KHẢ NĂNG ỨC CHẾ SỰ MỌC MẦM BÀO TỬ NẤM Trichoconis

Một phần của tài liệu KHẢO sát KHẢ NĂNG đối KHÁNG của các CHỦNG xạ KHUẨN TRIỂN VỌNG đối với nấm trichoconis padwickii gây BỆNH LEM lép hạt TRÊN lúa (Trang 33 - 35)

padwickii CỦA 3 CHỦNG XẠ KHUẨN TRIỂN VỌNG

Khả năng ức chế (KNƢC) sự mọc mầm bào tử nấm T. padwickii của 3 chủng xạ khuẩn triển vọng đƣợc đánh giá thông qua sự so sánh tỷ lệ bào tử mọc mầm khi có xử lý huyền phù bào tử xạ khuẩn so với đối chứng (xử lý bằng nƣớc cất) qua các thời điểm 6, 9, 12 và 24 giờ sau xử lý (GSXL) (Bảng 4.1).

Ở thời điểm 6 GSXL, tất cả các nghiệm thức đều có bào tử mọc mầm. Trong đó, các nghiệm thức xử lý xạ khuẩn CT4.8, TG2.1 và ĐT3.4 có tỷ lệ mọc mầm lần lƣợt là 19,52%, 15,99% và 11,67%, tất cả đều thấp hơn và có khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5% so với đối chứng (41,03%). Trong đó, nghiệm thức ĐT3.4 có tỷ lệ mọc mầm thấp, không khác biệt ý nghĩa với nghiệm thức TG2.1 nhƣng khác biệt với nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức CT4.8.

Ở thời điểm 9 GSXL, tất cả 3 nghiệm thức đều thể hiện KNƢC bào tử mọc mầm với tỷ lệ mọc mầm thấp hơn và có khác biệt ý nghĩa ở mức 5% so với đối chứng (50,73%). Trong đó, nghiệm thức xử lý ĐT3.4 vẫn tiếp tục có tỷ lệ bào tử mọc mầm thấp là 14,78% khác biệt ý nghĩa ở mức 5% so với nghiệm thức CT4.8 và nghiệm thức ĐC.

Bảng 4.1 Tỷ lệ bào tử T. padwickii mọc mầm (%) qua các thời điểm khảo sát

STT Nghiệm

Thức

Tỷ lệ bào tử mọc mầm (%) qua các thời điểm khảo sát

6 GSXL 9 GSXL 12 GSXL 24 GSXL

1 CT4.8 19,52 b 33,33 b 42,92 b 41,59 c

2 TG2.1 15,99 bc 30,50 bc 44,44 b 51,48 b

3 ĐT3.4 11,67 c 14,78 c 39,17 b 39,26 c

4 ĐC 41,03a 50,73a 60,16a 69,00 a

Mức ý nghĩa * * * *

CV (%) 14,10 12,79 9,43 7,05

Ghi chú: các giá trị ở cùng một cột được theo sau bởi một hay nhiều chữ cái giống nhau thì khơng khác biệt ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan.

*: Khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.

Số liệu chuyển đổi dạng Arcsin (x/100) trước khi phân tích thống kê.

Ở thời điểm 12 GSXL, tất cả các nghiệm thức đều cho thấy KNƢC bào tử nấm T. padwickii mọc mầm và có khác biệt ý nghĩa ở mức 5% so với đối

22

chứng (60,16%). Trong đó, các nghiệm thức xử lí xạ khuẩn CT4.8, TG2.1 và ĐT3.4 có tỷ lệ mọc mầm lần lƣợt là 42,92%, 44,44% và 39,17% tƣơng đƣơng nhau.

Ở thời điểm 24 GSXL, 3 nghiệm thức xử lý xạ khuẩn vẫn cho thấy KNƢC sự mọc mầm của nấm T. padwickii với tỷ lệ mọc mầm dao động từ 39,26% đến 51,48% và khác biệt ý nghĩa 5% so với đối chứng (69%). Trong đó 2 nghiệm thức CT4.8 và ĐT3.4 vẫn cho hiệu quả cao với tỷ lệ mọc mầm lần lƣợt là 41,59% và 39,26% không khác biệt ý nghĩa thống kê với nhau nhƣng khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% so với nghiệm thức xử lý xạ khuẩn cịn lại là TG2.1.

Hình 4.1 Bào tử mọc mầm và chƣa mọc mầm của nấm Trichoconis padwickii ở thời điểm 24 GSXL

A, B: bào tử mọc mầm; C: bào tử chƣa chƣa mọc mầm

Nhƣ vậy, 3 chủng xạ khuẩn CT4.8, TG2.1 và ĐT3.4 đều thể hiện KNƢC sự mọc mầm của nấm T. padwickii ở những mức độ khác nhau qua các thời điểm khảo sát. Trong đó, chủng ĐT3.4 thể hiện khả năng đối kháng cao thông qua KNƢC hiệu quả sự mọc mầm bào tử T. padwickii sớm, duy trì đến tận thời điểm 24 GSXL.

Các lồi Streptomyces đƣợc biết là có khả năng ức chế sự mọc mầm của bào tử nấm bệnh cây trồng (Walter and Crawford, 1995). Một nghiên cứu của Võ Thị Mỹ Kim (2016) đã chỉ ra rằng huyền phù của các chủng CT4.8, TG2.1 và ĐT3.4 đều thể hiện khả năng ức chế sự mọc mầm bào tử nấm

Pyricularia oryzae với hiệu quả sớm ở 6 GSXL và kéo dài đến 24 GSXL.

Sở dĩ, xạ khuẩn có khả năng ức chế sự mọc mầm của bào tử nấm bệnh là do các hợp chất kháng sinh, enzyme phân hủy (chitinase, β-glucanase,...) và các hợp chất chuyển hóa thứ cấp khác có hoạt tính kháng nấm do xạ khuẩn sinh ra. Theo nghiên cứu của Herrington (1987), hợp chất methyl vinyl ketone đƣợc sinh bởi xạ khuẩn Streptomyces griseruber có thể ức chế sự mọc mầm

23

cũng đã báo cáo rằng khi xử lý 1000 ppm chất fistupyrone đƣợc tiết từ xạ khuẩn Streptomyces sp. TP-A0569 đã làm giảm tỉ lệ mọc mầm bào tử nấm

Alternaria brassicicola. Bên cạnh đó, theo Lê Tuấn Anh (2016) thì các chủng

xạ khuẩn CT4.8, TG2.1 và ĐT3.4 có khả năng tiết enzyme β-glucanase, tiết enzyme chitinase có khả năng ức chế bào tử nấm mọc mầm. Do đó, có thể vì chính những enzyme ngoại bào của các chủng xạ khuẩn CT4.8, TG2.1 và ĐT3.4 và những hợp chất có hoạt tính kháng nấm có trong huyền phù xạ khuẩn của chúng đã tác động gây ức chế sự mọc mầm của bào tử nấm T. padwickii.

Một phần của tài liệu KHẢO sát KHẢ NĂNG đối KHÁNG của các CHỦNG xạ KHUẨN TRIỂN VỌNG đối với nấm trichoconis padwickii gây BỆNH LEM lép hạt TRÊN lúa (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)