PHẦN 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Hình 3.1:Sơ đồ vị trí xã Ia Rbol
Xã Ia Rbol nằm về phía Tây của thị xã Ayun Pa cách trung tâm thị xã 3 km về phía Đơng, vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Đơng giáp phường Sơng Bờ.
- Phía Tây giáp huyện Ia Hleo, tỉnh Đăk Lăk. - Phía Nam giáp xã Ia Sao.
- Phía Bắc giáp xã Chư Băh.
3.1.1.2. Địa hình địa mạo
Xã Ia Rbol nằm trong hệ thống núi và cao nguyên Tây Nguyên, là đầu nguồn của sơng Ba. Cấu trúc địa hình khá phức tạp, mức độ chia cắt mạnh, nhất là hai bên bậc thềm của hệ thống sơng suối và khu vực phía Tây của xã. Độ cao thấp dần từ phía Tây sang phía Đơng. Xã được chia thành 3 kiểu địa hình.
- Địa hình bằng phẳng, độ dốc từ 0 – 80 phân bố ở phía Đơng và Đơng Bắc của xã, địa hình có đọ cao < 300m đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển nơng nghiệp.
- Địa hình đồi núi thấp tiếp giáp với địa hình bằng phẳng, có độ dốc từ 8 – 200, có nơi dốc cục bộ lên đến 300, nơi đây đất đai tơng đối màu mỡ phù hợp với cây hoa màu và cây ăn quả lâu năm.
- Địa hình núi phân bố chủ yếu ở Phía Tây của xã, độ dốc từ 20 – 250, địa hình chia cắt mạnh, độ cao trung bình từ 700-800m, có đỉnh cao hơn 1000m, tầng đất ở đây tương đối mỏng chỉ thích hợp cho việc trồng rừng và khoanh ni tái sinh rừng.
3.1.1.3. Khí hậu
Thị xã Ayun Pa nói chung và xã Ia Rbol nói riêng là vùng đất thuộc thung lũng sơng Ba và sông Ayun, bị các núi triền cao nguyên che chắn. Qua tài liệu theo dõi nhiều năm của đài khí tượng thuỷ văn, thị xã Ayun Pa mang nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, vừa mang khí hậu cao ngun, một năm có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khơ, trong đó mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
- Nhiệt độ trung bình năm là 250C.
- Lượng mưa trung bình năm là 1225mm. - Độ ẩm trung bình năm là 80%.
- Có 2 hướng gió chính là Đơng Nam thổi từ tháng 11 đến tháng 7 năm sau và gió Tây Nam thổi từ tháng 8 đến tháng 10.
3.1.1.4. Thủy văn
Xã Ia Rbol có hệ thống suối tương đối dày đặc, trong đó đáng chú ý là suối Ea Rbol và suối Ea M’ Ka (Suối đá) đây là nguồn dự trữ và cung cấp nước mặt chủ yếu cho xã phục vụ sản xuất nông nghiệp và một phần cho sinh hoạt của người dân trong xã.
3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên - Tài nguyên đất
Đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, nhờ có kênh Ayun Hạ chảy qua đã tạo ra thung lũng tương đối rộng, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước, hoa màu.
Trên địa bàn thị xã Ayun Pa có 3 loại đất chủ yếu là đất xám trên đá Mac ma axit, đất phù sa không được bồi hàng năm và đất phù sa ngòi suối. Chất lượng đất ở mức trung bình, phần lớn có tầng dày tương đối khá với độ dày tầng đất trung bình khoảng 20cm, thành phần cơ giới từ cát phù sa đến thịt nhẹ. Riêng xã Ia Rbol chiếm đa số là nhóm đất đất xám phát triển trên đá cát và nhóm đất bồi tụ, dốc tụ ven sơng suối.
Nhìn chung chất lượng đất ở mức trung bình, phần lớn có tầng dày canh tác khá với độ dày tầng đất trung bình khoảng 1m, thành phần cơ giới từ phù sa đến thịt nhẹ đất xám (trừ một số ít đất đồi núi do để trọc quá lâu nên tầng đất bị bào mịn, rửa trơi hầu như gần hết).
- Tài ngun nước
Xã Ia Rbol có 02 nguồn nước chính là nước mặt và nước ngầm tương đối phong phú. Nước mặt chủ yếu phân bố ở suối Ea Rbol và suối Ea M’ka. Do đặc điểm của địa hình miền núi và khí hậu khắc nghiệt cùng với chế độ mưa tập trung nên thường thiếu nước vào mùa khô, thừa nước vào mùa mưa.
Nguồn nước ngầm phân bố tương đối sâu nên chưa đánh giá được trữ lượng và từ trước đến nay đa số người dân trong xã chủ yếu dùng nước máy, chỉ có một số bộ phận người dân tộc thiểu số hiện nay vẫn đang dùng nước mặt ở suối Ea Hiao và suối Ea M’ka cho mục đích sinh hoạt.
Ngồi ra, trên địa bàn xã cịn có 0,98 km kênh chính và khoảng 1,4 km kênh nhánh lấy nước từ cơng trình thủy lợi Ayun Hạ.
