Thời gian thực hiện: Từ tháng 11/2020 đến tháng 02/2021

Một phần của tài liệu 27.02.22_KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - HỒ MINH CƯỜNG - BẢNG ĐÃ CHỈNH SỬA (Trang 32)

2.4 Phương pháp thí nghiệm

2.4.1.1 Thời gian thực hiện: Từ tháng 11/2020 đến tháng 02/2021

2.4.1.2 Đối tượng điều tra

Thí nghiệm được thực hiện trên vườn thanh long tại vùng Đông Nam Bộ với giống thanh long ruột đỏ vỏ đỏ (Giống Hylocereus polyrhizus) và độ tuổi của vườn từ 5 năm đến 7 năm tuổi.

2.4.1.3 Chọn ruộng điều tra

Địa điểm chọn và thu mẫu tại Bà Rịa – Vũng Tàu là xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc. Chọn cố định 15 vườn đồng đều về sức sinh trưởng tuổi cây và diện tích tối thiểu 1000 m2 theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại cây trồng QCVN 01-38 : 2010/BNNPTNT.

Địa điểm chọn và thu mẫu tại tỉnh Đồng Nai là xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom. Chọn cố định 15 vườn đồng đều về sức sinh trưởng tuổi cây và diện tích tối thiểu

1000 m2 theo qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại cây trồng QCVN 01-38 : 2010/BNNPTNT.

2.4.1.4 Phương pháp thu thập thông tin ruộng điều tra

Thu thập thông tin xử lý tuyến trùng (nếu có). Tên thuốc xử lý, thời gian xử lý. Việc thu thập được thực hiện cùng thời điểm các lần lấy mẫu.

2.4.1.5 Phương pháp lấy mẫu

Tại mỗi vườn thanh long mẫu được lấy ngẫu nhiên 3 cây cố định trên 2 đường chéo góc. Mỗi cây lấy 4 điểm đối diện nằm trong vùng tán cây với độ sâu 5 – 15 cm. Mẫu sau đó được trộn đều lấy mẫu chung với khối lượng 1kg. Mẫu đất được lấy 3 thời điểm (cuối mùa mưa, đầu mùa khô, giữa mùa khô). Mẫu đất được đựng trong túi nylon, ghi ký hiệu và bảo quản mẫu trong thùng xốp trước khi đưa về phịng phân tích mẫu. Tại phịng phân tích mẫu bảo quản mẫu theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy trình giám định tuyến trùng QCVN 01-34: 2010/BNNPTNT.

Số lượng mẫu gồm: Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thu 15 mẫu đất, mẫu được kí hiệu BR01, BR02, BR03, BR04, BR05, BR06, BR07, BR08, BR09, BR10, BR11, BR12, BR13, BR14, BR15. Tại Đồng Nai 15 mẫu đất, mẫu được kí hiệu ĐN01, ĐN02, ĐN03, ĐN04, ĐN05, ĐN06, ĐN07, ĐN08, ĐN09, ĐN10, ĐN11, ĐN12, ĐN 13, ĐN14, ĐN15.

2.4.1.6 Phương pháp tách chiết

Tách chiết tuyến trùng trong đất bằng phương pháp Baermann cải tiến (Whitehead and Hemming, 1965): Mẫu sau khi được lấy về loại bỏ đá, rác và được rây qua rây 2 mm. Tiến hành cân 100 g đất trên cân kĩ thuật có độ chính xác 0,001 g. Cho vào lưới lọc có lót giấy lọc lên trên mặt lưới, được đặt vào trong khay có nắp đậy và thêm nước cất. Sau 36 - 48 giờ nhắc rây lọc thu phần dịch chiết tuyến trùng để đếm.

Hình 2.1 Rây lọc tuyến trùng.

Hình 2.2 Trích lọc mẫu đất theo phương pháp pháp Baermann cải tiến (Whitehead and

Hemming, 1965).

2.4.1.7 Phương pháp đếm mật độ tuyến trùng

Dùng cốc đong lấy 10 ml dịch chiết tuyến trùng trong đất/rễ và đếm mật số tuyến trùng. Mật độ tuyến trùng được đếm trên 10 ô được đánh dấu, trong số 42 ô trong đĩa đếm, mỗi ô đếm 1 cm x 1 cm, thực hiện 3 lần đếm. Số lượng tuyến trùng được xác định theo công thức.

