyện Thái thụy, tỉnh Thái Bình nói riêng. Thực hiện quyết định số 521/SNNVPTNT ngày 20/8/2020 về cơng tác phịng trừ sâu bệnh năm 2020 : Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND tỉnh ban hành công điện khẩn để chỉ đạo các địa phương và các sở, ngành quyết liệt thực hiện các biện pháp chăm sóc, phịng trừ sâu bệnh bảo vệ lúa mùa. Huyện ủy UBND huyện tập trung chỉ đạo các địa phương thực hiện nghiêm túc Quyết định số 4120/QĐ – UBND huyện về ban hành Đề án sản xuất nông nghiệp; chú trọng cơ cấu giống lúa, biện pháp gieo cấy, bảo đảm khung thời vụ, áp dụng các tiến bộ mới vào sản xuất do vậy tồn bộ diện tích lúa Xn phát triển tốt đều, năng suất đạt trên 70,5 tạ/ha. Quyết định số 2904/QĐ – UBND về Chương trình đề án mỗi xã một sản phẩm OCOP được triển khai thực hiện trên tồn tỉnh trong đó có huyện Thái Thụy. Quyết định số 2663/QĐ-UBND cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp vụ Đông. Quyết định này nhằm hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh để hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân và các hộ gia đình có diện tích sản xuất cây vụ Đông năm 2020 trong vùng quy hoạch của huyện. Quyết định số 143/QĐ-UBND về việc phân bổ hạt giống lúa từ nguồn dự trữ quốc gia. Quyết định đã phân bổ 250.000kg hạt giống lúa được Trung ương hỗ trợ cho nông dân các huyện, thành phố để sản xuất vụ lúa năm từ năm 2018 đến nay.

Sản xuất nông nghiệp tuy đạt kết quả khá ổn tuy nhiên ở một số địa phương vẫn bị ảnh hưởng bởi ảnh hưởng nhiều bởi các dịch bệnh đạo ôn, khâu vằn, sâu đục thân. Một số địa phương còn khá chủ quan trong việc phịng trừ sâu bệnh, tình hình thời tiết bất ổn nắng nóng nhiều hơn trong những năm qua cũng gây ra tình trạng khó khăn trong trồng lúa và ảnh hưởng tới năng suất. Cơng tác xúc tiến thương mại cịn hạn chế, tuy đã được thực hiện ở hội chợ, triển lãm song vẫn chưa làm nổi bật về hình ảnh, chất lượng sản phẩm; quản lý nhà nước còn bất cập về định hướng quy hoạch sản xuất, cơ chế, chính sách huy động nguồn lực, kết nối thị trường... nông nghiệp của huyện vẫn chủ yếu là sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, phân tán khơng có tính liên kết từ khâu sản xuất đến phân phối. Suy giảm thâm canh, chậm chuyển sang hàng hóa tập trung quy mơ lớn. Sản xuất

theo chuỗi cịn hạn chế, sức cạnh tranh về chất lượng cịn thấp, tình trạng được mùa mất giá vẫn tiếp tục diễn ra. Nhiều nguồn tiềm năng lớn trong nông nghiệp như đất đai, lao động chưa được khai thác hiệu quả, nhiều diện tích đất bỏ hoang, thị trường đầu ra của sản phẩm nơng nghiệp cịn khó khăn, thiếu liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng phục vụ nơng nghiệp cịn yếu kém như thủy lợi, giao thông, điện, chợ,... chưa đáp ứng được yêu cầu của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, khả năng phịng chống thiên tai dịch bệnh cịn hạn chế.

2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp tại huyện Thái Thụy, Thái Bình.

2.1.2.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình

Thái Thụy là huyện đồng bằng ven biển nằm ở vị trí Đơng Bắc tỉnh Thái Bình, có tọa độ địa lý từ 20027’ độ vĩ Bắc, 106025’-106050’ độ kinh đơng. Phía Đơng giáp biển Đơng, phía Nam và Đơng Nam giáp huyện Tiền Hải, phía Tây Nam giáp huyện Kiến Xương, phía Tây giáp huyện Đơng Hưng(Thái Bình), phía Tây Bắc giáp huyện Quỳnh Phụ. Về phía Bắc, Thái Thụy giáp với các huyện của thành phố Hải Phòng là: huyện Vĩnh Bảo ở phía chính Bắc (ranh giới là sơng Hóa), huyện Tiên Lãng ở phía Đơng Bắc (ranh giới là đoạn cửa Thái Bình của sơng Thái Bình). Phía Nam huyện có sơng Trà Lý chảy men theo ranh giới với huyện Tiền Hải, đổ ra cửa Trà Lý. Chính giữa huyện có con sơng Diêm Hộ chảy qua theo hướng Tây - Đông, đổ ra cửa Diêm Hộ, chia huyện thành hai nửa gần tương đương về diện tích.