Nhìn chung hệ thống sơng suối, kênh trên địa bàn xã đáp ứng nhu cầu tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt hàng ngày của nhân dân.
3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội3.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế 3.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế
Cùng với xu hướng phát triển chung của thị xã Ayun Pa, những năm qua, kinh tế của xã đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt, hạ tầng cơ sở tiếp tục phát triển như giao thơng, thuỷ lợi, trường học và các cơng trình văn hố phúc lợi, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao. Trong đó:
3.1.2.1.1. Nơng nghiệp a. Trồng trọt
Trong năm 2017, thời tiết diễn biến tương đối thuận lợi, lượng mưa đồng đều, khơng xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước sản xuất, khơng có tình hình mưa bão phức tạp xảy ra góp phần ổn định hoạt động sản xuất nên diện tích gieo trồng đạt kế hoạch giao, tổng diện tích gieo trồng ước tính thực hiện đến 31/12/2017 là: 1.848 ha đạt 100% kế hoạch, tăng 119 ha so với cùng kỳ.
Trong đó: Lúa 335 ha (lúa nước 2 vụ 290 ha, lúa rẫy 30 ha, lúa 1 vụ 15ha); cây ngô 280 ha (ngô lai 240 ha); cây sắn 640 ha; Rau, đậu các loại 593 ha. Các cây trồng chủ yếu là lúa, ngơ lai, sắn ngồi ra là các cây trồng ngắn ngày khác như: đậu đỗ các loại nhờ thời tiết chuyển biến thuận lợi thu hoạch đạt năng suất từ 6-7 tấn/ha (quy ra thóc 1.870kg).
Thực hiện mơ hình chuyển đổi giống lúa OM 6976 năm 2017 có 9 hộ dân tham gia với diện tích 2,0 ha. Cơng tác phịng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi được triển khai thường xuyên.
b. Chăn nuôi
Trong năm xã đã nhận 139 lít thuốc sát trùng tiêu độc, triển khai và cấp phát cho các thôn; vệ sinh chuồng trại; khử trùng tiêu độc chuồng trại; tuyên truyền các hộ dân chăn nuôi không mua, bán gia súc, gia cầm bị bệnh không rõ nguồn gốc, tổ chức đi tiêm vắc xin Kép Heo 250 liều; tiêm Tụ Huyết trùng ở trâu, bò 1.850 liều/1976 con; tiêm LMLM 2 đợt có 3.847 liều. Nhờ làm tốt cơng tác phịng, chống dịch nên trong năm khơng có dịch bệnh xảy ra, đàn gia súc phát triển ổn định. Tổng gia súc, gia cầm tính đến cuối năm 2017: đàn gia súc: 1.967 con; đàn gia cầm: 3.847 con.
Cơng tác phịng, chống lụt bão được quan tâm chỉ đạo thường xuyên và chủ động trong thực hiện nhiệm vụ, ứng cứu kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra.
2.1.2.1.2. Khu vực kinh tế dịch vụ
Được sự quan tâm chỉ đạo của thị xã, UBND Xã đã tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành nghề tiếp tục sản xuất, khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân đầu tư phát triển. Nhìn chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh TTCN và TMDV, các hộ kinh doanh ngành nghề đã mở rộng quy mô, đáp ứng đầy đủ nhu cầu vật tư cho sản xuất nông nghiệp.
3.1.2.2. Dân số, dân tộc và tôn giáo
Kết quả điều tra dân số năm 2017, tồn xã có 816 hộ; có 3.153 khẩu. Vấn đề dân tộc- tơn giáo ổn định, các bn làng có đạo hịa chung niềm vui đón tết với khơng khí vui tươi, phấn khởi, đồn kết. Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định ở địa phương.
3.1.3. Đánh giá điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội3.1.3.1. Thuận lợi 3.1.3.1. Thuận lợi
- Vị trí tiếp giáp với tỉnh Đăk Lăk tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao thương hàng hố, bn bán phát triển kinh tế.
- Có hệ thống suối Ea M’ Ka (Suối đá) chảy qua, một trong những tiềm năng phát triển du lịch của xã
- Các tuyến đường giao thơng chính trong xã được nhựa hố, bê tơng hố giúp cho việc đi lại của người dân được thuận lợi hơn, các phương tiện máy móc hỗ trợ cho việc sản xuất cũng dễ dàng tiếp cận.
3.1.3.2. Khó khăn
- Địa hình phức tạp, chia cắt mạnh gây khó khăn cho việc canh tác, sản xuất nông nghiệp.
- Nằm trong khu vực khí hậu khắc nghiệt, thiếu nước vào mà khô và ứ nước vào mùa mưa.
- Chất lượng đất thấp, chỉ thích hợp với cây trồng hàng năm.
- Một số tuyến đường giao thơng trong xã đi lại cịn khó khăn do xuống cấp, không đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân cũng như các phương tiện máy móc phục vụ sản xuất.
- Thành phần dân cư chủ yếu là người đồng bào dân tộc nên trình độ lao động dân trí cịn thấp, chưa áp dụng hiệu quả khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Mức sống chưa cao, các dịch vụ phúc lợi xã hội còn hạn chế.