6. Kết cấu khoá luận tốt nghiệp
1.2 Nguyên lý cơ bản về nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.4 Chính sách nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
- Xây dựng chính sách sản phẩm
Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa ngày càng trở lên phong phú đa dạng về chủng loại. Và giữa thị trường khác nhau cũng có sự khác biệt về nhu cầu tiêu dùng. Vậy để tận dụng được hết tiềm năng của thị trường thì các doanh nghiệp cần phải có những chính sách hợp lí để đa dạng hóa sản phẩm một cách khả thi và mở rộng tuyến sản phẩm để đạt được mục đích cuối cùng của mình là tối đa hóa lợi nhuận. Dựa vào nội lực thực tế của mình trong những giai đoạn nhất định thì có một chiến lược cụ thể phù hợp với từng giai đoạn, chiến lược sản phẩm sau:
Thứ nhất, công ty phải khơng ngừng thay đổi mầu mã của hàng hố sao cho phục vụ được các yêu cầu đa dạng của khách hàng. Những mẫu mã mới phải được thiết kế dựa vào kết quả nghiên cứu thị trường sao cho phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng ở từng khu vực.
Thứ hai, công ty tập trung vào những sản phẩm không chỉ đáp ứng được nhu cầu thị trường khu vực mà cịn có thể đáp ứng được nhu cầu nhiều cấp khác nhau.
Thứ ba, chất lượng sản phẩm quyết định uy tín kinh doanh vì vây, cơng ty chú trọng đến vấn đề chất lượng và coi đây là vấn đề then chốt.
- Chính sách về giá
Giá cả sản phẩm khơng chỉ là phương tiện tính tốn mà cịn là cơng cụ bán hàng. Chính vì lý do đó, giá cả là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp.
Ngồi ra chính sách giá cũng khơng tách rời với chính sách sản phẩm của doanh nghiệp như:
+ Đưa ra một mức giá cao hơn được áp dụng với một thị trường nhất định, khi sản phẩm có vị trí đứng chắc trên thị trường hay sản phẩm có chất lượng cao.
+ Đưa ra một mức giá thấp hơn khi sản phẩm đang ở giai đoạn suy thối, khi doanh nghiệp đang có ý định xâm nhập thị trường, theo đuổi mục tiêu doanh số.
+ Áp dụng mức giá thấp hơn đối với những khách hàng thanh toán ngay nhằm thu hồi nhanh vốn lưu động.
- Chính sách lương, thưởng, trợ cấp
Với doanh nghiệp, tiền lương, thưởng và trợ cấp có mối quan hệ mật thiết với hoạt động sản xuất kinh doanh, đó là yếu tố chi phí đầu vào quan trọng, là bộ phận cấu thành nên giá thành của sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sức lao động trở thành
21
hàng hóa thì tiền lương, thưởng là một nhân tố quan trọng kích thích người lao động tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao trình độ tay nghề, gắn trách nhiệm của người lao động với cơng việc từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần thay đổi chính sách lương thưởng như thế nào để tạo động lực làm việc cho nhân viên, để yếu tố lương, thưởng và trợ cấp thực sự là địn bẩy kinh tế kích thích người lao động làm việc hiệu quả. Hồn thiện chính sách lương thưởng là nhu cầu tất yếu của mỗi doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả kinh doanh.