Diện tích tự nhiên của huyện là 256,83km², bao gồm 47 xã và 1 thị trấn. Trung tâm của huyện là thị trấn Diêm Điền, Huyện có cảng Diêm Điền mở ra biển Đông, hướng về miền Nam Trung Quốc và các nước Đơng Nam Á.

Với vị trí địa lý thuận lợi, hệ thống giao thông thủy bộ phát triển tạo điều kiện cho huyện giao lưu, thơng thương, trao đổi hàng hóa, thơng tin kỹ thuật, tiếp thu thành tựu khoa học cơng nghệ tiên tiến, có khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho sự phát triển kinh tế xã hội, phát triển nền kinh tế đa dạng và có sự kết hợp lẫn nhau.

Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của 2 con sông lớn là sơng: Thái Bình và Trà Lý, địa hình Thái Thụy có xu thế cao dần về phía biển. Giữa lưu vực có vùng trũng tập trung là Thái Hồng – Đồng 80 và rải rác những vùng đất bám hai bên sông Sinh, sông Phong Lẫm, sông Bà Đa (cao độ 0,3-0,5m). Trên dải đất dọc 27km bờ biển có vùng cao điển hình: Thụy Trường, Thụy Xuân, Thụy Hải, Thái Thượng, Thái Hịa, Thái Đơ, Mỹ Lộc đặc biệt là vùng Bích Du, Sơn Thọ (cao độ 1,5- 2m) đây là những vùng đất cát pha bạc màu, dinh dưỡng kém, độ chua mặn cao. Những

vùng cịn lại có địa hình tương đối bằng phẳng (cao độ 1-1,2m) rất thuận lợi cho canh tác nông nghiệp.

Đất ở đây chủ yếu là đất phù sa màu mỡ, phân bố trên địa hình khá bằng phẳng, thích hợp với việc trồng lúa nước, cây hoa màu, cây cơng nghiệp, cho năng suất cao, có khả năng thâm canh, tăng vụ. Huyện có diện tích đất tự nhiên rộng song lại có đặc điểm đất đai rất phức tạp và khó khăn hơn các huyện nội đồng. Đất chua mặn nhiều, có thể chia ra thành 3 miền khác nhau: khoảng 40% diện tích đất vùng ngọt, 35% diện tích đất vùng đệm, 25% diện tích đất phèn mặn. Địa hình đất đai cao trũng khác nhau có độ chênh lệch lớn, nên cơng tác thủy lợi tưới tiêu khó khăn. Sự khác biệt về chất đất của huyện, khơng những là khó khăn, thử thách lớn đối với sản xuất nông nghiệp mà trái lại, huyện đã biến những khó khăn đó thành động lực, phát triển ngành nông nghiệp đa dạng với nhiều lĩnh vực, cây trồng, con vật nuôi mà không chỉ đơn thuần là sản xuất lúa. Do vậy công tác khai phá và cải tạo vùng đất này để phục vụ sản xuất nông nghiệp luôn là một yêu cầu cấp thiết, vô cùng quan trọng tới sự phát triển kinh tế nơng nghiệp của huyện.

Với kiểu khí hậu đặc trưng của vùng nhiệt đới ven biền Bắc bộ, chịu ảnh hưởng của gió mùa. Nhiệt độ Trung bình trong năm từ 22 – 24°C, có 2 mùa rõ rệt: mùa nóng (tháng 4- tháng 10) nhiệt độ trung bình 26°C, mùa lạnh (tháng 11 – đến tháng 4 năm sau. Nhìn chung, sự phân hóa khí hậu theo mùa đã tạo cho huyện có một nền sản xuất nơng nghiệp phong phú, đa dạng về cây trồng, vật nuôi và mùa vụ, tạo điều kiện cho cây trồng, con vật nuôi phát triển tốt.