2 1

3 9

4 10

5 7

6 8

Hình 2.3 Mơ hình đĩa petri đếm tuyến trùng và điểm cần đếm tuyến trùng.

Cơng thức tính số lượng tuyến trùng:

Tổng số tuyến trùng=Số tuyến trùng đếm được × Thể tích cả dịch mẫu × Tổng số ơ Số ơ quan sát × Thể tích dịch mẫu dùng để đếm

2.4.1.8 Phương pháp giám định tuyến trùng

Quan sát tuyến trùng dưới kính hiển vi lần lượt ở các vật kính 10X, 40X và 100X.

Phác họa sơ bộ hình thái bên ngồi của tuyến trùng như kích thước, có kim chích hay khơng kim chích, cơ quan sinh dục, hình dạng vùng mơi...

Dựa vào đặc điểm hình thái đặc trưng của từng nhóm tuyến trùng như lớp cutin, amphid, vùng mơi, buồng trứng, kim chích để định theo từng chi.

Sử dụng khóa phân loại theo Nguyễn Ngọc Châu và Nguyễn Vũ Thanh (2000) và tham khảo các tài liệu khác tùy trường hợp cụ thể.

2.4.1.9 Các chỉ tiêu theo dõi

Thành phần tuyến trùng ký sinh thực vật trong đất tại thời điểm điều tra. Mật số tuyến trùng ký sinh thực vật trong đất (con/mẫu).

2.4.2 Nội dung 2: Khảo sát hiệu quả phòng trừ tuyến trùng ký sinh thực vật của một số loại thuốc Bảo vệ thực vật

2.4.2.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm

Thời gian: Từ tháng 11/2020 đến tháng 2/2021.

Địa điểm thí nghiệm: Vườn anh Nguyễn Xuân Chiến tại xã Hưng Thịnh,

huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai và vườn anh Lâm Hồng Hiếu tại xã Bơng Trang, huyện Xun Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

2.4.2.2 Đối tượng thí nghiệm

Giống thanh long ruột đỏ vỏ đỏ (Giống Hylocereus polyrhizus) và độ tuổi từ 5 năm đến 7 năm tuổi.

2.4.2.3 Thuốc sử dụng thí nghiệm

Thuốc Tervigo 020SC: hoạt chất Ebamectin 20 g/L đặc trị tuyến trùng, ngăn ngừa thối, sưng rễ và vàng lá. Sản phẩm thuộc Syngenta Việt Nam

Solvigo 108SC: hoạt chất Abamectin 36 g/L và Thiamethoxam 72 g/L. Thuốc trừ sâu phổ rộng, dùng để xử lý đất giúp phòng trừ tuyến trùng hại rễ. Sản phẩm được phân phối Cơng ty Cổ Phần Tập Đồn Lộc Trời.

Map logic 90WP: hoạt chất Clinoptilolite 90% (w/v) đặc trị tuyến trùng. Thuốc ngăn cản sự trao đổi chất và sự phát triển của tuyến trùng. Ngồi ra cịn cung cấp vi lượng cần thiết cho cây trồng, giúp kích thích sinh trưởng và tăng năng suất, phẩm chất cây trồng. Là sản phẩm độc quyền của Map Pacific.

Nemafos 10GR: hoạt chất Fosthiazate 10%. Thuốc là sản phẩm của Công ty trách nhiệm hữu hạn hóa sinh Á Sinh.

2.4.2.4 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức, được bố trí khối hồn tồn ngẫu nhiên (RCRD) với 03 lần nhắc lại, mỗi ơ cơ sở là 03 trụ. Khu thí nghiệm được cách ly so với bên ngoài

bằng 1 hàng cây thanh long. Nghiệm thức cách ly nghiệm thức bằng 1 hàng thanh long. Cụ thể các nghiệm thức như sau:

Bảng 2.3 Các nghiệm thức. Nghiệm thức Thuốc Liều lượng/ha Cách xử lý Số lần xử lý NT1 Tervigo 020SC 9,6 l Tưới gốc 1 lần NT3 Solvigo 108SC 6,4 l Tưới gốc 1 lần

NT3 Map logic 90WP 15 kg Rải quanh gốc 1 lần

NT4 Nemafos 10GR 48 kg Rải quanh gốc 1 lần

NT5 Nước lã - - - Hàng bảo vệ Hàng bảo vệ KHỐI I Hàng Cách ly KHỐI II Hàng cách ly KHỐI III Hàng bảo vệ NT 1 NT 5 NT 4 NT 3 NT 4 NT 2 NT 5 NT 1 NT 5 NT 4 NT 2 NT 3 NT 2 NT 3 NT 1 Hàng bảo vệ

Hình 2.5 Khu thí nghiệm A. Khu thí nghiệm tại xã Bơng Trang, huyện Xuyên Mộc,

tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu B. Khu thí nghiệm tại xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom, Đồng Nai.