Bên cạnh đó, huyện cịn có hệ thống sơng ngịi chằng chịt với 3 con sơng chính là: Sơng Hóa, sơng Diêm Hộ và sơng Trà Lý. Sơng Hố chảy qua phía Bắc của huyện, là ranh giới tự nhiên giữa huyện Thái Thụy và huyện Vĩnh Bảo - Hải Phòng đổ ra biển Ở cửa Thái Bình. Sơng Diêm Hộ chảy từ Tây sang Đông chia huyện thành 2 khu: Khu bắc và khu Nam, đổ ra biển ở cửa Diêm Điền. Sông Trà Lý là chi lưu của sông Hồng, chạy qua phần phía Nam huyện, phân định ranh giới giữa huyện Thái Thụy với huyện Tiền Hải và Kiến Xương, đổ ra biển ở cửa Trà Lý. Ngồi ra huyện cịn có các con sơng nhỏ như sơng Hồng Nguyên, sông chợ Cổng, sông Cái, sông Sinh… và hệ thống kênh mương thủy lợi dày đặc. Các hệ thống sơng này có nước chảy quanh năm, rất thuận lợi cho nguồn nước tưới và thau chua rửa mặn cho các cánh đồng trong huyện, tiêu nước trong mùa mưa, tạo thuận lợi phát triển nông nghiệp. Mặt khác, lượng phù sa đổ ra biển hàng năm ở cửa sông tạo ra bãi bồi rộng lớn ven biển là thế mạnh cho phát triển nơng- lâm-ngư nghiệp. Diện tích mặt nước ở ao, hồ, sơng là nơi nuôi trồng thủy hải sản.

thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên do có sự phân hóa về khí hậu và chế độ thủy văn theo mùa đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất kinh tế nông nghiệp của nhân dân địa phương. Mùa hè lượng mưa lớn, mực nước các sông lên cao trong khi các cửa sơng đổ ra biển có độ dốc nhỏ, nước tiêu chậm, gây úng lụt cục bộ ở một số diện tích canh tác ở ngồi đê. Ảnh hưởng của nhiều trận bão trong năm gây thiệt hại đến đời sống, sản xuất. Mùa đông, lượng mưa ít, mực nước sơng thấp, nước mặn theo thủy triều xâm lấn vào sâu trong nội địa gây ra tình trạng nhiễm mặn, khó khăn cho việc canh tác, sản xuất nơng nghiệp. Do đó, Đảng bộ và các cấp lãnh đạo trong huyện cần có những chủ trương, chính sách và có những biện pháp cụ thể, hữu hiệu để khai thác tốt các điều kiện tự nhiên phục vụ đời sống sản xuất của nhân dân.

Bên cạnh những tiềm năng về điều kiện tự nhiên, Thái Thụy cịn là huyện có nguồn tài ngun phong phú của vùng biển như: Thái Thụy có 1.552,3 ha rừng ngập mặn, tập trung ở các xã ven biển, rừng ở đây chủ yếu là rừng phi lao có tác dụng lớn trong phịng hộ đê biển, điều hồ khí hậu, thuận lợi cho việc lắng đọng phù sa và có giá trị lớn về cảnh quan môi trường, bảo tồn hệ sinh thái ngập nước ven biển.

Không những thế, với đường bờ biển dài 27 km và hàng chục nghìn 𝑘𝑘2 lãnh hải, có 3 cửa sơng lớn hàng năm đổ ra biển một lượng phù sa lớn. Vùng biển Thái Thụy có một tiềm năng hải sản phong phú. Theo số liệu điều tra của Viện nghiên cứu Hải sản 1, trong vùng biển Thái Thụy có ít nhất 46 lồi cá có giá trị kinh tế cao, 10 lồi tơm, 5 lồi mực,vv. Bãi biển ven cửa sơng lớn, vùng nước lợ trong đê có nhiều lồi hải sản

có giá trị kinh tế cao như: tơm, cua, cá, rong câu,.. . .đang được quan tâm phát triển. Tài nguyên biển có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển nơng nghiệp của huyện vì vậy cần có chính sách đầu tư, sử dụng, khai thác hợp lý và có hiệu quả nguồn tài ngun này. Ngồi ra, ở huyện cịn có mỏ dầu khí, hiện đang được thăm dị và khai thác tại xã Thụy Xuân, Thụy Trường; huyện cũng đang đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện lớn nhất miền bắc đó là nhà máy nhiệt điện Mỹ Lộc (đặt tại xã Mỹ Lộc), xây dựng cảng Trà lý để mở rộng giao lưu và bn bán.

Là huyện có nhiều điều kiện thuận lợi về điều kiên tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đây là ưu đãi, đồng thời cũng là thế mạnh để huyện phát triển nền kinh tế nói chung và phát triển nơng nghiệp nói riêng, tuy vậy cũng có khơng ít khó khăn và thách thức địi hỏi huyện cần có những chủ trương, biện pháp thích hợp để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển kinh tế của huyện.

2.1.2.2 Điều kiện kinh tế xã hội của huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình a, Điều kiện kinh tế

nói riêng đã có những bước chuyển biến tích cực, xu hướng GRDP tăng lên hàng năm điều này cho thấy tốc độ phát triển của huyện Thái thụy là tương đối tốt. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) từ 2019 - 2020 tăng bình quân 7,93%. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2019 theo giá so sánh 2010 đạt 82.329 tỷ đồng, tăng 8,64% so với năm 2018; GRDP bình quân đầu người tăng khá nhanh, năm 2014 chỉ đạt 25 triệu đồng/người, song đến năm 2019 đạt 43,08 triệu đồng/người/năm, gấp 1,72 lần so với năm 2014. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng tích cực phù hợp với xu thế phát triển, tỷ trọng ngành dịch vụ tăng lên so với ngành nông nghiệp và công nghiệp. Năm 2018 tỷ trọng nông nghiệp: 25,42%, công nghiệp xây dựng: 31.85%, dịch vụ: 41,69%; năm 2019 nơng nghiệp giảm cịn 22,3%, cơng nghiệp xây dựng: 58,1%, dịch vụ 19,6%.

b, Dân số và nguồn nhân lực

Thái Thụy là huyện đồng bằng ven biển cư dân sống tập trung trong huyện ngày một đông. Theo kết quả điều tra năm 2010, dân số trên toàn huyện Thái Thụy có 274.054 người. Mật độ trung bình là 1065 người/𝑘𝑘2. Số hộ trên địa bàn là 73.206 hộ. Tỷ lệ sinh những năm gần đây bình quân 1,23%. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 0,65%. Số người trong độ tuổi lao động khoảng 125.000 người, trong đó lao động nơng – lâm – ngư nghiệp chiếm trên 70% dân số của huyện. Với nguồn lao động dồi dào, dân số trẻ, đây là những lợi thế lớn về nguồn nhân lực cho phát triển của huyện. Người dân Thái Thụy cần cù, chịu khó có kinh nghiệm trong thâm canh, tăng vụ lại năng động, sáng tạo, có khả năng tiếp thu và mạnh dạn áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Đây là điều kiện thuận lợi để huyện phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH- HĐH.

Tuy nhiên, nguồn lao động còn nhiều hạn chế, chủ yếu là lao động phổ thơng, trình độ thấp, phân cơng lao động giữa các ngành, các địa phương không hợp lý; mặt khác do tính chất thời vụ trong sản xuất nơng nghiệp nên tình trạng thiếu việc làm là một sức ép lớn. Do vậy trong tương lai, để đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH nơng nghiệp, nơng thơn thì việc đào tạo, nâng cao chất lượng lao động, phân bố lại lao động là điều cần thiết. Là huyện “đất chật người đông” cũng là một sức ép lớn đới với sản xuất nơng nghiệp, diện tích đất theo đầu người thấp. Các ngành kinh tế khác còn kém phát triển, q trình đơ thị hóa diễn ra mạnh dẫn đến đất nơng nghiệp ngày càng thu hẹp, gây khó khăn trong giải quyết việc làm, do nhu cầu về việc làm của người lao động ngày càng tăng dẫn đến lao động đi làm việc tự do ở các tỉnh ngày càng nhiều. Do vậy, vấn đề đặt ra làm thế nào để tăng năng suất, sản lượng lương thực, giải quyết việc làm cho người lao động là điều cấp thiết, địi hỏi Đảng bộ huyện phải có chủ trương, giải pháp đúng

đắn, phù hợp để lãnh đạo phát triển kinh tế cũng như kinh tế ngành nông nghiệp của huyện ngày càng phát triển.

c, Điều kiện cơ sở, hạ tầng

Huyện Thái Thụy có mạng lưới giao thơng rộng khắp, thuận lợi từ các vùng dân cư đến trung tâm xã, thị trấn của huyện với các đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đường liên xã, đường liên thơn tạo thành hệ thống giao thơng liên hồng, thuận tiện cho việc giao lưu, thông thương buôn bán. Với hệ thống mạng lưới giao thơng đường bộ khá hồn thiện, bao gồm 18 km đường quốc lộ 39; 64,2 km đường tỉnh lộ nối liền các huyện, các tỉnh phía Bắc, phía Tây, phía Nam và ra ven biển; cùng với 76,2 km đường huyện, 738,7 km đường xã thôn. Chất lượng đường tốt, được rải nhựa hoặc bê

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình (Trang 33 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w