A

2.4.2.5 Phương pháp xử lý

Trước khi xử lý thuốc, lấy mẫu đất và rễ của 60 trụ thanh long để tách chiết và ghi nhận mật số tuyến trùng của mỗi cây. Sau đó chọn ra 45 trụ có mật số tương đối đồng đều để bố trí thí nghiệm.

Trước khi xử lý, khu thí nghiệm được dọn dẹp sạch và đảm bảo đủ độ ẩm thích hợp (khoảng 60%). Lượng tưới 4 lít dung dịch trên 1 trụ, rãi quanh trụ.

2.4.2.6 Phương pháp lấy mẫu

Phương pháp lấy mẫu đất: Lấy mẫu đất được lấy từ 3 cây/ô ở độ sâu 5 – 15 cm tại 4 điểm đối diện nằm trong vùng tán cây. Mỗi điểm lấy 300 g đất, trộn đều các mẫu riêng biệt để lấy mẫu chung với khối lượng 1kg.

Phương pháp lấy mẫu rễ: Thu khoảng 10 g rễ thanh long lấy từ 4 điểm lấy mẫu đất của 3 cây/ô.

Mẫu đất và rễ được đựng trong túi nylon, ghi ký hiệu và bảo quản mẫu trong thùng xốp trước khi đưa về phịng phân tích mẫu. Tại phịng phân tích mẫu bảo quản mẫu theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy trình giám định tuyến trùng QCVN 01- 34: 2010/BNNPTNT đối với mẫu đất và QCVN 01-35: 2010/BNNPTNT đối với mẫu rễ.

2.4.2.7 Phương pháp tách chiết tuyến trùng

Tách chiết tuyến trùng trong đất bằng phương pháp Baermann cải tiến (Whitehead and Hemming, 1965): Mẫu sau khi được lấy về loại bỏ đá, rác và được rây qua rây 2 mm. Tiến hành cân 100 g đất trên cân kĩ thuật có độ chính xác 0,001 g. Cho vào lưới lọc có lót giấy lọc lên trên mặt lưới, được đặt vào trong khay có nắp đậy và thêm nước cất. Sau 36 - 48 giờ nhắc rây lọc thu phần dịch chiết tuyến trùng để đếm.

Tách chiết tuyến trùng trong rễ bằng phương pháp Baermann cải tiến (Whitehead and Hemming, 1965): Rễ sau khi được lấy về được rửa sạch đất cát, sau đó loại bỏ rễ chết hay rễ già. Rễ được cắt nhỏ thanh những đoạn có đường kính 1 mm, trộn đều. Cân 5 g rễ được cắt trên cân kĩ thuật có độ chính xác 0,001 g. Cho vào lưới lọc có lót giấy lọc lên trên mặt lươi, được đặt vào trong khay có nắp đậy và thêm nước cất. Sau 36 - 48 giờ nhắc rây lọc thu phần dịch chiết tuyến trùng để đếm

Hình 2.7 Trích lọc mẫu rễ theo phương pháp pháp Baermann cải tiến (Whitehead and

Hemming, 1965).

2.4.2.8 Phương pháp đếm mật độ tuyến trùng

Thực hiện như nội dung khảo sát thành phần tuyến trùng ký sinh thực vật trên đất Thanh Long tại vùng Đông Nam Bộ.

2.4.2.9 Phương pháp theo dõi

 Thời gian theo dõi:

Theo dõi mật độ tuyến trùng 5 lần trong đất và rễ: trước khi xử lý thuốc và 15, 30, 45, 90 ngày sau khi xử lý thuốc.

Theo dõi nốt sưng trên rễ 5 lần quan sát bộ rễ: trước xử lý thuốc và 15, 30, 45, 90 ngày sau khi xử lý thuốc.

 Chỉ tiêu theo dõi

- Mật số tuyến trùng ký sinh thực vật trong đất (cá thể/100g đất) và rễ (cá thể /5g rễ): ở thời điểm trước khi xử lý và 15, 30, 45, 90 ngày sau khi xử lý thuốc.

- Đánh giá phần trăm nốt sưng trên rễ do tuyến trùng gây hại: Mức độ gây hại trên rễ được đánh giá bằng cảm quan trong khung 20 cm x 20 cm. Mỗi cây đánh giá 2 khung và được phân cấp theo thang phân cấp sau:

Cấp 1: số nốt sưng ≤ 20% bộ rễ quan sát.

Cấp 3: số nốt sưng chiếm 21 – 40% bộ rễ quan sát.

Cấp 5: số nốt sưng chiếm 41 – 50% bộ rễ quan sát.

Cấp 7: số nốt sưng chiếm 51 – 70% bộ rễ quan sát. Cấp 9: số nốt sưng >70% bộ rễ quan sát.

- Phần trăm nốt sưng gây hại do tuyến trùng được tính theo cơng thức của Townsend – Heuberger 100 . . ) . ( (%) T N b a CSH   Trong đó:

N: Tổng số cây điều tra

T: Cấp hại cao nhất trong bảng phân cấp

- Hiệu lực của thuốc được tính theo cơng thức Henderson – Tilton:

Trong đó:

Ta: mật số tuyến trùng trong lơ thí nghiệm sau xử lý.

Tb: mật số tuyến trùng trong lơ thí nghiệm trước xử lý. Cb: mật số tuyến trùng trong lô đối chứng trước xử lý.

Ca: mật số tuyến trùng trong lô đối chứng sau xử lý.

2.5 Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm Micrososoft Excel và xử lý thống kê và phân hạng bằng mềm SAS 9.1. 100 1               Ca Cb Tb Ta Hiệu quả (%) =

Chương 3

KẾT QUẢ THỰC HIỆN

3.1 Khảo sát thành phần chi tuyến trùng ký sinh thực vật trên đất thanh long tại vùng Đông Nam Bộ.

3.1.1 Thành phần, mật số và diễn biến mật số tuyến trùng ký sinh thực vật trên đất cây thanh long tại xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu. cây thanh long tại xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Bảng 3.3 Thành phần và mật số loài tuyến trùng gây hại trong đất trồng thanh long trong

giai đoạn cuối mùa mưa, đầu mùa khô và giữa mùa khô tại Bà Rịa – Vũng Tàu.

STT Tên chi

Cuối mùa mưa Đầu mùa khô Giữa mùa khô Mật số con/ mẫu Tần suất (%) Mật số con/ mẫu Tần suất (%) Mật số con/ mẫu Tần suất (%) 1 Meloidogyne sp. 37 60,00 32 60,00 23 40,00 2 Pratylenchus sp. 25 46,67 23 46,67 17 33,33 3 Rotylenchulus sp. 13 26,67 10 26,67 8 20,00 4 Ditylenchus sp. 24 46,67 16 40,00 11 26,67 5 Aphelenchus sp. 22 33,33 24 33,33 8 20,00 6 Xiphinema sp. 16 20,00 14 20,00 12 20,00 7 Helicotylenchus sp. 31 33,33 29 40,00 17 33,33 8 Hoplolaimus sp. 8 20,00 6 13,33 4 13,33 9 Criconemella sp. 2 6,67 2 6,67 0 10 Tylenchohynchus sp. 69 86,67 56 93,33 42 86,67 11 Aphelenchoides sp. 12 26,67 8 20,00 6 20,00 Mật số trung bình con/mẫu 260 218 148 Số chi phát hiện 11 11 10

Biểu đồ 3.1 Diễn biến mật số và tuyến trùng trong giai đoạn cuối mùa mưa, đầu mùa

khô và giữa mùa khô tại xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Kết quả điều tra mẫu đất trồng thanh long tại 15 vườn ngẫu nhiên trong giai đoạn cuối mùa mưa và đầu mùa khô đã ghi nhận sự xuất hiện của 11 chi (giống) thuộc 9 họ và 3 bộ; giai đoạn giữa mùa khô ghi nhận sự xuất hiện của 10 giống thuộc 8 họ và 3 bộ (bảng 3.3). Trong nhóm này thì tất cả đều xuất hiện ở cả 3 giai đoạn cuối mùa mưa, đầu mùa khô và giữa mùa khô (Criconemella sp. không xuất hiện ở giai đoạn giữa mùa khô) nhưng sự xuất hiện với mật số khác nhau và sự thay đổi mật số khác nhau. Giống

Tylenchohynchus sp. và Meloidogyne sp. xuất hiện phổ biến và với mật độ cao. Trong khi đó, giống Criconemella sp., Hoplolaimus sp., Aphelenchoides sp. là giống có mật số giảm nhanh ở giai đoạn giữa mùa khơ.

Trong 11 giống thu được, có 1 giống nội ký sinh cố định Meloidogyne sp., 1 giống nội ký sinh di chuyển Pratylenchus sp., 1 giống bán nội ký sinh Rotylenchulus sp.. Và 8 giống ngoại ký sinh Tylenchohynchus sp., Ditylenchus sp., Xiphinema sp.,

Aphelenchus sp., Helicotylenchus sp., Hoploaimus sp., Criconemella sp. và

Aphelenchoiodes sp..

Mật số dưới 30 con/ 100 g đất gồm các giống Criconemella sp., Rotylenchulus sp.,

Xiphinema sp., Hoploaimus sp., Aphelenchoiodes sp., Pratylenchus sp., Ditylenchus sp., 260 218 148 0 50 100 150 200 250 300

CUỐI MÙA MƯAĐẦU MÙA KHÔGIỮA MÙA KHÔ

Mật số tuyến trùng (con/ 100 g)

Thời điểm điều tra

Aphelenchus sp.. Những giống Meloidogyne sp., Helicotylenchus sp. có mật số dao động từ 30 – 60 con/ 100 g đất. Giống Tylenchohynchus sp. có mật số lớn hơn 60 con/ 100 g đất, sự xuất hiện phổ biến nhất của nhóm này.

Theo kết quả nghiên cứu ứng dụng chế phẩm sinh học trong việc phòng trừ tuyến trùng trên cây khổ qua và cà tím tại Bà Rịa – Vũng Tàu của Chu Trung Kiên và ctv (2016) trên cùng nền đất cho thấy sự xuất hiện của 8 giống tuyến trùng ký sinh thực vật. Như vậy so với kết quả nghiên cứu thì thành phần tuyến trùng ký sinh thực vật trong đất thanh long tại Bông Trang, Xuyên Mộc có mức độ đa dạng hơn khi phát hiện được 11 giống tuyến trùng ký sinh trong đất.

Mật số tuyến trùng ký sinh thực vật trong đất có xu hướng giảm ở thời điểm cuối mùa mưa (tháng 11) đến thời điểm giữa mùa khô (tháng 3), giảm từ 260 con/ 100 g đất (cuối mùa mưa) cịn 148 con/ 100 g đất (giữa mùa khơ) (Biểu đồ 3.1). Trong giai đoạn từ cuối mùa mưa thì lượng mưa giảm một cách đáng kể làm cho lượng thức ăn của tuyến trùng suy giảm nghiêm trọng từ đó làm giảm mật số. Từ giữa tháng 11/2020, nhiệt độ dao động trong khoảng 300C – 340C , tuyến trùng bị ảnh huởng của nhiệt độ nên có xu hướng di chuyển xuống lớp đất sâu hơn nên việc thu mẫu ở độ sâu từ 5 – 15 cm sẽ có mật độ tuyến trùng khơng cao. Mật độ của tuyến trùng cịn thay đổi theo mùa, vị trí địa lí, độ sâu, độ pH, độ mặn, chất dinh dưỡng trong đất.

Sự chiếm ưu thế về mật số ngay từ cuối mùa mưa của loài tuyến trùng

Tylenchohynchus sp.và Meloidogyne sp. và Rotylenchus sp. trong đất trồng thanh long có khả năng dẫn đến sự cạnh tranh mạnh mẽ về nơi sống và nguồn thức ăn giữa các loài này với các loài tuyến trùng gây hại khác, nhất là các lồi ngoại ký sinh ít phổ biến và

Một phần của tài liệu 27.02.22_KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - HỒ MINH CƯỜNG - BẢNG ĐÃ CHỈNH SỬA (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)